Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Giải đáp: Sưng nướu răng có phải dấu hiệu mang thai?

Sưng nướu răng có phải dấu hiệu mang thai là thắc mắc của nhiều người, đặc biệt là những ai lần đầu làm mẹ. Đây có thể là dấu hiệu mang thai và do nhiều nguyên nhân gây ra. Tìm hiểu bài viết dưới đây để có câu trả lời cụ thể nhé.

1. Sưng nướu răng có phải dấu hiệu mang thai không

Sưng nướu là một trong những dấu hiệu sớm cho thấy bạn đang mang thai. Khi mang thai, cơ thể tập trung máu và chất lỏng để nuôi dưỡng thai nhi. Quá trình này có thể khiến các mô trong cơ thể sưng phù, bao gồm cả nướu răng.

Đặc biệt, nếu nhận thấy sưng nướu đi kèm với chảy máu chân răng thường xuyên, thì khả năng rất cao là bạn đã có thai. Bạn nên dùng que thử thai hoặc đến các cơ sở y tế để kiểm tra một cách chính xác nhất.

Sưng nướu răng có phải dấu hiệu mang thai không

Sưng nướu răng có phải dấu hiệu mang thai không

2. Mang thai giai đoạn nào dễ bị sưng nướu răng

3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn bà bầu dễ bị sưng nướu răng nhất. Cơ thể bà bầu trong giai đoạn này sẽ có sự thay đổi nổi tiết tố làm tăng lưu lượng máu đến mô nướu, khiến nướu nhạy cảm, dễ bị kích ứng và sưng tấy.

Ngoài ra, khi mới mang thai, mẹ bầu thường gặp phải tình trạng nôn nghén, các axit từ dạ dày bị đẩy ngược ra khoang miệng sẽ gây kích ứng và làm nướu bị tổn thương, từ đó gây ra sưng nướu.

3. Tại sao khi mang thai lại dễ bị sưng nướu răng

Sưng nướu răng khi mang thai có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như thay đổi nội tiết tố, sự phân bố lại chất lỏng, viêm nướu răng, vệ sinh không đảm bảo, thiếu hụt canxi, ăn nhiều đồ chua, ngọt.

– Thay đổi hormone:

Trong quá trình mang thai, cơ thể bà bầu sản xuất một lượng lớn hormone estrogen và progesterone. Những thay đổi về nội tiết tố sẽ làm tăng lưu thông máu và dinh dưỡng tới niêm mạc nướu và gây sưng đau, chảy máu nướu.

– Sự phân bố lại chất lỏng:

Khi cơ thể cần tập trung máu và chất lỏng cho việc nuôi dưỡng thai nhi, sự phân bố chất lỏng sẽ có sự thay đổi, làm tăng áp lực và gây sưng nướu răng.

– Viêm nướu răng:

Khi nội tiết tố thay đổi, hệ miễn dịch của bà bầu yếu hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây viêm nướu răng phát triển. Bệnh viêm nướu răng ở bà bầu có thể gây sưng đau, chảy máu nướu và khiến hơi thở có mùi khó chịu.

– Vệ sinh không đảm bảo:

Việc vệ sinh răng miệng không đảm bảo sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây hại trong khoang miệng sinh trưởng và phát triển quá mức, gây ra nhiều bệnh lý về răng miệng trong đó có sưng viêm vùng nướu.

– Thiếu canxi và khoáng chất:

Phần lớn dưỡng chất trong cơ thể đều tập trung để nuôi dưỡng thai nhi, nếu mẹ bầu không được bổ sung đầy đủ canxi, vitamin và khoáng chất thì rất dễ bị sưng nướu răng.

– Ăn nhiều đồ chua, ngọt:

Tình trạng ốm nghén giai đoạn đầu thai kỳ sẽ khiến bà bầu thèm đồ chua, ngọt hơn bình thường. Những thực phẩm này rất dễ khiến lợi bị kích ứng dẫn tới sưng nướu răng.

4. Hướng dẫn cách chăm sóc cho bà bầu khi bị sưng nướu răng

Để cải thiện tình trạng sưng nướu răng, bà bầu nên làm theo những hướng dẫn sau đây:

– Đánh răng nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm 2 lần mỗi ngày.

– Súc miệng sau khi ăn uống, nôn nghén để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển gây sưng nướu.

– Dùng máy tăm nước và chỉ nha khoa để làm sạch triệt để cặn thức ăn bám ở kẽ răng.

– Tăng cường tiêu thụ các loại thực phẩm chứa nhiều canxi như tôm, sò, cá, sữa,…

– Ăn nhiều trái cây chứa nhiều vitamin C như bưởi, quýt, dâu, lựu,… để tăng cường đề kháng.

– Ít tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều đường để ngăn ngừa sâu răng, viêm nướu và tiểu đường thai kỳ.

– Bổ sung thực phẩm chứa nhiều đạm, khoáng chất để thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Cách chăm sóc cho bà bầu bị sưng nướu

Cách chăm sóc cho bà bầu bị sưng nướu

5. Một số mẹo trị sưng nướu an toàn cho bà bầu

Mẹo sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên như dầu dừa, gừng, tinh dầu đinh hương sẽ làm giảm đau nhức, sưng đỏ vùng nướu cho bà bầu một cách an toàn, hiệu quả.

Súc miệng với dầu dừa

Dầu dừa có tính kháng khuẩn, ức chế vi khuẩn và nấm phát triển. Ngoài ra, nguyên liệu này còn có khả năng thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn, cân bằng độ pH trong khoang miệng, giảm thiểu tình trạng kích ứng gây sưng đau nướu.

Cách thực hiện:

– Bước 1: Chuẩn bị 3 – 4 thìa dầu dừa.

– Bước 2: Pha dầu dừa đã chuẩn bị với một chút nước ấm.

– Bước 3: Sử dụng hỗn hợp vừa pha để súc miệng hàng ngày.

Kiên trì thực hiện bà bầu chắc chắn sẽ thấy tình trạng sưng đau, chảy máu nướu được cải thiện đáng kể.

Dùng gừng tươi trị sưng nướu cho bà bầu

Gừng là nguyên liệu có khả năng kháng khuẩn, chống viêm được nhiều người biết đến. Phương pháp trị sưng nướu từ củ gừng sẽ giúp giảm đau, tiêu sưng và khử mùi hôi trong khoang miệng hiệu quả.

Cách thực hiện:

– Bước 1: Chuẩn bị 1 nhánh gừng tươi, cạo vỏ, đập dập.

– Bước 2: Hòa 1 chút muối cùng 1 cốc nước ấm sau đó cho gừng tươi vào khuấy đều.

– Bước 3: Dùng hỗn hợp vừa pha để súc miệng hàng ngày.

Súc miệng bằng nước gừng

Súc miệng bằng nước gừng

Sử dụng mật ong chữa sưng nướu

Mật ong có công dụng kháng khuẩn, chống viêm rất tốt nên thường được áp dụng trong các bài thuốc chữa sưng viêm vùng lợi. Ngoài ra, mật ong còn rất lành tính nên sẽ không gây bất kỳ ảnh hưởng nào tới bà bầu và thai nhi.

Cách thực hiện:

– Bước 1: Bạn cần chuẩn bị 1 thìa mật ong nguyên chất.

– Bước 2: Thoa trực tiếp mật ong lên vùng lợi sưng đau.

– Bước 3: Chờ 5 – 10 phút rồi súc miệng lại với nước sạch.

Thực hiện cách này 3 – 4 lần/ngày để có hiệu quả tốt nhất.

Dùng lá trầu không

Đây là nguyên liệu chuyên được dùng để cải thiện tình trạng viêm nhiễm trong các bài thuốc dân gian. Dùng trầu không là cách đơn giản để cải thiện tình trạng sưng đau, viêm nướu tại nhà:

Cách thực hiện:

– Bước 1: Chuẩn bị 3 lá trầu không, rửa sạch, để ráo.

– Bước 2: Hãm lá trầu không với nước sôi theo tỉ lệ 3 lá trầu/100ml nước.

– Bước 3: Chờ tới khi nước nguội bớt thì dùng để súc miệng hàng ngày.

Dùng lá trầu không

Dùng lá trầu không

Sử dụng tinh dầu đinh hương

Tinh dầu đinh hương có chứa một lượng lớn Eugenol – hoạt chất có tác dụng làm dịu mô nướu, giảm sưng viêm và kháng khuẩn. Không những thế, nguyên liệu này có mùi thơm đặc trưng nên sẽ giúp giảm hôi miệng do viêm nướu gây ra rất tốt.

Cách thực hiện:

– Bước 1: Chuẩn bị 1 thìa tinh dầu đinh hương.

– Bước 2: Pha tinh dầu đinh hương với 1 cốc nước ấm.

– Bước 3: Súc miệng với hỗn hợp vừa pha 2 lần/ngày để có hiệu quả nhanh chóng.

Bài viết trên đây đã trả lời cho câu hỏi “Sưng nướu răng có phải dấu hiệu mang thai”. Khi xuất hiện tình trạng sưng đau, đỏ nướu, mẹ bầu nên tới nha khoa kiểm tra để xác định nguyên nhân cụ thể và áp dụng các biện pháp chữa sưng nướu tại nhà để cải thiện tình trạng này.

Hiển thị nguồn

P/S: “Sưng nướu răng khi mang thai”
NHS: “Bleeding gums in pregnancy”
Healthline: “Sore and Bleeding Gums in Pregnancy”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề bệnh về lợi
Sưng nướu răng có mủ: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Sưng nướu răng có mủ: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Sưng nướu răng có mủ là tình trạng mà không ít người gặp phải. Bệnh có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng đều gây ra không

Ngày 31/01/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Cách trị sưng nướu răng trong cùng an toàn và hiệu quả

Cách trị sưng nướu răng trong cùng an toàn và hiệu quả

Sưng nướu răng trong cùng hay viêm nướu răng là bệnh lý răng miệng khá phổ biến. Sưng nướu răng trong cùng do nhiều nguyên nhân gây

Ngày 26/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Tại sao nướu răng bị sưng? Biện pháp phòng ngừa hiệu quả

Tại sao nướu răng bị sưng? Biện pháp phòng ngừa hiệu quả

Sưng nướu răng là tình trạng phần mô nướu quanh chân răng tổn thương, làm sưng tấy và đau nhức. Đây là bệnh về nướu phổ biến ở mọi lứa

Ngày 20/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Chảy máu chân răng ung thư: Dấu hiệu không thể xem thường

Chảy máu chân răng ung thư: Dấu hiệu không thể xem thường

Chảy máu chân răng ung thư là một trong những dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Đây là tình trạng vùng nướu bị chảy máu khi đánh

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
U chân răng: Dấu hiệu, Cách điều trị và Phòng ngừa

U chân răng: Dấu hiệu, Cách điều trị và Phòng ngừa

U chân răng là một dạng u răng khá thường gặp. Tình trạng này chỉ có thể được điều trị dứt điểm thông qua thực hiện tiểu phẫu. Ngoài

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang
Nguyên nhân lợi thâm đen – Làm thế nào để khắc phục?

Nguyên nhân lợi thâm đen – Làm thế nào để khắc phục?

Nướu răng bị thâm đen, xỉn màu không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng tới thẩm mỹ mà đây còn là triệu chứng của nhiều bệnh lý nha khoa nguy

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thu Hằng