Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Nổi cục cứng ở lợi: Các nguyên nhân và phương pháp điều trị

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ  – Nha Khoa Paris Thái Thịnh.

Nổi cục cứng ở lợi là một trong những vấn đề răng miệng có thể xảy ra ở bất kỳ ai và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong nhiều trường hợp, tình trạng trên sẽ đi kèm các triệu chứng đau nhức, chảy máu, chảy mủ… khiến cho nhiều người rất lo lắng. Vậy hãy cùng Nha Khoa Paris tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân cùng các phương pháp điều trị khi lợi bị nổi cục cứng.

1. Tại sao bị nổi cục cứng ở lợi

Theo bác sĩ nha khoa Vũ Thị Phương, nguyên nhân của việc nổi cục ở lợi gồm vết loét miệng, u nang răng, viêm nướu, sâu răng, hoặc các vấn đề nhiễm trùng khác trong miệng. Cụ thể được trình bày dưới đây:

1.1. Nổi cục cứng ở lợi do mảng bám

Nếu không chăm sóc vệ sinh răng miệng đúng cách, mảng bám sẽ tích tụ trên bề mặt răng cũng như dưới lợi và gây ra nổi cục cứng ở lợi.

Bởi theo thời gian, mảng bám sẽ bị vôi hóa thành cao răng nên sẽ cứng hơn, bám chắc hơn ở răng và nướu.

Mảng bám tích tụ quá nhiều không chỉ gây ra nổi cục cứng ở lợi mà còn là nguyên nhân chính dẫn đến rất nhiều vấn đề răng miệng như:

– Sâu răng.

– Viêm lợi.

– Viêm nha chu.

– Áp xe.

– Răng ố vàng.

– Hơi thở có mùi khó chịu.

Nổi cục cứng ở lợi do mảng bám 

Nổi cục cứng ở lợi do mảng bám

1.2. Nổi cục cứng ở lợi do u nang răng

U nang răng là một khối u nhỏ có thể hình thành trên nướu hoặc trong xương hàm. Đây cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng nổi cục cứng ở lợi rất phổ biến.

Tuy nhiên u nang răng là một loại u lành tính và có thể dễ dàng loại bỏ nếu như không gây ra các triệu chứng đau chứng, sưng tấy hay khó chịu.

U nang răng có thể được phát hiện trong quá trình kiểm tra nha khoa thông thường hoặc khi bạn tự kiểm tra miệng tại nhà.

1.3. Bị áp xe nướu

Áp xe nướu răng thông thường sẽ là biến chứng của một số bệnh lý như sâu răng, nứt răng hay viêm nhiễm mô nướu xung quanh. Tình trạng này sẽ gây ra nhiễm trùng và nổi cục cứng ở lợi chân răng.

Thực chất, cục cứng do áp xe nướu bên trong sẽ chứa dịch mủ, vi khuẩn gây hại nên sẽ rất dễ bị vỡ ra nếu có tác động lực vào.

Ngoài tình trạng nổi cục cứng ở trên lợi, biến chứng áp xe còn kèm theo rất nhiều triệu chứng như:

– Đau nhức dữ dội.

– Vùng nướu sưng đỏ.

– Hôi miệng.

– Sốt.

– Có dịch mủ chảy ra ở vùng áp xe.

Bị áp xe nướu

Bị áp xe nướu

1.4. Nhiệt miệng

Nổi cục cứng trên lợi cũng có thể là dấu hiệu nhận biết ban đầu của tình trạng nhiệt miệng hay còn được gọi là loét miệng. Đây là một dạng viêm nhiễm ở niêm mạc miệng gây ra các vết loét hoặc tổn thương khó chịu.

Các triệu chứng của nhiệt miệng có thể bao gồm vùng niêm mạc miệng đỏ, sưng, đau rát và xuất hiện các vết loét màu trắng hoặc vàng nhạt.

Trong hầu hết các trường hợp, nhiệt miệng tự khỏi sau một thời gian ngắn mà không cần tiến hành các biện pháp điều trị y khoa đặc biệt.

1.5. U hạt nhiễm khuẩn

Theo bác sĩ Phương, nổi cục cứng ở lợi trong nhiều trường hợp là do u hạt nhiễm khuẩn. Thực chất, u hạt nhiễm khuẩn là những cục thịt màu đỏ, cứng có hình tròn hoặc bầu dục trên nướu răng.

Chúng thường gây ra tình trạng phình to ở mô nướu gây ra đau nhức và biến chứng nhiễm trùng tại khu vực ảnh hưởng.

Nguyên nhân gây ra u hạt nhiễm khuẩn thường liên quan trực tiếp đến vấn đề viêm nhiễm trong niêm mạc miệng, cụ thể:

– Nhiễm trùng từ sâu răng.

– Nhiễm trùng từ viêm nha chu, viêm nướu.

– Các vết thương trong miệng.

– Tiếp xúc với các hóa chất gây kích ứng mạnh.

U hạt nhiễm khuẩn

U hạt nhiễm khuẩn

1.6. Viêm nướu triển dưỡng

Viêm nướu triển dưỡng là tình trạng bệnh lý viêm nướu đã tiến triển rất nặng, dẫn đến sự hình thành của các túi nướu giả. Nếu không được điều trị ngay, các túi nướu giả sẽ ngày càng cứng hơn dẫn đến hình thành các cục cứng trên niêm mạc lợi.

Các triệu chứng phổ biến của viêm nướu triển dưỡng bao gồm:

– Nướu sưng tấy, đỏ.

– Đau nhức nhiều ở nướu.

– Chảy máu khi chải răng, sử dụng chỉ nha khoa.

– Tụt nướu.

– Răng nhạy cảm, lung lay.

1.7. U lồi xương hàm

U lồi xương hàm cũng là một dạng u xương hàm lành tính, chúng sẽ khiến cho vùng lợi phía trên sưng lên và hình thành một cục thịt cứng.

Dựa trên các số liệu y tế, tỷ lệ u lồi hàm trên ở nữ là 73% còn nam giới là 61,1. Trong khi đó, tỷ lệ u lồi hàm dưới ở nam giới lại cao gấp đôi so với nữ giới.

U lồi hàm sẽ không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nghiêm trọng nào nếu không có triệu chứng đau đớn. Do đó, bạn cũng không cần tiến hành điều trị y khoa nếu không có triệu chứng đau hay gây cản trở cho chức năng sinh lý của hàm, răng nướu.

U lồi xương hàm

U lồi xương hàm

1.8. Sâu răng

Sâu răng không được điều trị sớm cũng sẽ gây lồi cục cứng ở trên lợi hay còn gọi là tình trạng sâu răng lòi thịt.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do vi khuẩn từ răng sâu lan ra, xâm nhập vào mô nướu xung quanh hoặc xương hàm khiến cho cục cứng bị nổi lên. Phần thịt dư này thực tế là niêm mạc bị viêm nhiễm dẫn đến sưng to.

1.9. Viêm lợi trùm

Viêm lợi trùm là tình trạng nướu bị sưng viêm khi răng kẹt bên dưới không mọc bình thường, gây ra nổi cục cứng trên nướu trong quá trình phát triển răng.

Các triệu chứng của viêm lợi trùm có thể bao gồm đau nhức dữ dội, sưng ở khu vực xung quanh răng, nhiễm trùng, hôi miệng, khó nuốt và khó ăn.

Viêm lợi trùm

Viêm lợi trùm

1.10. U xơ miệng

U xơ trong khoang miệng phần lớn thường xảy ra do tình trạng tổn thương hoặc kích ứng mãn tính và đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến trên lợi của bạn bị nổi cục cứng.

Nó thường xuất hiện trên mô nướu hoặc các khu vực khác trong miệng, có thể có màu đậm hơn so màu sắc niêm mạc miệng bình thường. U xơ miệng có thể gây ra một triệu chứng như nổi cục, đau nhức và không thoải mái trong miệng.

Nguyên nhân chính của u xơ miệng chưa được hiểu rõ, nhưng có một số yếu tố sẽ khiến gia tăng tỷ lệ mắc phải như:

– Thói quen hút thuốc lá.

– Thường xuyên uống rượu bia.

– Nhiễm trùng vi khuẩn.

– Làm việc trong môi trường dễ gây kích ứng (xưởng gỗ, luyện kim…)

1.11. Ung thư miệng

Mặc dù hiếm, nhưng ung thư miệng có thể gây ra nổi cục cứng trên nướu. Đây là một loại ung thư nguy hiểm có thể lan ra các vùng xung quanh và gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe.

Dấu hiệu nhận biết khi bị ung thư miệng:

– Nổi cục cứng trong miệng.

– Xuất hiện các vết loét đỏ đau.

– Thường xuyên bị chảy máu chân răng ngay cả khi không ăn uống, chải răng.

– Đau nhức răng, xương hàm mà không rõ nguyên nhân.

– Niêm mạc miệng bị thay đổi màu sắc.

Ung thư miệng

Ung thư miệng

2. Nướu răng nổi cục thịt không đau có gây nguy hiểm không

Theo bác sĩ Phương, nổi cục thịt không đau trên nướu hầu hết đều không gây bất kỳ nguy hiểm hay ảnh hưởng nghiêm trọng nào đến sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe toàn thân.

Vì đây thường là dấu hiệu của các bệnh lành tính, có thể tự khỏi hoặc không cần tiến hành các biện pháp điều trị xâm lấn.

Tuy nhiên, việc nướu răng nổi cục thịt không đau, không có nghĩa là chúng ta có thể chủ quan, xem nhẹ. Nếu bạn thấy có sự thay đổi trong màu sắc, hình dạng hoặc kích thước của chúng hoặc có bất kỳ triệu chứng khác như chảy máu, ngứa, bạn nên thăm khám bác sĩ nha khoa.

3. Cách điều trị khi bị nổi cục cứng ở lợi

Tùy theo từng tình trạng, nguyên nhân dẫn ra tình trạng lợi bị nổi cục cứng sẽ có các cách điều trị khác nhau. Bao gồm chăm sóc răng miệng đúng cách, dùng thuốc hoặc áp dụng các thủ thuật nha khoa.

3.1. Chăm sóc răng miệng đúng cách

Trước hết, chăm sóc răng miệng đúng cách vẫn luôn là phương pháp được ưu tiên hàng đầu trong mọi trường hợp bạn bị nổi cực cứng trên lợi hay gặp phải vấn đề khác.

Một vài lưu ý quan trọng trong việc chăm sóc răng miệng khi lợi bị nổi cục cứng:

– Chải răng tối thiểu 2 lần/ngày với bàn chải mềm và kem đánh răng chứa fluoride.

– Chải răng nhẹ nhàng và kết hợp massage nướu xung quanh.

– Sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để làm sạch từng kẽ răng.

– Sử dụng nước muối loãng hoặc nước muối sinh lý súc miệng, giúp loại bỏ vi khuẩn, hạn chế viêm nhiễm trong miệng.

– Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm cay nóng, nhiều gia vị, nhiều đường, vì dễ gây ra tình trạng kích ứng niêm mạc.

– Tránh ăn các thức ăn cứng, dai hoặc dùng răng để mở nắp hộp hay cắt bất kỳ vật dụng cứng nào.

– Tránh hút thuốc lá.

Chăm sóc răng miệng đúng cách

Chăm sóc răng miệng đúng cách

3.2. Điều trị bằng thuốc

Việc sử dụng thuốc điều trị tình trạng cục cứng ở lợi sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Dưới đây là một số loại thuốc thường được nha sĩ chỉ định sử dụng đối với vấn đề trên.

– Thuốc chống viêm: Trong trường hợp nổi cục cứng ở lợi do viêm nhiễm, bác sĩ thường kê đơn thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) để giảm viêm và đau. Bao gồm thuốc chống viêm Ibuprofen, Diclofenac, Naproxen.

– Thuốc chống nhiễm trùng: Nếu nổi cục cứng ở lợi là do nhiễm trùng, bác sĩ có thể kê đơn kháng sinh như penicillin, amoxicillin, ciprofloxacin, azithromycin. Hãy tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.

– Thuốc chống u nang răng: Trong trường hợp nổi cục cứng ở lợi liên quan đến u nang răng, bác sĩ có thể đề xuất dùng thuốc chống u nang như Betadine hoặc Chlorhexidine để giúp làm sạch vùng nướu, kiểm soát vi khuẩn.

3.3. Áp dụng các thủ thuật nha khoa

Nếu như các cục cứng trên lợi có dịch mủ, gây đau nhức, cản trở quá trình ăn hay nói chuyện thì bắt buộc phải tiến hành thủ thuật nha khoa.

– Dẫn lưu ổ mủ: Nha sĩ sẽ dùng thiết bị chuyên dụng tiến hành rạch nướu, dẫn lưu ổ mủ ra ngoài để ngăn chặn vi khuẩn gây viêm nhiễm lan sang các khu vực khác.

– Cắt bỏ u: Nếu cục cứng ở lợi liên quan đến các vấn đề về u nang răng, u xơ… có triệu chứng đau nhức, khó chịu, nha sĩ sẽ tiến hành thủ thuật cắt bỏ u.

– Nhổ bỏ răng: Lợi bị nổi cục cứng do sâu răng, viêm lợi trùm, áp xe răng quá nặng, có dấu hiệu nhiễm trùng nghiêm trọng cần phải tiến hành nhổ bỏ răng nhằm bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Áp dụng các thủ thuật nha khoa

Áp dụng các thủ thuật nha khoa

4. Khi nào cần đi khám bác sĩ

Nếu lợi bị nổi cục cứng bạn cần đi khám bác sĩ nha khoa khi có các triệu chứng dưới đây.

– Cục cứng ở lợi gây đau nhức, khó chịu, nhất là khi ăn uống hoặc nói chuyện.

– Cục cứng ở lợi có màu sắc khác thường, ngày càng lớn hơn.

– Cục cứng có dịch mủ tích tụ bên trong.

– Khi nổi cục cứng không biến mất sau thời gian dài.

– Khi nổi cục cứng ở lợi kèm theo các triệu chứng khác như viêm nướu, hôi miệng, sưng tấy đỏ, chảy máu.

Có thể thấy rằng, nổi cục cứng ở lợi không phải lúc nào cũng là dấu hiệu bệnh lý hay tình trạng nguy hiểm. Nhưng nếu gặp phải tình trạng này, bạn không nên chủ quan trong việc thăm khám nha sĩ. Bởi nếu chỉ nhìn vào biểu hiện bên ngoài, chúng ta rất khó xác định nguyên nhân gây ra cục cứng trên lợi là gì. Hơn thế, thăm khám và điều trị sớm còn giúp ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.

Hiển thị nguồn

Salvaggio Dentistry: “Why Do I Have a Bump on My Gums? ”
Medical News Today: “Bump on gums: Causes and how to treat them”
Island Coast Dentistry: “7 Reasons Why You May Have a Bump on Your Gums”
Trang Hello Bác Sĩ: “Nướu răng nổi cục thịt: Xác định nguyên nhân giúp chữa trị dễ dàng”
Cẩm nang MSD: “Các u ở miệng – Rối loạn Nha Khoa”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Bệnh viêm lợi
Lợi sưng đau, ê buốt và nổi hạch có nguy hiểm không?

Lợi sưng đau, ê buốt và nổi hạch có nguy hiểm không?

Lợi sưng đau, ê buốt và nổi hạch là dấu hiệu viêm nhiễm của nướu khi bị vi khuẩn có hại tấn công. Người mắc phải sẽ thấy rất khó chịu

Ngày 01/04/2024 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Sưng lợi do đâu và biện pháp phòng ngừa hiệu quả

Sưng lợi do đâu và biện pháp phòng ngừa hiệu quả

Sưng lợi không chỉ gây đau nhức, khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy sưng lợi do đâu? Bài viết sau đây sẽ chia sẻ chi

Ngày 14/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Viêm lợi ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm lợi ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm lợi ở trẻ em là nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh. Bệnh lý này không quá nguy hiểm nhưng gây bất tiện cho trẻ trong ăn uống và sinh

Ngày 01/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Sưng lợi răng cửa: Dấu hiệu, nguyên nhân và biện pháp điều trị

Sưng lợi răng cửa: Dấu hiệu, nguyên nhân và biện pháp điều trị

Tình trạng sưng lợi răng cửa gây đau nhức khó chịu, khiến việc ăn uống và công việc hàng ngày khó khăn hơn. Khi bạn gặp những biểu hiện

Ngày 20/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền
Viêm chân răng uống thuốc gì – 17 Loại thuốc chữa viêm chân răng hiệu quả

Viêm chân răng uống thuốc gì – 17 Loại thuốc chữa viêm chân răng hiệu quả

Viêm chân răng là bệnh lý mà không ít người gặp phải. Bệnh gây ra tình trạng đau nhức dai dẳng, làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Những trường hợp nên cắt lợi để cải thiện sức khỏe răng miệng

Những trường hợp nên cắt lợi để cải thiện sức khỏe răng miệng

Cắt lợi là kỹ thuật loại bỏ một phần mô nướu ở khu vực xung quanh răng bằng các phương pháp khác nhau, trong đó sử dụng laser là phương

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga