Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Thức ăn giắt vào kẽ răng do đâu, cách vệ sinh hiệu quả

Sự tác động từ các bên má và lưỡi có thể gây giắt thức ăn ở kẽ răng. Hiện tượng trên thường xảy ra đối với những người răng thưa, sâu răng, răng mọc lệch hoặc ăn nhai quá mạnh. Để làm sạch cặn thức ăn dính ở răng, bạn có thể sử dụng chỉ tơ nha khoa, tăm tre, bàn chải kẽ răng, máy tăm nước hoặc nước súc miệng. Tuy nhiên, tăm tre thường không được các bác sĩ khuyến cáo sử dụng bởi có thể làm cho kẽ răng rộng hơn và gây tổn thương nướu.

1. Thức ăn giắt vào răng là do đâu

Hiện tượng giắt răng khi ăn là điều phổ biến và thường xảy ra hàng ngày ở nhiều người. Điều này rất dễ xảy ra khi ăn các loại thực phẩm dai hoặc thịt. Thực phẩm có thể bị nhét vào bất kỳ vị trí nào trên cung hàm, nhưng thường gặp nhất ở răng hàm và răng nanh, vì chúng là nhóm răng tiếp xúc với thức ăn nhiều nhất.

Theo bác sĩ Nguyễn Hải Nam tại Nha Khoa Paris chi nhánh Bà Triệu, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng giắt răng là răng thưa, bệnh lý sâu răng, răng mọc lệch hoặc ăn nhai quá mạnh.

1.1. Giắt răng là do răng thưa

Răng thưa là nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng giắt răng. Giữa các răng trên cung hàm có khe hở khiến cho thực phẩm dễ dàng lọt vào và bị kẹt lại. Đặc biệt, ở người chỉ thưa răng khoảng nhỏ, thức ăn sẽ dễ bị giắt lại hơn sau mỗi lần ăn nhai.

Giắt thức ăn ở kẽ răng do răng thưa

Giắt thức ăn ở kẽ răng do răng thưa

1.2. Mắc đồ ăn do sâu răng gây ra lỗ hổng

Sâu răng là tình trạng răng bị bào mòn và xuất hiện các lỗ hổng ở thân răng hoặc chân răng do vi khuẩn trong khoang miệng gây ra.

Những lỗ hổng đó vô tình trở thành nơi trú ẩn hoàn hảo cho các mảnh vụn thức ăn khi ăn nhai và gây ra cảm giác cực kỳ khó chịu.

Lỗ sâu răng tạo điều kiện cho cặn thức ăn giắt lại

Lỗ sâu răng tạo điều kiện cho cặn thức ăn giắt lại

1.3. Dắt răng do răng mọc lệch

Răng mọc lệch, mọc không đúng vị trí trên cung hàm cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho thức ăn bị dắt lại. Hàm răng không thẳng, đều tạo thành nhiều kẽ răng to, nhỏ với các kích thước khác nhau. Hiện tượng trên sẽ gây nhồi nhét thức ăn trong quá trình ăn nhai kèm theo sự khó chịu và vướng víu.

1.4. Do ăn nhai quá mạnh

Các loại thực phẩm dai như mực khô, thịt bò, thịt trâu… cần nhiều lực nhai từ răng và hàm thì mới có thể được nghiền nát trước khi đi xuống hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, điều đó vô tình làm thực phẩm bị đẩy mạnh qua các kẽ răng và không thể thoát ra được.

2. Cách lấy thức ăn dính trong răng

Giắt răng không quá khó giải quyết, tuy nhiên, phải làm sao để xử lý khoa học và đúng cách thì không phải ai cũng biết. Cách để làm sạch thức ăn vùng kẽ răng được áp dụng phổ biến nhất là sử dụng chỉ tơ nha khoa hoặc tăm. Tuy nhiên, khi dùng tăm, bạn không nên chọc vào lợi và chỉ khều nhẹ để đẩy thức ăn ra ngoài. Tăm cũng cần được làm sạch để tránh vi khuẩn xâm nhập vào miệng và gây viêm nhiễm vùng nướu.

Ngoài ra bạn cũng có thể dùng bàn chải kẽ răng, máy tăm nước và nước súc miệng chuyên dụng để lấy thức ăn dính trong răng ra ngoài.

2.1. Dùng tăm lấy thức ăn bị dắt

Dùng tăm tre để lấy thức ăn bị giắt là cách xử lý truyền thống được rất nhiều người áp dụng. Ban đầu, tăm xỉa răng được làm từ tre. Sau đó, chúng đã được cải tiến với nhiều chất liệu khác nhau để đáp ứng nhu cầu sử dụng của từng đối tượng. Tăm xỉa răng thường có kích thước nhỏ, giúp bạn có thể chạm đầu tăm vào kẽ răng bị giắt để kéo thức ăn ra ngoài.

Tuy nhiên, khi sử dụng, nhiều người thường có thói quen chọc thẳng vào kẽ răng với mong muốn lấy hết được những vụn thức ăn nhỏ nhất. Điều đó sẽ khiến cho lỗ hổng chân răng hoặc kẽ răng rộng hơn. Dần dần, lượng thức ăn bị mắc kẹt lại càng nhiều hơn. Vì vậy, cách lấy cặn thức ăn trong kẽ răng bằng tăm thường không được các bác sĩ nha khoa khuyến khích sử dụng.

Tăm xỉa răng

Tăm xỉa răng

2.2. Dùng chỉ nha khoa

Xử lý giắt răng bằng chỉ nha khoa là phương pháp được các bác sĩ khuyên nên áp dụng. Chỉ nha khoa được thiết kế với kết cấu mỏng, mịn và dai, giúp lấy thức ăn bị kẹt dễ dàng mà không ảnh hưởng tới nướu cũng như các bộ phận khác trong khoang miệng. Nhờ vậy, chúng sẽ không gây chảy máu hay đau nhức.

Bên cạnh đó, nghiên cứu của Smiley et al. vào năm 2015 tại Mỹ đã chỉ ra rằng, việc sử dụng chỉ nha khoa thường xuyên kết hợp với chải răng đúng cách còn có thể giảm thiểu tình trạng viêm nướu và sâu răng đáng kể. Đây chính là một trong những lý do các bác sĩ nha khoa luôn khuyến cáo nên dùng chỉ nha khoa hàng ngày.

Chỉ nha khoa

Chỉ nha khoa

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

tư vấn bọc răng sứ trả góp

2.3. Dùng bàn chải kẽ răng

Bàn chải kẽ răng với thiết kế đầu lông nhỏ, mỏng nên dễ dàng luồn được vào từng kẽ răng. Chúng giúp cho việc loại bỏ cặn thức ăn thừa đọng lại trong kẽ răng một cách nhanh chóng, nơi mà bàn chải thông thường không thể tiếp cận được. Đây là dụng cụ thường được những người đang niềng răng sử dụng.

2.4. Dùng máy tăm nước

Trong những trường hợp thức ăn bị kẹt chặt, ngay cả dùng chỉ nha khoa nhưng cũng không lấy ra được thì việc sử dụng máy tăm nước sẽ là giải pháp hữu hiệu. Dưới áp lực của tia nước, thực phẩm sẽ bị làm mềm ra và rửa trôi dễ dàng hơn. Các mảnh vụn cũng theo dòng nước bị cuốn trôi, giúp khoang miệng sạch sẽ hơn. Đặc biệt, tia nước mà máy xịt ra rất dịu nhẹ nên ít gây ra tình trạng chảy máu chân răng khi sử dụng.

Tuy nhiên, máy tăm nước không được nhiều người lựa chọn. Nguyên nhân là do chi phí mua một máy tăm nước khá đắt đỏ.

Máy tăm nước

Máy tăm nước

2.5. Súc miệng

Đối với trường hợp thức ăn bị nhét vào lỗ răng mới nhổ, bạn sẽ không thể dùng tăm, chỉ nha khoa, bàn chải kẽ hay máy tăm nước tác động vào. Bởi chúng sẽ ảnh hưởng xấu tới vết thương và gây ra tình trạng đau nhức kéo dài.

Khi đó, chỉ đơn giản với việc súc miệng, toàn bộ thức phẩm đều sẽ bị rửa trôi mà không gây ảnh hưởng tới vết thương. Chưa hết, nước súc miệng còn giúp cho hơi thở của bạn thơm mát và tự tin hơn khi giao tiếp.

Nhìn chung, giắt thức ăn ở kẽ răng không phải là hiện tượng quá nguy hiểm hay khó chữa. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn biện pháp phù hợp để tránh gây tổn thương tới răng nướu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề giắt thức ăn kẽ răng
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map