10/06/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Há miệng có tiếng kêu là tình trạng bất thường, ngay cả khi không gây ra biến chứng nguy hiểm cũng khiến chúng ta cảm thấy khó chịu. Hơn nữa, trong nhiều trường hợp đây còn là dấu hiệu của bệnh lý hàm mặt phức tạp. Vậy nên cũng khiến nhiều người lo lắng, hoang mang khi gặp phải.
Há miệng có tiếng kêu là tình trạng xảy khá phổ biến, gây nhiều phiền toái trong ăn uống, giao tiếp. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiếng kêu khi há miệng là gì? Nha khoa Paris sẽ chia sẻ những thông tin cần thiết về tình trạng này ngay sau đây.
Há miệng có tiếng kêu xảy ra có thể do những nguyên nhân như: rối loạn khớp thái dương hàm, viêm khớp thái dương hàm và tổn thương xương hàm (1).
Theo bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm, há miệng có tiếng kêu thường là biểu hiện của tình trạng rối loạn khớp thái dương hàm. Tình trạng rối loạn sẽ gây ra sự không ổn định, khớp cắn kêu hoặc khớp thái dương hàm bị trật.
Những thay đổi trên hoàn toàn có thể xảy ra khi há miệng, ăn nhai hoặc nghiến răng.
Viêm khớp thái dương hàm cũng gây ra tình trạng khi há miệng hoặc khi nhai có tiếng kêu ở hàm.
Bệnh lý viêm khớp thái dương hàm thường đi kèm với các triệu chứng khác như: đau nhức, sưng mặt, không thể há miệng lớn, khớp hàm kêu lục cục. So với rối loạn thái dương hàm, đây là tình trạng nghiêm trọng hơn rất nhiều và cần phải điều trị ngay.
Tổn thương xương hàm do tai nạn, va đập mạnh cũng có thể dẫn đến tình trạng có tiếng kêu bất thường khi há miệng. Khi xương hàm bị tổn thương, các khớp và mô mềm xung quanh thường bị ảnh hưởng, dẫn đến tiếng kêu khi há miệng.
Đối với trường hợp tiếng kêu khi há miệng 1 bên thường là biểu hiện bệnh lý rối loạn khớp thái dương hàm hoặc viêm khớp thái dương hàm. Để chẩn đoán chính xác nhất, bạn cần đi khám bác sĩ răng hàm mặt để tiến hành chụp X quang, làm xét nghiệm chuyên sâu (2).
Tình trạng trên còn xảy ra do một số nguyên nhân liên quan như:
– Do sự không ổn định ở nhóm cơ hàm
– Rối loạn cơ hàm
– Lệch dây chằng ở khớp thái dương
– Tổn thương vùng xương hàm hoặc cấu trúc liên quan tới hoạt động khớp thái dương hàm
Nếu xương hàm kêu khi há miệng không gây ra đau nhức, không có dấu hiệu ngày càng gia tăng về cường độ đau và chức năng của hàm không bị giới hạn thì KHÔNG cần điều trị (3).
Bởi đối với trường hợp như vậy sau vài ngày hoặc chỉ cần tập há miệng miệng đúng cách thì tiếng kêu sẽ biến mất, không làm ảnh hưởng gì đến cuộc sinh hoạt thường ngày.
Tuy nhiên, nếu có những triệu chứng dưới đây thì cần phải đến bác sĩ răng hàm mặt thăm khám và điều trị tình trạng có tiếng kêu mỗi khi há miệng sớm:
– Có tiếng kêu khi há miệng kèm theo triệu chứng đau nhức, khó chịu
– Hàm bị cứng, không thể mở miệng dễ dàng
– Cảm giác đau lan cả tai, cổ, vai, gáy
– Khi nhai có tiếng kêu lục cục lớn
– Đau đầu
Tình trạng tiếng kêu khi há miệng có thể điều trị bằng các phương pháp như: tự chăm sóc, thay đổi thói quen trong sinh hoạt và điều trị y tế chuyên sâu.
Đối với các trường hợp có tiếng kêu khi há miệng không gây ra đau nhức hoặc đau nhức rất ít, bạn hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà bằng việc chăm sóc và thay đổi thói quen trong sinh hoạt (4).
Cách giảm đau, giảm khó chịu:
– Chườm lạnh hoặc chườm nóng
– Dùng tay massage quanh hàm trước khi ăn khoảng 5 – 10 phút
– Thực hiện các bài tập giúp giãn cơ hàm
Chế độ ăn uống:
– Ưu tiên đồ mềm, dễ ăn nhai
– Tránh thức ăn quá cứng, quá dai, cần phải nhai nhiều
– Không hút thuốc, uống cà phê, uống rượu bia trước khi ngủ
– Không nhai kẹo cao su
Trong sinh hoạt thường ngày:
– Tránh việc há miệng quá lớn
– Không nên cố gắng há miệng khi có triệu chứng bị đau
– Khi ăn hãy nhai đều cả hai bên hàm, nhai thật chậm
– Hạn chế việc mở miệng rộng đột ngột
– Tránh nghiến răng, cắn móng tay hay các vật cứng khác
– Dùng máng bảo vệ răng nếu có thói quen nghiến răng khi ngủ
Nếu tình trạng có tiếng kêu khi há miệng không cải thiện hoặc ngày càng nghiêm trọng hơn, bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt để tiến hành các biện pháp điều trị y tế chuyên sâu.
Tùy vào từng tình trạng, nguyên nhân cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định áp dụng một trong các phương pháp dưới đây.
Phương pháp điều trị không tác động xâm lấn:
– Sử dụng máng nhai điều trị rối loạn khớp thái dương hàm
– Sử dụng máy laser với liều thấp
– Dùng máy xung điện liều thấp
– Bấm huyệt, châm cứu
– Vật lý trị liệu cơ hàm
Phương pháp điều trị có xâm lấn:
– Nắn chỉnh khớp thái dương
– Phẫu thuật vùng khớp thái dương
– Chỉnh sửa khớp cắn
– Phẫu thuật xương ổ răng
Tiếng kêu khi há miệng có thể gây lo lắng cho nhiều người. Dưới đây là một số giải đáp thắc mắc phổ biến liên quan đến hiện tượng này:
Tiếng kêu khi há miệng không gây đau nhức có thể tự khỏi sau một thời gian. Bạn chỉ cần thay đổi thói quen hàng ngày, ăn nhai đúng cách thì tiếng kêu sẽ biến mất. Tuy nhiên, nếu tiếng kêu đi kèm với các triệu chứng khác như đau nhức, sưng tấy, cứng khớp,… thì không thể tự khỏi và cần phải được điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa.
Tiếng kêu khi há miệng được xem là tình trạng không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu tiếng kêu từ miệng đi kèm với các triệu chứng như đau nhức, sưng tấy và gặp khó khăn trong quá trình ăn uống, có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý. Trong trường hợp này, nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến các biến chứng như tiêu xương chỏm cầu lồi, mòn bề mặt trên của khớp thái dương, dính cầu lồi vào hõm, thoái hóa khớp thái dương hoặc tình trạng viêm nhiễm lan rộng.
Do đó, để đánh giá và điều trị đúng, bạn nên tìm sự tư vấn và chăm sóc y tế từ các chuyên gia như bác sĩ nha khoa hoặc bác sĩ chuyên khoa hàm mặt.
Tiếng kêu khi há miệng và khi nhai có thể phân biệt được dựa trên một số đặc điểm sau:
Tiếng kêu khi há miệng:
– Xảy ra khi bắt đầu há miệng hoặc nói chuyện, ăn nhai
– Nguyên nhân do rối loạn khớp thái dương hàm, viêm khớp xương hàm và tổn thương xương hàm
Tiếng kêu khi nhai:
– Xảy ra khi nhai thức ăn
– Do sự mài mòn răng hoặc viêm khớp
Tiếng kêu khi há miệng do viêm khớp và do loạn năng thái dương hàm có một số điểm khác biệt như sau:
Tiếng kêu khi há miệng do viêm khớp:
– Đi kèm với biểu hiện đau, sưng, và cứng khớp. Tiếng kêu có thể xuất hiện do sự mài mòn của các bề mặt khớp
– Có thể gây ra đau nhức khớp lan ra các khu vực khác như tai, trán, thái dương.
Tiếng kêu khi há miệng do loạn năng thái dương hàm:
– Có tiếng kêu, đau ở khu vực xung quanh tai, nhức đầu và khó khăn khi nhai
– Có thể gây ra đau nhức khớp, đặc biệt là khi cử động hàm
Để cải thiện tình trạng tiếng kêu khi há miệng và bảo vệ khớp thái dương hàm, bạn nên áp dụng một số thói quen sinh hoạt tốt sau đây:
– Tránh nhai kẹo cao su và thực phẩm cứng để giảm áp lực lên khớp hàm
– Tránh há miệng quá rộng hoặc quá lâu
– Không cắn móng tay hoặc bút chì
– Sử dụng túi chườm nóng hoặc lạnh để chườm lên khớp thái dương hàm trong 15 – 20 phút mỗi lần, thực hiện vài lần mỗi ngày
– Ăn thức ăn mềm, tránh ăn thức ăn cứng hoặc dai
– Cắt nhỏ thức ăn thành những miếng nhỏ để dễ nhai hơn
– Nhai chậm rãi và kỹ lưỡng để giảm áp lực lên khớp thái dương hàm
– Có thể sử dụng máng chống nghiến răng để bảo vệ khớp thái dương hàm khi ngủ nếu đang gặp tình trạng nghiến răng
Như vậy, há miệng có tiếng kêu tuy là tình trạng không hiếm gặp nhưng chúng ta cũng không nên chủ quan trong việc thăm khám, điều trị. Hãy chủ động thăm khám và điều trị sớm để có được sức khỏe tốt nhất. Mọi thắc mắc hãy liên hệ tới Nha khoa Paris để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn miễn phí.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×