31/05/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Bệnh khô miệng khi ngủ dậy là dấu hiệu rất thường gặp có thể đơn thuần là do cơ thể thiếu nước nhưng nó cũng là báo hiệu của một số căn bệnh nguy hiểm. Vậy làm sao để biết khô miệng là dấu hiệu của bệnh gì? Có cách chữa bệnh khô miệng tại nhà không? Hãy cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc của bạn trong bài viết dưới đây!
Khô miệng đắng miệng là bệnh gì? Khô miệng hay bị khô miệng rát lưỡi là tình trạng tuyến nước bọt trong miệng của bạn không đủ để giữ cho miệng ẩm ướt.
Có thể bạn không biết bị khô miệng là bệnh gì thì nước bọt có vai trò giúp ngăn ngừa sâu răng bằng cách trung hòa axit do vi khuẩn sản xuất, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn và rửa trôi các hạt thức ăn.
Nước bọt cũng giúp tăng khả năng vị giác của bạn và làm cho việc nhai và nuốt dễ dàng hơn. Ngoài ra, các enzyme trong nước bọt hỗ trợ tiêu hóa.
Cảm giác khô môi khô miệng là bệnh gì là vấn để được rất nhiều người quan tâm bởi nó ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống và sự thèm ăn của bạn.
Khô miệng là biểu hiện của bệnh gì? Miệng khô là bệnh gì thì có hai trường hợp do thói quen sinh hoạt (không thuộc về bệnh lý) và thứ hai khô miệng lưỡi trắng là biểu hiện của một số bệnh và nhiễm trùng.
Trả lời cụ thể khô miệng là triệu chứng của bệnh gì như sau:
“Bệnh khô miệng có thể là dấu hiệu của hội chứng Sjögren, khô miệng HIV / AIDS, bệnh Alzheimer, tiểu đường, thiếu máu, xơ nang, viêm khớp dạng thấp, tăng huyết áp, bệnh Parkinson, đột quỵ và quai bị.”
Khi biết hay bị khô miệng là bệnh gì, bạn rất thắc mắc khô miệng khi ngủ dậy tại sao vây? Nguyên nhân bị bệnh này là do đâu:
– Tác dụng phụ của một số loại thuốc:
Khô miệng là tác dụng phụ phổ biến của nhiều loại thuốc kê toa và không kê toa, bao gồm các loại thuốc dùng để điều trị trầm cảm, lo âu, đau, dị ứng và cảm lạnh, thuốc giảm béo, mụn trứng cá, động kinh, tăng huyết áp, tiêu chảy, buồn nôn, thuốc an thần, hen suyễn, bệnh Parkinson,…
Bị khô miệng có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc.
– Tổn thương thần kinh . Khô miệng có thể là kết quả của tổn thương thần kinh ở vùng đầu và cổ do chấn thương hoặc phẫu thuật.
– Mất nước. Các tình trạng dẫn đến mất nước, chẳng hạn như sốt, đổ mồ hôi quá nhiều, nôn mửa, tiêu chảy, mất máu và bỏng có thể gây khô miệng sau khi ngủ dậy.
– Khô miệng đau họng do thời tiết, viêm họng, viêm phế quản,…
– Miệng khô và nhạt do phẫu thuật cắt bỏ tuyến nước bọt.
– Khô miệng tiểu nhiều khi vào mùa đông, cơ thể ít tiết ra nước qua đường nước bọt hay mồ hôi mà thải trực tiếp ra ngoài.
– Hút thuốc lá có thể ảnh hưởng đến lượng nước bọt bạn tạo ra và làm nặng thêm tình trạng khô miệng.
– Khô miệng khi ngủ dậy tại sao? Thở bằng miệng khi ngủ cũng có thể góp phần gây ra vấn đề.
Một trong những dấu hiệu thường gặp nhất nếu bệnh nhân gặp phải tình trạng này đó là khô miệng vào ban đêm kèm theo những biểu hiện như:
Là tình trạng miệng thiếu nước bọt để rửa trôi các cặn thức ăn và protein còn sót lại trong miệng khiến chúng đọng những mảng bám trên lưỡi và chân răng.
Khi bị khô miệng lưỡi trắng, bạn cần chải sạch lưỡi khi đánh răng bởi đây là vị trí tiềm ẩn rất nhiều vi khuẩn gây bệnh.
Hình ảnh bệnh khô miệng lưỡi trắng.
Tình trạng miệng khô lưỡi rát là tình trạng lưỡi bị khô, đỏ, và miệng khô rát. Khi bị khô miệng khô lưỡi, một cảm giác nóng rát hoặc ngứa ran trong miệng và đặc biệt là trên lưỡi.
Cùng với dấu hiệu miệng khô ráp, khi thiếu nước bọt bạn sẽ mất cảm giác thèm ăn và cảm nhận mọi đồ ăn đều nhạt nhẽo, vô vị.
Thường xuyên khát nước là hiện tượng thường thấy khi bị miệng khô hôi. Khi nước bọt không thể rửa trôi sạch các thức ăn thừa trong miệng thì để lâu sẽ xảy ra hiện tượng khô miệng hơi thở có mùi.
Bệnh khô miệng hôi miệng khiến bệnh nhân tự ti trong giao tiếp.
Một số trường hợp bệnh nhân bị khàn giọng, khô mũi, đau họng và gặp rắc rối khi nếm, nhai và nuốt. Một cảm giác khô trong cổ họng, dính, khô miệng đắng miệng.
Tất nhiên khi bị khô miệng và cảm giác chán ăn thì bạn sẽ gặp hiện tượng khô miệng mệt mỏi. Một số bệnh nhân khô miệng buồn nôn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác.
Tình trạng thiếu nước khiến không chỉ khiến miệng bị khô và hôi mà còn tạo ra những vết loét trong miệng; lở loét hoặc chia da ở khóe miệng; đôi môi bị nứt nẻ. Bệnh nhân có thói quen ngủ há miệng cũng thường khô miệng về đêm.
Nếu khi ngủ dậy bạn thấy miệng bị khô và đắng thì có thể bạn đã bị trào ngược dạ dày. Trào ngược dạ dày khiến van vách ngăn ở dạ dày và thực quản luôn luôn mở, không được đóng kín.
Từ đó, tạo điều kiện cho thức ăn và dịch tiêu hóa dâng ngược lên thực hiện, khiến miệng khô đắng sau khi ngủ dậy.
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
Bị khô miệng phải làm sao? nhiều người nghĩ ngay đến các loại thuốc chữa bệnh khô miệng khô môi. Bác sĩ cũng có thể kê toa nước súc miệng để khôi phục độ ẩm miệng.
Nếu điều đó không có ích, bác sĩ có thể kê toa một loại thuốc trị khô miệng làm tăng sản xuất nước bọt được gọi là Salagen.
Đối với bệnh nhân bị khô miệng do hội chứng Sjogren (bệnh miễn dịch) gây ra, thuốc chữa bệnh khô miệng khi ngủ dậy Cevimeline có tác dụng kích thích vào dây thân kinh giúp kích thích tăng tiết nước bọt và điều trị chứng hôi miệng.
Nếu bạn chưa biết miệng khô và đắng là bệnh gì thì không nên tự ý sử dụng thuốc chữa bệnh khô miệng tại nhà mà cần được sự chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng phụ của thuốc.
Ngoài những thuốc chữa khô miệng kể trên, có những cách chữa khô miệng cực dễ làm, tiết kiệm và mang lại hiệu quả cao. Bạn có thể tham khảo dưới đây:
– Uống nước ép lô hội
Nước ép lô hội có thành phần giúp kích thích vị giác và bảo vệ răng miệng. Bạn có thể sử dụng nước ép lô hội tươi để súc miệng hoặc bôi gel lô hội tại vị trí khô miệng rát lưỡi cũng rất tốt.
Ngoài ra, uống nước ép lô lội mỗi ngày có tác dụng thanh nhiệt, giải nhiệt và là cách trị khô miệng đắng miệng tối ưu.
Cách chữa khô miệng tại nhà bằng lô hội.
– Uống trà gừng
Nước trà gừng cũng có tác dụng sát khuẩn, ngừa viêm nướu, khô miệng hội miệng rất tốt. Bạn có thể pha trà gừng có sẵn hoặc giã nhỏ củ gừng pha với nước ấm và đường để nhâm nhi mỗi ngày.
– Uống nước chanh
Nếu bạn chưa biết khô miệng đắng miệng là bệnh gì hãy thử uống nước chanh. Nước chanh có thể thúc đẩy sản xuất nước bọt, và hạn chế tình trạng khô miệng lưỡi trắng.
Bạn hãy cắt lát chanh mỏng đặt lên lưỡi và nhâm nhi thêm một cốc nước chanh. Sử dụng 3 lần/tuần đảm bảo sẽ chữa được miệng khô và nhạt.
Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo một số thói quen khoa học cùng cách chữa khô miệng về đêm như sau:
– Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày
– Ăn/uống đá nhiều hơn
– Tránh rượu, cafein và thuốc lá
– Hạn chế lượng muối và đường trong khẩu phần ăn của bạn
– Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ khi bạn ngủ
– Nhai kẹo cao su không đường hoặc mút kẹo mút không đường
– Sử dụng kem đánh răng chứa flouride, nước súc miệng và bạc hà
– Đánh răng và xỉa răng hàng ngày và kiểm tra răng hai lần mỗi năm. Chăm sóc răng miệng tốt có thể giúp ngăn ngừa sâu răng và bệnh nướu răng gây bệnh khô miệng vào ban đêm
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
Đây là trung tâm nha khoa uy tín hàng đầu chuyên điều trị bệnh lý và thẩm mỹ răng miệng. Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu và đo lượng nước bọt bạn sản xuất để giúp tìm ra nguyên nhân gây khô miệng và đề xuất các trị bệnh khô miệng tốt nhất cho bạn.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Comments are closed.
Cảm ơn tiến sĩ bác sĩ Trâm đã cống hiến cho nhân dân toàn thế giới trong đó có. V N ¡