Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

10 Nguyên nhân Răng bị ố vàng: Bí quyết loại bỏ ố vàng

Tình trạng răng bị ố vàng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu răng xỉn màu ở mức độ nhẹ do thói quen ăn uống hàng ngày, bạn có thể tự tẩy trắng răng tại nhà bằng những nguyên liệu tự nhiên. Những nguyên liệu này có đặc điểm chung là khá lành tính, an toàn với sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, trong trường hợp răng bị nhiễm màu nặng, bạn cần sử dụng phương pháp bọc sứ tại nha khoa hoặc tẩy trắng răng bằng tia laser thì mới đạt được hiệu quả như mong muốn.

1. Nguyên nhân răng ố vàng

Phần lớn tình trạng răng ố vàng là do cặn thức ăn, đồ uống bám vào bề mặt men răng. Điển hình như những loại thực phẩm sẫm màu như trà, cà phê, socola… Một số nguyên nhân răng ố vàng có thể kể đến như di truyền, sử dụng thuốc kháng sinh, nước súc miệng có nồng độ Chlorhexidine quá cao, hút thuốc lá, đã từng làm hóa trị, nhiễm màu fluor, chấn thương và vệ sinh răng miệng không sạch sẽ.

1.1. Sử dụng thực phẩm sẫm màu

Các loại thực phẩm có màu đậm như socola, cà phê, cà ri,… là một trong những nguyên nhân khiến răng bị xỉn màu. Bởi răng có nhiệm vụ nghiền nát thức ăn trước khi đi xuống dạ dày và cũng là bộ phận đầu tiên tiếp xúc với thức ăn.

Trong khi đó, men răng lại rất dễ bị nhiễm màu thực phẩm hay bất cứ gì mà bạn nạp vào cơ thể qua đường miệng. Nếu như răng miệng không được vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên, răng sẽ nhanh chóng bị xỉn màu.

Răng bị ố vàng do thường xuyên ăn thực phẩm sẫm màu

Răng bị ố vàng do thường xuyên ăn thực phẩm sẫm màu

1.2. Do di truyền màu răng

Theo chia sẻ của Bác sĩ Nguyễn Hải Nam tại Nha Khoa Paris Bà Triệu, nguyên nhân răng ố vàng có thể là di truyền từ mẹ hoặc những người thân cận huyết thống khác. Gen di truyền đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành sắc tố, men răng và hình thể răng của mỗi người. Điều đó có nghĩa là, nếu như ông bà hoặc bố mẹ răng vàng thì bạn rất dễ gặp phải tình trạng trên.

1.3. Thuốc kháng sinh

Tetracycline là một trong những loại thuốc kháng sinh có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiễm khuẩn gây biến đổi màu sắc của men răng. Tác dụng phụ kể trên thường xảy ra khi sử dụng thuốc quá nhiều trong thời gian dài. Tetracycline khi kết hợp với canxi trong xương sẽ gây hỏng lớp men răng bên ngoài, khiến cho răng có màu vàng, xám hoặc nâu vĩnh viễn.

Bên cạnh Tetracycline, thuốc kháng sinh Doxycycline, Minocycline,… cũng có thể khiến cho răng bị ố vàng sau một thời gian dài sử dụng. Hiện tượng răng nhiễm màu do kháng sinh khác hoàn toàn so với răng ố vàng do thực phẩm. Răng bị đổi màu từ sâu bên trong và khó có thể cải thiện bằng các phương pháp làm trắng thông thường.

Răng nhiễm màu kháng sinh

Răng nhiễm màu kháng sinh

1.4. Súc miệng bằng sản phẩm có nồng độ Chlorhexidine quá cao

Chlorhexidine là thành phần thường gặp trong các loại nước súc miệng chuyên dụng. Hoạt chất này có tác dụng kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại trong khoang miệng.

Nước súc miệng thông thường sẽ có nồng độ Chlorhexidine là khoảng 0,12%. Trong trường hợp bạn sử dụng các sản phẩm có nồng độ Chlorhexidine quá cao, lớp men răng bên ngoài dần bị phá hủy. Lúc này, ngà răng sẽ bị lộ ra ngoài và khiến răng bị ố vàng. Không chỉ vậy, bạn còn có nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm như sâu răng, viêm chân răng, viêm tủy,…

Vàng răng do nước súc miệng có nồng độ Chlorhexidine quá cao

Vàng răng do nước súc miệng có nồng độ Chlorhexidine quá cao

1.5. Từng làm hóa trị ở vùng cổ, mặt, đầu

Các liệu trình hóa trị để điều trị ung thư hoặc bệnh lý khác ở vùng cổ, mặt và đầu có thể khiến răng ố vàng. Những loại thuốc dùng để hóa trị thường chứa hóa chất mạnh để tiêu diệt các tế bào ung thư. Chúng có thể tác động đến màu sắc của men răng và là nguyên nhân răng ố vàng.

1.6. Răng nhiễm màu fluor

Các bác sĩ nha khoa đã nhận định, fluor là một hợp chất có khả năng giúp tái tạo men răng nhằm ngăn ngừa bệnh lý sâu răng. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều chế phẩm có chứa fluoride trong thời gian dài như nước súc miệng, kem đánh răng, nguồn nước có fluor… thì có thể ảnh hưởng đến màu sắc của men răng.

Ở mức độ nhẹ, bề mặt men răng sẽ xuất hiện những mảng màu trắng đục, khiến răng không đều màu. Nếu không được xử lý sớm, răng sẽ bị nhiễm màu fluor nặng, các mảng màu có thể ăn sâu vào cả trong ngà răng.

1.7. Hút thuốc lá

Trong một nghiên cứu của Viện Nha khoa Hoa Kỳ công bố trong tạp chí Y học vào năm 2005, các nhà khoa học đã tiến hành so sánh màu sắc răng giữa nhóm người hút thuốc lá và nhóm không hút thuốc lá. Cụ thể, các nhà khoa học đã sử dụng một thiết bị đo màu chuyên dụng để đánh giá độ ố vàng của răng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhóm người hút thuốc lá có màu răng ố vàng hơn gấp 2 lần so với nhóm người không hút thuốc lá.

Trong khói thuốc lá chứa đến hơn 7.000 chất, trong đó có hàng trăm chất gây hại, điển hình như Nicotine. Mặc dù là một chất không màu nhưng khi kết hợp với oxy, Nicotine sẽ chuyển sang màu vàng. Chất này có khả năng bám dính vào men răng rất cao và nhanh chóng khiến cho răng bị xỉn màu, ố vàng.

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ xỉn màu răng

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ xỉn màu răng

1.8. Bị chấn thương, nứt răng và lộ ngà răng ra ngoài

Những tác động do tai nạn hay va chạm trong quá trình chơi thể thao đều có thể khiến răng bị nứt, vỡ. Ngoài ra, những người có thói quen nghiến răng lúc ngủ cũng rất dễ bị tổn thương răng do hai hàm răng có xu hướng siết chặt vào nhau và tạo áp lực lên răng.

Khi răng bị nứt, vỡ, phần ngà răng bên trong có thể bị lộ ra ngoài. Ngà răng có màu vàng đậm hoặc hơi nâu nên sẽ khiến răng bị xỉn màu.

1.9. Vệ sinh răng miệng kém

Bên cạnh những nguyên nhân răng ố vàng kể đến ở phần trên, vệ sinh răng miệng không sạch sẽ cũng làm cho răng nhanh chóng bị ố vàng. Bởi cặn thức ăn nếu không được làm sạch nhanh chóng sẽ hình thành mảng bám.

Sau một khoảng thời gian, những mảng bám này sẽ dần chuyển hóa thành cao răng. Cao răng bám chắc trên bề mặt răng và bên dưới lợi. Chúng thường có màu vàng hoặc nâu, ảnh hưởng trực tiếp tới tính thẩm mỹ của toàn bộ hàm răng.

Cao răng vàng

Cao răng vàng

2. 3 phương pháp điều trị tình trạng răng ố vàng

Để khắc phục hiện tượng răng ố vàng, bạn có thể tự tẩy trắng răng tại nhà bằng baking soda, dầu dừa, giấm táo, vỏ chanh. Tuy nhiên, biện pháp đem lại hiệu quả một cách nhanh chóng và lâu dài là tới nha khoa để bọc răng sứ thẩm mỹ hoặc tẩy trắng răng bằng tia laser.

2.1. Tự tẩy trắng răng tại nhà

Nếu nguyên nhân răng ố vàng là do thói quen ăn uống, bạn có thể tự tẩy trắng răng tại nhà bằng những nguyên liệu sau:

Dầu dừa: Nguyên liệu này chứa tinh chất axit lauric có khả năng loại bỏ vi khuẩn, làm sạch các mảng bám sẫm màu trên răng tương đối hiệu quả. Bạn hãy ngậm khoảng 2 thìa cà phê dầu dừa trong 10 – 30 phút, sau đó nhổ ra và vệ sinh lại răng bằng kem đánh răng.

Baking soda: Khi gặp nước, baking soda sẽ phản ứng với các gốc tự nhiên giúp loại bỏ các vết ố vàng và mảng bám sẫm màu trên răng. Bạn chỉ cần nhúng bột baking soda lên trên bàn chải đã được làm ướt và tiến hành chải răng bình thường trong vòng 2 – 3 phút. Sau đó, bạn súc miệng lại bằng nước để làm sạch khoang miệng.

Giấm táo: Axit axetic có trong giấm táo đã được chứng minh là có khả năng loại bỏ những mảng bám ố vàng trên răng. Bạn hãy trộn đều 2 thìa cà phê giấm táo với khoảng 175 ml nước tạo thành hỗn hợp để súc miệng trước khi đánh răng.

Vỏ chanh: Các hợp chất tlavonoid, pectat và pectin có trong vỏ chanh sẽ giúp làm sạch những mảng ố vàng bám trên răng. Bạn cần xay nát vỏ chanh, thêm một chút nước và khuấy đều đến khi thu được hỗn hợp đặc sánh. Sau đó, bạn sử dụng hỗn hợp trên để đánh răng như bình thường.

Những phương pháp trên có thể không làm trắng răng bị sỉn màu ngay lập tức nhưng chúng an toàn và không tốn nhiều chi phí. Nếu như bạn kiên nhẫn thực hiện những phương pháp này trong thời gian dài, màu sắc của răng sẽ được cải thiện rõ rệt.

Tẩy trắng răng tại nhà bằng vỏ chanh

Tẩy trắng răng tại nhà bằng vỏ chanh

2.2. Phương pháp tẩy trắng răng bằng tia laser tại nha khoa

Phương pháp tẩy trắng răng bằng tia laser phù hợp với những người có hàm răng ố vàng lâu năm. Quy trình tẩy trắng răng diễn ra như sau:

– Bác sĩ thăm khám tổng quát để xác định tình trạng răng miệng của bạn có đủ điều kiện tẩy trắng răng hay không.

– Vệ sinh khoang miệng bằng những dụng cụ chuyên dụng.

– Cách ly môi, nướu và bôi gel tẩy trắng lên trên bề mặt răng.

– Chiếu đèn laser lên răng để kích hoạt các phân tử có trong thuốc tẩy trắng hoạt động.

– Kiểm tra hiệu quả tẩy trắng răng và làm sạch khoang miệng.

Quá trình làm trắng răng bằng tia laser thường kéo dài trong khoảng 45 – 60 phút. So với việc sử dụng nguyên liệu tự nhiên, phương pháp trên có ưu điểm nổi bật là đem đến hiệu quả nhanh chóng. Ngay sau khi tẩy trắng, bạn sẽ thấy hàm trắng trắng sáng lên từ 2 – 3 tông. Nếu bạn chăm sóc răng miệng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, vẻ trắng sáng của răng có thể duy trì trong vòng vài năm mà không cần phải tẩy lại.

Tẩy trắng răng bằng laser

Tẩy trắng răng bằng laser

2.3. Bọc răng sứ

Với các trường hợp răng bị nhiễm màu từ sâu bên trong, cả hai phương pháp tẩy trắng răng bằng tia laser hay nguyên liệu tự nhiên gần như không có tác dụng. Khi đó, giải pháp tối nhất chính là bọc răng sứ thẩm mỹ. Các bác sĩ sẽ mài bớt một phần men răng và chụp mão sứ bên ngoài trụ răng thật.

Răng sứ có màu sắc trắng sáng tự nhiên và hình dáng như răng thật, giúp che phủ những khiếm khuyết của hàm răng. Đặc biệt, phần lớn các dòng răng sứ trên thị trường đều có khả năng chịu lực không hề thua kém so với răng thật nên sẽ đảm bảo chức năng ăn nhai hiệu quả.

Thông thường, răng sứ sẽ có tuổi thọ dao động trong khoảng từ 5 – 20 năm. Trong đó, răng toàn sứ có độ bền lâu nhất, lên đến 15 – 20 năm.

3. Một số lưu ý khi tẩy trắng răng ố vàng

Bác sĩ nha khoa khuyến cáo những trường hợp sau đây không nên áp dụng phương pháp tẩy trắng răng bị ố vàng:

– Người dị ứng với thành phần có trong thuốc tẩy trắng răng.

– Phụ nữ mang bầu hoặc đang trong thời gian cho con bú.

– Người đang bị viêm lợi, mòn cổ răng, hở cổ chân răng.

– Răng lung lay, men răng yếu.

– Người mắc các bệnh lý liên quan răng miệng như sâu răng, viêm chân răng, viêm tủy,…

Ngoài ra, sau khi tẩy trắng, để duy trì hàm răng trắng sáng trong khoảng thời gian dài, bạn nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm sẫm màu, bỏ hút thuốc lá và chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Ngoài ra, bạn nên tới nha khoa để lấy cao răng định kỳ 6 tháng 1 lần.

Tăng sản men răng - men răng yếu

Người có men răng yếu không nên tẩy trắng răng

4. Vì sao đánh răng thường xuyên mà răng vẫn bị ố vàng?

4.1. Chọn sai bàn chải

Hầu hết mọi người thường có thói quen chọn bừa hoặc lựa chọn bàn chải dựa trên giá tiền. Đây là việc làm sai lầm. Bàn chải có rất nhiều loại nên việc lựa chọn bàn chải cũng là một khâu quan trọng đáng để bạn lưu tâm.

Bạn nên chọn những loại bàn chải có lông được làm từ nilon mềm, vừa bền vừa an toàn cho nướu. Bạn không nên chọn những bàn chải lông quá thẳng hay đã bị nghiêng lông. Chúng sẽ làm mòn men răng, gây hại cho nướu và không thể làm sạch mảng bám ở các kẽ răng.

4.2.Thời gian đánh răng quá ngắn hoặc quá dài

Bạn chỉ nên đánh răng trong 2 – 3 phút. Chậm hơn hoặc nhanh hơn đều có thể gây hại cho răng. Cụ thể, đánh răng quá lâu không những không giúp răng sạch hơn mà còn khiến men răng có nguy cơ bị bào mòn. Bên cạnh đó, đánh răng quá lâu còn khiến lợi dễ chảy máu và viêm nhiễm. Đánh răng quá nhanh cũng là việc làm không tốt. Vì thời gian đánh răng quá nhanh khiến các mảng bám không được tiêu diệt sạch, lâu dài sẽ gây phá hủy men răng.

4.3. Đánh răng sai cách

Đa phần mọi người có thói quen đánh răng theo chiều ngang. Đây là thói quen sai lầm làm tăng nguy cơ tụt nướu, lộ chân răng và khiến răng trở nên nhạy cảm. Cách đánh răng đúng là để bàn chải ở vị trí tạo với nướu một góc 45 độ và đánh răng theo chuyển động tròn. Bạn nên lưu ý đánh kỹ mặt trong lẫn mặt ngoài của răng.

4.4. Đánh răng bằng nước lạnh

Chải răng bằng nước lạnh là thói quen của rất nhiều người. Nhưng các chuyên gia về kem đánh răng cho biết: Trong hỗn hợp kem đánh răng có chứa nhiều thành phần là ma sát và florua. Các chất này chỉ phát huy tối đa hiệu quả ở khoảng 37 độ C. Vì thế khi chải răng bằng nước lạnh các chất đó sẽ không phát huy hết tác dụng. Khi đó, bạn có đánh răng cũng không thể có tác dụng cao.

Không những thế, việc đánh răng bằng nước lạnh thường xuyên và lâu dài còn ảnh hưởng tới sức khỏe của nướu và mô mềm. Gây tổn thương cho ngà răng và men răng.

4.5. Không vệ sinh lưỡi

Sau khi đánh răng, bạn nên sử dụng bàn cạo lưỡi hoặc dùng mặt sau của bàn chải để làm sạch bề mặt lưỡi. Vì lưỡi chủ yếu là mô mềm nên khi ăn uống, cặn thức ăn dễ bám đọng vào các kẽ, lỗ nhỏ li ti trên bề mặt lưỡi. Vệ sinh lưỡi hàng ngày sẽ giúp bạn phòng ngừa các bệnh lý về răng miệng, về lưỡi hiệu quả.

4.6. Bàn chải không được vệ sinh sau khi đánh răng

Sau mỗi lần sử dụng, nếu không được rửa sạch, vi khuẩn sẽ tích tụ trên bàn chải. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ đánh răng bằng một chiếc bàn chải bẩn. Để đảm bảo dụng cụ luôn sạch sẽ, không bị nhiễm khuẩn, bạn nên rửa sạch chúng dưới vòi nước xối mạnh sau mỗi lần sử dụng.

Ngoài ra, bạn cần giữ bàn chải thẳng đứng bằng cách cắm chúng vào các dụng cụ chuyên dụng sau mỗi lần sử dụng. Bạn lưu ý không để các bàn chải sát nhau nhằm tránh lây truyền vi khuẩn gây bệnh. Sau 3 – 4 tháng, bạn nên thay bàn chải 1 lần.

5. Nên tự làm trắng răng tại nhà hay đến bác sĩ?

Chỉ cần xác định được chính xác nguyên nhân và mức độ ố vàng của răng, bạn sẽ lựa chọn được phương pháp tối ưu và phù hợp nhất. Nếu răng bị ố vàng mức độ nhẹ do mảng bám màu thực phẩm, bạn hoàn toàn có thể tự khắc phục tình trạng trên tại nhà bằng các nguyên liệu tự nhiên.

Tuy nhiên, trong trường hợp răng bị xỉn màu nặng do di truyền, nhiễm kháng sinh, hút thuốc lá, nhiễm màu fluor… các phương pháp tại nhà chỉ tác động bên ngoài men răng nên chắc chắn sẽ không hết được tình trạng răng ố vàng. Khi đó, bạn nên tìm đến các cơ sở nha khoa uy tín để bác sĩ kiểm tra và tư vấn giải pháp tẩy trắng tốt nhất.

Răng bị ố vàng ảnh hưởng rất lớn tới tính thẩm mỹ của hàm răng và quá trình giao tiếp. Do đó, bạn nên xác định chính xác nguyên nhân răng ố vàng và có phương án xử lý tối ưu. Nếu như bạn còn bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến vấn đề trên thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp chi tiết.
Hiển thị nguồn

Colgate: “Nguyên nhân răng ố vàng và cách tẩy trắng răng an toàn”

Tạp chí Doanh nghiệp Việt Nam: “Vì sao đánh răng hàng ngày mà răng vẫn bị ố vàng? 5 cách giúp răng trắng hơn ngay tại nhà”

Medical News Today: “How to get rid of yellow teeth: 11 home remedies”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề răng ố vàng
9 Cách làm trắng răng bị ố vàng tại nhà cực nhanh

9 Cách làm trắng răng bị ố vàng tại nhà cực nhanh

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, Implant,

Răng ố vàng hôi miệng: Nguyên nhân, 6 cách điều trị tại nhà

Răng ố vàng hôi miệng: Nguyên nhân, 6 cách điều trị tại nhà

Răng vàng và hôi miệng là vấn đề phổ biến mà nhiều người đang phải đối mặt. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do vệ sinh răng

Răng bị ố vàng khi niềng: Cách ngăn ngừa hiệu quả

Răng bị ố vàng khi niềng: Cách ngăn ngừa hiệu quả

Được giải đáp bởi Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa

Răng ố vàng sau khi sinh? Nguyên nhân và cách điều trị

Răng ố vàng sau khi sinh? Nguyên nhân và cách điều trị

Được giải đáp bởi Bác sĩ nha khoa Vũ Thị Phương – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa

Răng bé bị vàng: Những nguyên nhân chính gây ra răng bị vàng

Răng bé bị vàng: Những nguyên nhân chính gây ra răng bị vàng

Răng bé bị vàng là một trong những tình trạng phổ biến, thậm chí còn xảy ra ở những trẻ chưa thay răng sữa. Cách xử lý hiệu quả đối với

Răng bị ố vàng: Nguyên nhân và cách khắc phục

Răng bị ố vàng: Nguyên nhân và cách khắc phục

Răng bị ố vàng thường do sử dụng những loại thực phẩm sẫm màu như: trà, cà phê, tương cà… Bên cạnh đó, tình trạng trên còn có thể xảy

Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map