Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Nổi đẹn là gì? Nguyên nhân và giải pháp điều trị hiệu quả

Nổi đẹn ở nướu răng thường xuất phát do vi khuẩn tích tụ ở trong mảng bám và bã nhờn trên răng. Vi khuẩn sẽ sản xuất axit, gây kích ứng và viêm nhiễm nướu. Nếu không làm sạch đúng cách, mảng bám gây kích thích nướu và làm nổi đẹn. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn nổi đẹn là gì, nguyên nhân và cách điều trị trong bài viết dưới đây.

1. Nổi đẹn là gì

Nổi đẹn trong miệng còn gọi là đẹn miệng hoặc đẹn lưỡi, là tình trạng nhiễm trùng gây ra bởi nấm Candida albicans. Candida albicans là loại nấm tồn tại tự nhiên trong miệng và hệ tiêu hóa của mỗi người. Tuy nhiên, khi có sự suy giảm của hệ miễn dịch hoặc môi trường trong miệng thay đổi, nấm sẽ phát triển quá mức và làm tổn thương khi bị tác động hoặc gặp môi trường thuận lợi.

Tình trạng nấm Candida albicans (1) quá mức thường hình thành các lớp màu trắng mịn ở vùng như lưỡi, lợi, má trong, hay khu vực khác trong miệng. Đây là kết quả của việc nấm phát triển và tạo màng mủ hoặc mảng trắng mịn trên bề mặt mô để bảo vệ chúng khỏi sự tấn công của hệ miễn dịch.

Nổi đẹn trong miệng

Nổi đẹn trong miệng

2. Dấu hiệu nhận biết nổi đẹn trong miệng

Ban đầu, đẹn miệng xuất hiện với đốm nhỏ li ti, có màu trắng vàng nhạt, bao bọc bên ngoài bởi vùng đỏ hơi ẩm nước. Theo thời gian, đẹn miệng sẽ phát triển thành các vết loét tròn, màu trắng sữa, đường kính từ 3 – 10mm hoặc lớn hơn, xuất hiện chủ yếu ở môi, má, nướu và lưỡi.

Bệnh không nguy hiểm đối với sức khỏe và thường tự khỏi sau khoảng 7 – 10 ngày, không để lại sẹo. Tuy nhiên, đẹn miệng gây bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày, tạo cảm giác đau nhức và ảnh hưởng quá trình ăn uống và vệ sinh răng miệng.

Khi bị đẹn miệng, bạn có thể sẽ gặp phải những biểu hiện sau:

– Lưỡi và nướu, mặt trong của má hoặc vòm họng có mảng trắng mịn

– Vùng mô mềm tổn thương hơi gồ lên

– Đau rát, sưng đỏ

– Mất vị giác

– Góc miệng bị nứt

3. Nguyên nhân gây nổi đẹn

Tình trạng nổi đẹn ở nướu có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:

– Tổn thương miệng: ăn đồ ăn cứng, va với vật sắc nhọn, hoặc dùng bàn chải cứng có thể làm tổn thương miệng. Đánh răng với lực mạnh hoặc vô tình cắn vào miệng cũng là nguyên nhân gây ra đẹn miệng

– Bệnh lý răng miệng: bệnh lý như sâu răng (2), viêm nha chu, viêm tủy, hoặc quá trình chỉnh nha có thể làm tăng khả năng phát sinh đẹn miệng

– Chất Sodium Lauryl Sulfate: dùng kem đánh răng hoặc nước súc miệng có sodium lauryl sulfate sẽ làm tăng khả năng nổi đẹn miệng

– Thay đổi nội tiết tố: thay đổi nội tiết tố trong kỳ kinh nguyệt hoặc mang thai cũng làm xuất hiện đẹn miệng.

– Tác dụng phụ của thuốc: các loại thuốc như Nicorandil, có thể gây đẹn miệng như là tác dụng phụ

– Nhiễm trùng miệng: nhiễm trùng miệng do vi khuẩn hoặc virus cũng là nguyên nhân tiềm ẩn của đẹn miệng

– Tình trạng tâm lý: lo lắng, căng thẳng hoặc mất ngủ thường xuyên cũng có thể làm xuất hiện đẹn miệng

– Hệ miễn dịch yếu: đẹn miệng thường gặp ở trẻ sơ sinh và người lớn tuổi. Đây là những người có sức đề kháng yếu. Vì thế, nấm Candida Albicans dễ phát triển và khiến miệng nổi đẹn

– Tiểu đường: do có hàm lượng đường trong cơ thể cao, người bệnh tiểu đường thường tiết ra nhiều nước bọt hơn bình thường. Điều này tạo môi trường để nấm Candida Albicans phát triển và gây ra tưa miệng

– Nhiễm nấm âm đạo: viêm nhiễm âm đạo do nấm Candida Albicans. Trong giai đoạn sinh sản, nấm từ mẹ có thể lây truyền sang con. Vì thế, trẻ sinh ra có thể bị đẹn miệng do nhiễm nấm âm đạo

– Mang răng giả: người đeo hàm giả tháo lắp dễ bị khô miệng. Tình trạng này làm mất cân bằng độ pH trong khoang miệng, tạo điều kiện để vi khuẩn gây đẹn miệng

Nguyên nhân gây nổi đẹn

Nguyên nhân gây nổi đẹn

4. Biện pháp điều trị nổi đẹn trong miệng

Khi bị nổi đẹn trong miệng, bạn có thể áp dụng các pháp điều trị như sau.

4.1. Nghỉ ngơi, thư giãn

Tình trạng căng thẳng, lo âu thường xuyên là nguyên nhân gây ra đẹn lưỡi. Do đó, để tình trạng này nhanh chóng biến mất bạn nên thư giãn, nghỉ ngơi và giữ tinh thần luôn thoải mái.

4.2. Chế độ ăn uống khoa học

Việc thiếu hụt chất dinh dưỡng, nhất là vitamin B12, B6, axit folic, kẽm,… cũng là nguyên nhân chính làm bạn bị nổi đẹn. Vì thế việc bổ sung thực phẩm chứa các chất này trong bữa ăn là rất cần thiết. Đặc biệt đẹn thường nhạy cảm với nhiệt độ, bạn nên hạn chế thức ăn cay, nóng, chiên và nướng.

Hạn chế tối đa bia rượu, cà phê, thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn ngọt,… Uống nhiều nước để giải tỏa nhiệt trong cơ thể, bổ sung thực phẩm mát, giải nhiệt tốt.

4.3. Vệ sinh răng miệng

Bạn nên đánh răng 2 lần/ngày với bàn chải lông mềm kết hợp chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch và kiểm soát vi khuẩn trong khoang miệng.

Nếu bạn có thói quen dùng tăm tre xỉa sau khi ăn thì cần loại bỏ ngay để tránh làm tổn thương tới nướu răng. Thay vào đó, dùng chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám mà không ảnh hưởng đến răng, nướu.

Tránh sử dụng sản phẩm nước súc miệng có sodium lauryl sulfate bởi chúng sẽ làm cho tình trạng loét miệng nặng hơn.

4.4. Súc miệng bằng nước muối

Nước muối có tính sát khuẩn cao và làm giảm lượng vi khuẩn trong khoang miệng. Ngậm hoặc súc miệng với nước muối sinh lý hàng ngày giúp giảm các biểu hiện đau nhức, khó chịu.

4.5. Chườm lạnh

Ngậm một viên đá nhỏ sẽ làm dịu các vết đẹn và giảm viêm. Đây là cách trị đẹn đơn giản nhưng có hiệu quả rất tốt. Cái lạnh của đá sẽ làm chậm lượng máu tới vết loét do đó sẽ giảm sưng đau nhanh chóng.

4.6. Áp dụng mẹo dân gian

Một số mẹo dân gian trị đẹn miệng có thể tham khảo và áp dụng như:

– Mật ong và nghệ: dùng mật ong trộn cùng tinh bột nghệ theo tỉ lệ 1:2. Bôi hỗn hợp trên lên vị trí bị đen môi, lưỡi, má mỗi ngày từ 1 – 2 lần

– Nước khế chua: giã nát vài quả khế chua, thêm nước ngập lượng khế rồi đun sôi. Chờ hỗn hợp nguội thì chắt lấy nước để ngậm và nuốt dần. Thực hiện vài lần mỗi ngày

– Nước muối: dùng nước muối sinh lý súc miệng mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 15 – 20ml.

– Giấm táo: pha giấm táo vào nước ấm theo tỉ lệ 1:1 và dùng súc miệng mỗi ngày 2 – 3 lần

– Củ cải: giã nát 300g củ cải và chắt lấy nước cốt, hòa với 1 lít nước lọc, dùng hỗn hợp để súc miệng mỗi ngày

5. Dùng thuốc trị nổi đẹn nướu răng

Ngoài các mẹo kể trên, bạn có thể dùng các loại thuốc sau để đẩy nhanh quá trình hồi phục vết loét miệng:

– Oracortia: thuốc được điều chế dưới dạng thuốc mỡ có thành phần chính là Triamcinolone Acetonide. Thuốc có tác dụng giảm viêm tức thời trong khoang miệng, giúp vết loét miệng nhanh chóng hồi phục. Nên bôi thuốc khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày lên vết loét sau khi ăn

– Zytee RB Gel: đây là loại thuốc chống viêm dạng gel với khả năng kháng khuẩn cao. Thuốc có 2 thành phần chính là Clorua Benzalkonium và Choline Salixylat. Bạn nên dùng bôi thuốc 3 – 4 lần một ngày. Chỉ vài phút sau khi bôi thuốc, cơn đau đã giảm đáng kể

– Mouthpaste: thuốc Mouthpaste ở dạng gel cũng thường được dùng để trị nhiệt miệng nhờ chức năng kháng viêm, giảm đau nhanh chóng. Bạn có thể bôi thuốc khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày. Tuy nhiên không nên sử dụng liên tục quá 8 ngày để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng

– Itraconazole: Itraconazole là thuốc kháng nấm có công dụng mạnh, được dùng khi lưỡi nổi đẹn lâu ngày, những biện pháp điều trị trên không hiệu quả. Đối với thuốc này, cần uống theo đúng chỉ định từ bác sĩ

– Amphotericin B là thuốc kháng sinh dùng trong trường hợp nhiễm nấm nặng. Người bệnh không nên dùng Amphotericin B khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ

Bệnh đẹn tuy không nguy hiểm tới sức khỏe nhưng gây ra nhiều phiền toái và khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, bệnh cũng dễ điều trị và phòng tránh. Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn hiểu được nổi đẹn là gì và biết cách giải quyết khi trẻ bị đẹn. Chúc bạn tìm được phương pháp điều trị đẹn lưỡi phù hợp nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Nổi đẹn là gì