Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Cấy trụ Implant bao lâu thì gắn răng – 5 yếu tố ảnh hưởng

Trồng răng Implant được xem là phương pháp phục hình răng toàn diện nhất bởi có thể ăn chặn tiêu xương, ăn nhai tốt và đảm bảo tính thẩm mỹ. Bác sĩ sẽ đặt trực tiếp trụ vào xương hàm và gắn răng giả lên trên qua Abutment. Vậy cấy trụ Implant bao lâu thì gắn răng? Chăm sóc tại nhà như thế nào để đẩy nhanh quá trình tích hợp xương của trụ?

1. Cấy trụ Implant bao lâu thì gắn răng

Thông thường, sau khi cấy ghép trụ Implant, bạn có thể gắn răng sứ sau khoảng 3 – 6 tháng. Đây là khoảng thời gian đủ để trụ Implant có thể tương thích hoàn toàn với xương hàm và kết nối chặt chẽ với các mô xung quanh. Điều đó giúp răng cố định chắc chắn trên cung hàm.

Các bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành gắn răng sứ lên trên trụ Implant thông qua các khớp nối Abutment. Sau khi gắn răng, quá trình trồng răng Implant đã hoàn tất. Khi đó, cả chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ đều được khôi phục gần như tuyệt đối.

Cấy trụ Implant sau bao lâu thì gắn răng

Bạn có thể gắn răng sau khi cấy trụ 3 – 6 tháng

2. Thời gian gắn răng sau khi cấy Implant phụ thuộc yếu tố nào

Trên thực tế, thời gian gắn răng sứ sau khi cắm trụ Implant còn phụ thuộc vào những yếu tố sau: chất lượng xương hàm, loại trụ Implant, công nghệ áp dụng, chuyên môn của bác sĩ và cách chăm sóc tại nhà.

2.1. Chất lượng xương hàm

Trong trường hợp chất lượng xương hàm không tốt như xương hàm mỏng, một phần xương hàm đã bị tiêu biến… các bác sĩ sẽ cần tiến hành cấy ghép thêm xương để đảm bảo hiệu quả trồng răng. Tuy nhiên, khả năng tương thích của trụ Implant với xương nhân tạo chắc chắn sẽ không bằng xương thật. Do đó, thời gian đợi để gắn răng sứ cũng kéo dài hơn so với những người có xương hàm tốt.

2.2. Loại trụ Implant

Hiện trên thị trường có rất nhiều dòng trụ Implant khác nhau như Dio, Dentium, Tekka, SIC… Mỗi dòng trụ được chế tạo từ chất liệu và công nghệ khác nhau nên cũng có sự chênh lệch về thời gian tương thích với xương hàm.

Trong đó, trụ Straumann của Thụy Sĩ được các bác sĩ trong lĩnh vực răng hàm mặt đánh giá cao nhất về khả năng tích hợp xương do làm từ chất liệu titanium có độ tinh khiết cao. Thậm chí, nếu như bạn có xương hàm tốt và chăm sóc cẩn thận, chỉ sau 2 tháng đã có thể gắn răng sứ.

Mỗi loại trụ có thời gian tích hợp xương khác nhau

Mỗi loại trụ có thời gian tích hợp xương khác nhau

2.3. Công nghệ áp dụng

Thời gian có thể gắn răng sau khi cấy ghép trụ răng Implant cũng phụ thuộc vào công nghệ. Hiện những nha khoa uy tín trên thị trường thường áp dụng các công nghệ tiên tiến vào quá trình trồng răng. Trong đó phải kể đến công nghệ Implant 4S, 5S, 6S…

Những công nghệ trên sẽ đẩy nhanh tiến độ tích hợp xương của trụ Implant. Không chỉ vậy, chúng còn giúp hạn chế xâm lấn tới các bộ phận xung quanh, đảm bảo an toàn khi phục hình răng.

2.4. Chuyên môn của bác sĩ

Trồng răng là một phương pháp phức tạp, tác động trực tiếp vào xương hàm nên đòi hỏi bác sĩ phải là người có chuyên môn cao và dày dặn kinh nghiệm. Các bác sĩ giỏi sẽ tính toán chính xác vị trí, hướng đặt trụ. Nhờ vậy, trụ Implant có thể kết nối với các mô trong xương hàm một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Ngược lại, những bác sĩ chuyên môn kém, “non tay” rất dễ mắc phải sai sót khi trồng răng như: không điều trị triệt để bệnh lý răng miệng, đặt trụ sai vị trí, dùng lực quá mạnh… Tất cả những điều trên đều có thể khiến cho trụ Implant nhanh chóng bị đào thải. Khi đó, bạn sẽ bị mất thêm nhiều thời gian để cấy lại trụ.

Thời gian có thể gắn răng phụ thuộc vào chuyên môn của bác sĩ

Thời gian có thể gắn răng phụ thuộc vào chuyên môn của bác sĩ

2.5. Cách chăm sóc tại nhà

Sau khi kết thúc quá trình cấy ghép trụ Implant, các bác sĩ nha khoa luôn hướng dẫn kỹ lưỡng cách chăm sóc tại nhà để vết thương nhanh lành và trụ mau ổn định. Trong trường hợp bạn chăm sóc sai cách như không vệ sinh sạch sẽ, hút thuốc lá, vận động mạnh… trụ răng cần mất một khoảng thời gian dài mới có thể tương thích hoàn toàn với xương hàm.

Nguy hiểm nhất là vết thương nhiễm trùng và trụ Implant bị đào thải. Khi đó, bạn sẽ tốn thêm thời gian để điều trị hoặc thậm chí là cấy lại trụ mới.

3. Lưu ý sau khi cấy Implant để có thể nhanh chóng gắn răng giả

Để có thể mau chóng gắn răng giả và hoàn tất quá trình trồng răng Implant, bạn cần ăn uống khoa học, tránh vận động mạnh, không hút thuốc, vệ sinh răng miệng cẩn thận và tái khám đúng hẹn.

3.1. Ăn uống khoa học

Sau khi cấy ghép trụ Implant, bạn cần có chế độ ăn uống khoa học để vết thương mau lành, tránh viêm nhiễm đồng thời đẩy nhanh tiến độ tích hợp xương của trụ răng. Cụ thể như sau:

– Ăn những thực phẩm mềm, lỏng, đã được xay nhuyễn trong vài ngày đầu như cháo loãng, súp, sinh tốt, nước ép… Bởi vết thương vẫn còn mới và trụ răng chưa ổn định.

– Bổ sung thịt, cá, rau xanh… khi chế biến món ăn hàng ngày để đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ chất dinh dưỡng.

– Tránh ăn nhai những thực phẩm quá cứng như sườn sụn, mía… để không làm ảnh hưởng xấu tới vết thương cũng như gây xô lệch trụ răng.

– Không ăn những thực phẩm có tính cay, nóng như ớt, mù tại, mì cay… Chúng sẽ làm cho vết thương tại vị trí cấy ghép răng bị kích ứng, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.

– Không nên sử dụng ống hút khi uống nước vì sẽ tác động lực lên vị trí cấy ghép răng.

Người mới cấy trụ chỉ nên ăn thực phẩm mềm

Người mới cấy trụ chỉ nên ăn thực phẩm mềm

3.2. Tránh vận động mạnh

Sau khi cấy ghép trụ Implant, các mô mềm xung quanh răng chắc chắn sẽ bị tổn thương. Đồng thời, trụ răng vẫn chưa thể tích hợp được hoàn toàn với xương hàm nên bạn cần tránh vận động mạnh như làm việc nặng, chơi thể thao…

Bởi điều đó có thể làm tổn thương tới vị trí vừa cấy ghép, gây đau nhức dữ dội và kéo dài thời gian thương thích với xương hàm. Thậm chí, trụ răng còn dễ bị xê dịch ra khỏi vị trí ban đầu, làm ảnh hưởng đến kết quả trồng răng.

3.3. Không hút thuốc lá

Các bác sĩ nha khoa luôn khuyến cáo không nên hút thuốc lá sau khi cấy ghép trụ Implant. Bởi trong khói thuốc chứa tới hàng nghìn hóa chất độc hại khác nhau. Điển hình như A-sen, Benzen, Cadmium, Nicotine, Monoxit carbon… Các hóa chất trên sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới vị trí mới cấy ghép trụ Implant, gây nhiễm trùng và khiến cho trụ khó tích hợp với xương hàm.

Đặc biệt, nếu như bạn sử dụng thuốc lá thường xuyên, trụ Implant còn có nguy cơ bị đào thải rất cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả sức khỏe và tinh thần.

3.4. Vệ sinh răng miệng cẩn thận

Răng miệng được vệ sinh cẩn thận sẽ giúp vết thương mau chóng hồi phục và ngăn chặn biến chứng viêm nhiễm. Nhờ vậy, trụ Implant sẽ có điều kiện thuận lợi để kết nối chặt chẽ với các mô trong xương hàm.

Cụ thể bạn cần:

– Chải răng nhẹ nhàng 2 lần/ngày bằng bàn chải mềm và kem đánh răng chuyên dụng. Tuy nhiên, khi chải răng, bạn hãy tránh vị trí mới cấy ghép trụ.

– Súc miệng nhẹ nhàng với dung dịch Kin Gingival hoặc Eludril trong khoảng 30 – 60 giây để tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng.

– Có thể súc miệng bằng nước muối sinh lý nồng độ 0.9% sau khi cấy ghép trụ Implant 2 tuần.

– Dùng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để làm sạch toàn bộ mảng bám và cặn thức ăn thừa ở kẽ răng.

Bạn nên dùng Kin Gingival sau khi cấy trụ

Bạn nên dùng Kin Gingival sau khi cấy trụ

3.5. Tái khám đúng hẹn

Sau khi trồng răng Implant, bạn cần tới nha khoa thăm khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Các bác sĩ sẽ kiểm tra vết thương và mức độ tương thích với xương hàm của trụ Implant. Trong trường hợp phát hiện bất kỳ dấu hiệu lạ nào, bác sĩ sẽ xử lý sớm để không làm ảnh hưởng đến quá trình tích hợp của trụ.

Như vậy, cấy trụ Implant bao lâu thì gắn răng còn chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Để quá trình trồng răng nhanh chóng hoàn tất, bạn cần lựa chọn địa chỉ uy tín, sử dụng trụ chất lượng và chăm sóc tại nhà cẩn thận.

Hiển thị nguồn

Benchmark Dental: “How Long Does the Dental Implant Process Take?”
Bupa Dental Care: “Dental Implants Aftercare”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề cấy trụ implant
Trụ Implant Hàn Quốc giá bao nhiêu, yếu tố ảnh hưởng đến chi phí

Trụ Implant Hàn Quốc giá bao nhiêu, yếu tố ảnh hưởng đến chi phí

Trụ Implant Hàn Quốc là lựa chọn của rất nhiều người khi có nhu cầu phục hình răng bị mất. Chính vì vậy, trụ Implant Hàn Quốc giá bao

Ngày 29/01/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Trụ Implant Brat Pháp: Tìm hiểu về nguồn gốc và ưu nhược điểm

Trụ Implant Brat Pháp: Tìm hiểu về nguồn gốc và ưu nhược điểm

Trụ Implant Brat Pháp là dòng trụ nổi tiếng trên thế giới và được chuyên gia đánh giá cao về hiệu quả cấy ghép. Các loại trụ của Pháp

Ngày 30/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Trụ Implant Kontact Pháp: Tìm hiểu xuất xứ, ưu điểm và chất lượng

Trụ Implant Kontact Pháp: Tìm hiểu xuất xứ, ưu điểm và chất lượng

Trụ Implant Kontact đang được rất nhiều chuyên gia đánh giá tốt và đông đảo khách hàng tin tưởng sử dụng. Đây là giải pháp hoàn hảo để

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Trụ Implant Hiossen: Khái niệm, cấu tạo và ưu nhược điểm

Trụ Implant Hiossen: Khái niệm, cấu tạo và ưu nhược điểm

Trụ Implant Hiossen là thương hiệu có nguồn gốc từ Mỹ và đã có hệ thống phân phối trên toàn thế giới. Trong nha khoa, đây được đánh giá

Ngày 20/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Trụ Implant Biotem: Cấu tạo, ưu và nhược điểm nổi bật

Trụ Implant Biotem: Cấu tạo, ưu và nhược điểm nổi bật

Trụ Implant Biotem là một dòng trụ được sử dụng khá phổ biến trong trồng răng bị mất. Trụ có thiết kế thông minh tỉ lệ thành công cao.

Ngày 20/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Trụ implant – Giải pháp phục hồi răng và chức năng ăn nhai

Trụ implant – Giải pháp phục hồi răng và chức năng ăn nhai

Trên thị trường hiện nay có nhiều thương hiệu Implant với chất lượng và chi phí khác nhau. Từ những trụ Implant giá tầm trung như trụ

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm