Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

3 loại vi khuẩn sâu răng phổ biến và cơ chế hoạt động

Tại Việt Nam có đến hơn 80% người trưởng thành và người cao tuổi bị sâu răng vĩnh viễn. Tác nhân chính gây ra bệnh lý trên là do sự tấn công của các loại vi khuẩn sâu răng trong khoang miệng. Đặc biệt, nếu như không phương án xử lý sớm, vi khuẩn sẽ tiếp tục sinh sôi, tấn công vào sâu trong cấu trúc răng và cả các mô xung quanh. Thậm chí, bạn còn có nguy cơ phải nhổ đi răng vĩnh viễn.

1. Vi khuẩn gây sâu răng như thế nào

Cơ chế chung của những loại vi khuẩn sâu răng trong khoang miệng là quá trình lên men các cặn thức ăn có chứa nhiều carbohydrate và chuyển hóa thành axit. Carbohydrate là một thành phần cơ bản trong thức ăn, gồm có các nhóm chất như đường, tinh bột…

Lượng axit tiết ra khi lên men khiến cho độ pH ở trong khoang miệng giảm xuống còn nhỏ hơn 5. Môi trường axit có độ pH thấp sẽ gây ra quá trình hủy khoáng ở cấu trúc răng, từ lớp men răng, ngà răng, thậm chí dần lan đến cả tủy răng bên trong. Điều đó làm mất các mô cứng của răng và bệnh lý sâu răng sẽ dần hình thành. Theo thời gian, bệnh lý sâu răng càng tiến triển nặng, cấu trúc răng càng bị tổn thương nghiêm trọng.

Vi khuẩn phá hủy cấu trúc của răng

Vi khuẩn gây hại phá hủy cấu trúc của răng

2. Vi khuẩn gây sâu răng sống ở đâu

Các loại vi khuẩn sâu răng sống trong khoang miệng và ăn những loại thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột mà bạn đưa vào cơ thể hàng ngày như bánh, kẹo ngọt… Chúng chủ yếu trú ngụ ở những mảng bám, cao răng trên bề mặt men răng, kẽ răng và cả dưới nướu.

Trong trường hợp răng miệng không được vệ sinh cẩn thận, mảng bám và cao răng sẽ tiếp tục hình thành. Điều đó tạo ra một môi trường sống cực kỳ lý tưởng để vi khuẩn sâu răng tăng trưởng và làm tổn thương tới cấu trúc răng.

3. Các loại vi khuẩn sâu răng

Ba loại vi khuẩn được xác định là nguyên nhân chính gây ra bệnh lý sâu răng gồm có Streptococcus-mutans, Lactobacilli và Actinomycetes.

3.1. Streptococcus-mutans

Vi khuẩn Streptococcus-mutans (tên gọi khác là S.mutans) được xem là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh sâu răng. Chúng chứa phân tử polypeptide có thể tạo liên kết đồng hóa trị. Chưa kể, S.mutans còn tiết ra men Gtase làm chuyển hóa đường sucrose thành chất glucan. Chính vì vậy, chúng có khả năng bám dính vào bề mặt răng dễ dàng hơn nhiều so với các loại vi khuẩn khác trong miệng.

Khi đã bám chắc vào bề mặt răng, S.mutans sẽ tiến hành lên men, chuyển hóa đường  thành axit lactic. Axit sẽ tác động trực tiếp lên cấu trúc răng, làm mất canxi của răng và dần hình thành các lỗ sâu.

So với các loại vi khuẩn khác tồn tại trong mảng bám  và cao răng, S.mutans gây ra quá trình hủy khoáng trên răng nhanh hơn do tạo ra độ pH rất thấp. Chưa kể, chúng còn tạo polysaccharide nội bào đóng vai trò như thức ăn dự trữ trong trường hợp lượng carbohydrate mà bạn dung nạp không nhiều. Do đó, ngay cả khi bạn không ăn nhiều đường hay tinh bột, S.mutans vẫn sẽ có nguồn thức ăn để tiếp tục phát triển.

3.2. Lactobacilli

Trên thực tế, vi khuẩn Lactobacilli luôn tồn tại ở khoang miệng nhưng chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ, khoảng hơn 1% trong hệ vi sinh. Lactobacilli cũng lên men carbohydrate trong thực phẩm, tạo thành axit. Axit được sản sinh ra sẽ làm tổn thương phần mô cứng của răng và tạo thành lỗ sâu.

So với S.mutans, tỉ lệ gây bệnh sâu răng của vi khuẩn Lactobacilli ít hơn. Bởi lượng axit tiết ra từ Lactobacilli khá nhỏ. Tuy nhiên, do loại vi khuẩn trên vừa có khả năng sản sinh, vừa dung nạp axit nên chúng cũng là một tác nhân gây ra bệnh sâu răng.

3.3. Actinomycetes

Vi khuẩn tiếp theo liên quan đến bệnh lý sâu răng là Actinomycetes. Đây là một loại vi khuẩn kỵ khí, có thể tồn tại ở nhiều bộ phận trên cơ thể nhưng phổ biến nhất là khoang miệng.

Actinomycetes tồn tại chỉ yếu ở dưới nướu. Tuy nhiên, trong trường hợp răng bị nứt, vỡ, chúng vẫn sẽ dễ dàng xâm nhập vào bên trong cấu trúc răng và dẫn tới bệnh lý sâu răng.

4. Vi khuẩn sâu răng gây ảnh hưởng thế nào

Các loại vi khuẩn gây sâu răng chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều tới răng miệng như làm tăng nguy cơ bị viêm tủy răng, mất thẩm mỹ hàm răng, đau nhức dai dẳng, thậm chí là mất răng vĩnh viễn.

4.1. Tăng nguy cơ bị viêm tủy

Nếu như bệnh sâu răng không được điều trị sớm, vi khuẩn sẽ dần phá vỡ men răng, ngà răng và tấn công đến cả tủy răng bên trong. Khi đó, bạn sẽ có nguy cơ cao bị viêm tủy răng với các triệu chứng điển hình như thân răng đổi màu, đau buốt dai dẳng, răng nhạy cảm…

Tủy răng là bộ phận có chứa rất nhiều dây thần kinh và mạch máu. Khi tủy răng bị viêm không được chữa trị sẽ dẫn đến hoại tử tủy. Vi khuẩn sẽ tiếp tục phát triển và lan đến cả chóp răng nằm trong xương răng, gây viêm nhiễm, hình thành ổ áp xe và thậm chí phá hủy cả xương hàm.

Răng sâu không được chữa trị sớm sẽ làm tổn thương tới tủy

Răng sâu không được chữa trị sớm sẽ làm tổn thương tới phần tủy bên trong

4.2. Mất thẩm mỹ hàm răng

Ở giai đoạn đầu, khi vi khuẩn mới tấn công, bề mặt men răng sẽ xuất hiện những vết màu nâu hoặc đen. Về lâu dài, cấu trúc răng sẽ bị tổn thương và hình thành các lỗ sâu.

Thực tế, dù là vệt đen trên răng hay những lỗ sâu đều có thể dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường nên chắc chắn sẽ làm mất đi tính thẩm mỹ của toàn bộ hàm răng. Đây chính là nguyên nhân khiến cho nhiều người dần trở nên tự ti và mặc cảm khi giao tiếp.

4.3. Đau nhức dai dẳng

Khi cấu trúc răng bị tổn thương, đặc biệt là đã xâm lấn tới phần ngà răng và tủy răng thì tình trạng đau nhức rất khó tránh khỏi. Cơn đau do sâu răng sẽ xuất hiện nhiều khi ăn nhai và vào ban đêm. Điều đó khiến cho không ít người gặp phải tình trạng chán ăn, mất ngủ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe tổng thể.

4.4. Mất răng vĩnh viễn

Bệnh sâu răng không được chữa trị sớm chắc chắn không thể tự khỏi mà còn có chiều hướng trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu như bệnh lý ở mức độ quá nặng, phá hủy gần hết cấu trúc răng thì bạn sẽ có nguy cơ phải nhổ bỏ răng vĩnh viễn để tránh viêm nhiễm tiếp tục lan rộng.

5. Cách diệt vi khuẩn sâu răng tại nhà

Để các triệu chứng của bệnh lý sâu răng giảm bớt, bạn có thể áp dụng các mẹo sau: sử dụng lá ổi, đinh hương, muối, bột nghệ và trà.

5.1. Trị sâu răng tại nhà với lá ổi

Trong dân gian, lá ổi được xem là một vị thuốc quý để chữa sâu răng ngay tại nhà. Bảng thành phần của lá ổi có chứa hai hoạt chất chính là tannin và astringents. Chúng có tính kháng viêm, sát khuẩn mạnh nên tiêu diệt được nhiều vi khuẩn, trong đó có cả S.mutans. Nhờ vậy, triệu chứng đau nhức, sưng tấy khi bị sâu răng sẽ dần dần được giảm bớt.

Cách thực hiện:

– Chọn 5 – 6 lá ổi tươi, không bị sâu bệnh và đem đi rửa sạch.

– Xay nhuyễn lá ổi với một chút muối và nước.

– Dùng tăm bông sạch nhúng nước lá ổi rồi chấm lên vị trí răng sâu khoảng 3 – 4 lần/ngày.

– Giữ nguyên 10 phút rồi súc miệng.

Chữa sâu răng tại nhà bằng lá ổi

Chữa sâu răng tại nhà bằng lá ổi là phương pháp an toàn và đơn giản

5.2. Chữa sâu răng bằng đinh hương

Đinh hương là một nguyên liệu có chứa eugenol. Hợp chất trên có tính sát khuẩn nên ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn sâu răng trong khoang miệng. Chưa kể, eugenol còn có đặc tính gây tê tự nhiên, giúp giảm đau nhức răng sâu rất hiệu quả.

Cách thực hiện:

– Pha loãng tinh dầu đinh hương với một ít nước.

– Dùng tăm bông hoặc miếng bông gòn sạch nhúng vào hỗn hợp vừa pha.

– Thoa nhẹ nhàng hỗn hợp lên răng sâu và giữ nguyên trong khoảng 5 – 10 phút. Bạn có thể thoa lại đinh hương sau mỗi 2 – 3 giờ.

5.3. Chữa sâu răng bằng muối

Phương pháp trị răng sâu bằng muối đem lại hiệu quả khá tốt. Bởi muối có tính sát khuẩn cao nên giúp tiêu diệt được vi khuẩn gây sâu răng đang trú ngụ trong miệng. Đồng thời, muối còn cân bằng độ pH trong miệng, ngăn không cho vi khuẩn gây hại tiếp tục phát triển mạnh. Nhờ vậy, các triệu chứng của bệnh sâu răng sẽ dần được cải thiện.

Tuy nhiên, bạn nên mua nước muối sinh lý tại hiệu thuốc để đảm bảo nồng độ phù hợp, tránh làm tổn thương tới niêm mạc miệng.

Cách thực hiện:

– Ngậm khoảng 10 – 20ml nước muối sinh lý trong miệng.

– Súc miệng khoảng 30 – 60 giây nhưng tập trung nhiều ở phần răng sâu.

– Nhổ bỏ nước muối sinh lý ra khỏi miệng.

5.4. Mẹo trị sâu răng với bột nghệ

Thành phần curcuminoid có trong bột nghệ được biết đến với khả năng khử trùng, chống viêm và tiêu diệt vi khuẩn gây hại rất tốt. Đặc biệt, bột nghệ rất lành tính nên bạn hoàn toàn có thể sử dụng để giảm đau nhức và ngăn bệnh sâu răng phát triển nặng hơn.

Cách thực hiện:

– Rửa tay sạch sẽ.

– Chấm trực tiếp bột nghệ vào phần răng bị sâu.

– Giữ nguyên khoảng 3 – 5 phút rồi súc miệng lại bằng nước ấm.

Bột nghệ có đặt tính sát trùng và chống viêm

Bột nghệ có đặt tính sát trùng và chống viêm nên có thể chữa sâu răng

5.5. Trị sâu răng bằng trà

Bên cạnh những cách mà chúng tôi kể đến ở trong phần trên, trà cũng được rất nhiều người sử dụng để chữa sâu răng ngay tại nhà. Epigallocatechin là một loại polyphenol có chứa rất nhiều trong trà xanh. Hoạt chất trên không chỉ có tính sát khuẩn cao mà còn rất tốt cho sức khỏe răng, nướu.

Chỉ cần bạn áp dụng đúng cách, vi khuẩn sâu răng sẽ dần bị loại bỏ, giúp những cơn đau nhức nhanh giảm bớt.

Cách thực hiện:

– Chuẩn bị một nắm lá trà tươi và rửa sạch.

– Cho lá trà vào hãm với nước sôi.

– Dùng nước trà xanh vừa hãm để uống hoặc ngậm khoảng 3 – 5 phút hàng ngày.

– Súc miệng bằng nước sạch để tránh bị ố vàng răng.

6. Cách trị sâu răng vĩnh viễn tại nha khoa an toàn, hiệu quả

Nguyên tắc chung khi chữa trị sâu răng tại nha khoa là bác sĩ cần loại bỏ ổ viêm để tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn. Sau đó, tùy thuộc vào mức độ của bệnh lý, bác sĩ sẽ tiến hành tái khoáng, hàn trám hoặc bọc răng sứ.

– Tái khoáng:

Nếu như sâu răng chỉ ở mức độ khởi phát, bác sĩ sẽ tái khoáng bằng cách bôi fluor dạng gel hoặc bọt lên răng. Điều đó giúp bổ sung chất cần thiết cho răng, thúc đẩy phần men răng bị sâu nhanh chóng phục hồi.

– Hàn trám:

Nếu vi khuẩn đã khiến cho mô răng có những khuyết thiếu nhỏ, bạn có thể tiến hành hàn trám. Bác sĩ sẽ trám các vật liệu như composite, amalgam, GIC… để khôi phục mô răng bị thiếu. Thời gian trám chỉ khoảng 15 – 20 phút.

– Bọc răng sứ:

Trong trường hợp vết sâu tương đối lớn hoặc răng đã can thiệp chữa tủy thì bọc sứ sẽ là giải pháp tốt nhất. Bác sĩ sẽ mài men răng và bọc một lớp mão sứ ở bên ngoài. Răng sứ có màu sắc tự nhiên, chịu lực tốt nên đảm bảo cả tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.

Riêng với trường hợp răng sâu ở mức độ nghiêm trọng, các bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng để tránh viêm nhiễm các bộ phận xung quanh. Khi đó, bạn cần trồng răng giả thay thế để đảm bảo chức năng cơ bản của hàm răng.

Hàn trám cho răng sâu nhẹ

Phương pháp hàn trám được áp dụng cho trường hợp răng sâu nhẹ

7. Biện pháp ngăn chặn vi khuẩn sâu răng phát triển

Để ngăn chặn vi khuẩn sâu răng phát triển trong khoang miệng, bạn nên:

– Thay đổi thói quen ăn uống, hạn chế những thực phẩm chứa nhiều đường như kẹo, bánh ngọt, bắp rang bơ…

– Nhai kẹo cao su không đường để miệng tiết nhiều nước bọt, giúp làm sạch khoang miệng một cách tự nhiên.

– Lựa chọn bàn chải đánh răng lông mềm, chải răng một cách nhẹ nhàng theo chiều dọc hoặc đường tròn để tránh làm tổn thương tới men răng.

– Chải răng 2 – 3 lần/ngày bằng kem đánh răng có chứa fluor, đặc biệt buổi sáng lúc mới ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.

– Dùng thêm chỉ nha khoa/máy tăm nướcnước súc miệng chuyên dụng hàng ngày để làm sạch răng miệng tối đa, ngăn chặn vi khuẩn gây hại phát triển.

– Tới nha khoa thăm khám định kỳ 6 tháng/lần để bác sĩ lấy cao răng, đồng thời vệ sinh khoang miệng tổng thể.

– Ăn uống khoa học, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D, canxi, chất xơ… giúp răng, nướu luôn khỏe mạnh.

– Thay bàn chải đánh răng sau 3 tháng sử dụng nhằm ngăn chặn vi khuẩn tích tụ và đảm bảo hiệu quả làm sạch.

– Súc miệng bằng dầu dừa nguyên chất sau khi đã làm sạch răng để làm sạch mảng bám và ngăn chặn vi khuẩn gây hại sinh sôi.

Có thể nói, vi khuẩn sâu răng gây ảnh hưởng rất lớn đến tính thẩm mỹ cũng như sức khỏe răng miệng. Chúng luôn thường trực trong khoang miệng và chỉ chờ cơ hội để có thể phát triển mạnh mẽ, tấn công vào cấu trúc răng. Chính vì vậy, để ngăn chặn vi khuẩn sinh sôi, bạn cần chăm sóc răng miệng cẩn thận hàng ngày..

Hiển thị nguồn

Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương: “Bệnh sâu răng những điều bạn nên biết”
Báo Sức Khỏe & Đời Sống: “Sâu răng tấn công, vì sao?”
National Institutes Of Health: “Microbiology of Dental Decay and Periodontal Disease”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề con sâu răng
Mức độ sâu răng nặng, nguy cơ biến chứng và cách khắc phục

Mức độ sâu răng nặng, nguy cơ biến chứng và cách khắc phục

Sâu răng là một bệnh lý về răng miệng rất phổ biến, có thể xảy ra ở cả trẻ em và người trưởng thành. Sâu răng không thể tự khỏi. Nếu

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Sâu kẽ răng cửa xảy ra do đâu? Biện pháp chữa trị hiệu quả

Sâu kẽ răng cửa xảy ra do đâu? Biện pháp chữa trị hiệu quả

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nha khoa Lê Quốc Huy – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia trồng răng Implant, bọc

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Cách trị nhức răng có lỗ an toàn | Hiệu quả nhanh tại nhà

Cách trị nhức răng có lỗ an toàn | Hiệu quả nhanh tại nhà

Răng đau nhức có lỗ là dấu hiệu của bệnh lý sâu răng nặng. Nếu để lâu ngày, vi khuẩn bên trong sẽ tấn công nhiều hơn, phần lỗ càng lan

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
4 Tác hại của sâu răng không thể bỏ qua

4 Tác hại của sâu răng không thể bỏ qua

Tác hại của sâu răng có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe người bệnh, nhẹ thì gây hôi miệng, đau đầu, nặng thì làm mất răng vĩnh viễn và

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Các mức độ sâu răng và 4 phương pháp điều trị hiệu quả nhất

Các mức độ sâu răng và 4 phương pháp điều trị hiệu quả nhất

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Implant, bọc răng sứ 

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Sâu răng có niềng được không? Cách hạn chế nguy cơ sâu răng khi niềng

Sâu răng có niềng được không? Cách hạn chế nguy cơ sâu răng khi niềng

Trong hầu hết các trường hợp, răng sâu bắt buộc phải chữa trước khi niềng. Chỉ có răng đang trám hoặc sâu rất nhẹ với sự đồng ý của bác

Ngày 19/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh