Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Lợi bị sưng là bệnh gì? Nguyên nhân và cách chữa trị

Sưng lợi là bệnh lý răng miệng thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Người bị sưng lợi sẽ cảm thấy đau nhức răng, khó chịu, vướng víu,… Vậy lợi bị sưng là bệnh gì? Hãy cùng tìm hiểu về tình trạng sưng lợi trong bài viết dưới đây nhé!

1. Lợi sưng là bị bệnh gì

Sưng lợi là biểu hiện của việc nướu bị viêm nhiễm, thường thể hiện qua việc vùng lợi trở nên sưng to, đỏ sậm, và có thể dễ gây chảy máu. Sưng lợi thường là một tín hiệu cảnh báo cho nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng như bệnh viêm lợi, viêm nha chu, áp xe răng, sâu răng và nhiễm trùng.

1.1. Viêm lợi

Viêm lợi là một trong những bệnh lý liên quan đến tình trạng sưng lợi. Khi các mảng bám tích tụ ở đường viền lợi sẽ làm sưng lợi và gây viêm nếu không được điều trị kịp thời. Ngoài ra, viêm lợi còn gây các vấn đề răng miệng khác như:

– Hơi thở có mùi hôi khó chịu

– Răng ê buốt, dễ nhạy cảm

– Nướu răng bị đỏ, đau rát

– Răng bị lung lay

– Răng đau nhức từng cơn

lợi bị sưng là bệnh gì

Viêm lợi

1.2. Viêm nha chu

Khi các mảng bám, thức ăn thừa không được loại bỏ sẽ dẫn đến nhiễm trùng nướu và các mô mềm quanh răng. Đây là nguyên nhân chính gây viêm nha chu, kèm theo đó là sưng lợi. Hơn nữa, nướu răng có thể bị tụt, chân răng lộ ra ngoài, nguy hiểm hơn là rụng răng nếu không được can thiệp kịp thời. Bạn có thể nhận biết viêm nha chu qua các dấu hiệu sau:

– Sưng nướu

– Răng lung lay

– Chảy máu và mềm

– Tụt lợi

– Xuất hiện ổ mủ giữa nướu và răng

– Hơi thở có mùi

1.3. Áp xe răng

Áp xe răng là một túi mủ do nhiễm vi khuẩn ở nướu răng. Áp xe trông giống vết sưng tấy, sưng đỏ hoặc mụn nhọt, gây ảnh hưởng đến các răng liên quan, có thể lan tới xương xung quanh.

Các triệu chứng áp xe răng:

– Sưng nướu, sưng mặt

– Sưng đỏ nướu ở vị trí áp xe

– Chảy máu nướu

– Sưng hạch bạch huyết

– Cảm thấy mệt mỏi, mất vị giác, sốt

– Răng đau nhói hoặc dữ dội, đau khi nhai

lợi bị sưng là bệnh gì

Áp xe răng

1.4. Sâu răng

Sâu răng là tình trạng xuất hiện lỗ trên răng do vi khuẩn tạo ra axit mài mòn lớp men răng. Sâu răng nhẹ trên bề mặt men răng thường không gây đau. Tuy nhiên khi răng sâu lan đến tủy sẽ gây đau nướu răng, sưng lợi và hơi thở có mùi hôi.

1.5. Nhiễm trùng

Lợi sưng tấy, mưng mủ là triệu chứng phổ biến của nhiễm trùng chân răng. Tại vị trí răng đau, lợi sẽ chuyển sang màu đỏ sậm, sưng, thậm chí là có mủ. Nốt mủ nếu không được điều trị kịp thời sẽ vỡ ra, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào các răng khác và gây hôi miệng.

2. Những nguyên nhân làm lợi bị sưng

Lợi bị sưng thường xảy ra do những nguyên nhân sau:

– Vệ sinh răng miệng kém:

Khi thức ăn mắc trong kẽ răng không được làm sạch, vi khuẩn sẽ tích tụ và phân hủy các mảng bám, xâm nhập vào mô mềm dưới chân răng, gây viêm lợi. Lúc này, các mô nướu sẽ chuyển màu hồng, kèm theo đau nhức và chảy máu chân răng. Đây là nguyên nhân phổ biến làm lợi bị sưng.

– Thiếu dinh dưỡng:

Lợi có thể bị sưng nếu cơ thể bị thiếu hụt các loại vitamin C, B. Vì hai thành phần này có vai trò quan trọng giúp duy trì và cải thiện răng, nướu bị tổn thương. Vì thế, nếu lượng vitamin C trong cơ thể thấp hơn so với bình thường, bạn có thể bị thiếu máu và lợi có nguy cơ bị sưng. Ngoài ra, bệnh lý răng miệng này cũng thường gặp ở người cao tuổi bị suy dinh dưỡng.

– Mang thai:

Tình trạng lợi bị sưng có thể liên quan đến thai kỳ. Quá trình mang thai khiến cơ thể sản sinh ra nhiều hormone, làm thay đổi lưu lượng máu tới nướu răng. Sự gia tăng lượng máu đến nướu sẽ dẫn đến tăng kích ứng, dễ sưng tấy và chảy máu.

Một số nguyên nhân khác làm lợi bị sưng phồng như:

– Răng khôn mọc ngầm, mọc lệch làm sưng nướu răng

– Tác dụng phụ khi sử dụng một số loại thuốc như kháng histamin, atropin, thuốc chống trầm cảm,…

– Nướu răng nhạy cảm với các thành phần trong kem đánh răng, nước súc miệng

– Đeo răng giả, mão răng kém chất lượng hoặc sử dụng các thiết bị nha khoa không phù hợp

lợi bị sưng là bệnh gì

Răng khôn mọc lệch làm sưng nướu răng

3. Các vị trí sưng lợi thường gặp

Lợi bị sưng xảy ra ở những vị trí phổ biến trong khoang miệng như:

– Sưng chân răng: Các chân răng tiếp xúc với lợi có thể bị sưng nếu không được vệ sinh đúng cách và loại bỏ sạch mảng bám

– Sưng nướu quanh răng cửa: Đây là vị trí thường bị sưng nướu răng do mảng bám và vi khuẩn tích tụ nhiều khi ăn uống. Vi khuẩn tích tụ lâu dần sản sinh ra axit làm đau nướu răng

– Sưng nướu răng trong cùng hàm trên và hàm: Nướu răng trong cùng của hàm dưới và hàm trên là 2 vị trí thường bị tác động do nhai vật cứng gây xước và viêm nhiễm

– Sưng nướu răng khôn: răng khôn ở vị trí cuối cùng trong hàm nơi bàn chải khó tiếp cận để vệ sinh, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập khiến lợi bị sưng mủ, viêm nhiễm

4. Lợi bị sưng có nguy hiểm không

Sưng lợi là tình trạng không nguy hiểm và có thể xảy ra ở nhiều đối tượng từ trẻ em đến người lớn tuổi, phụ nữ mang thai,… Nếu được phát hiện và can thiệp đúng cách, tình trạng sưng viêm sẽ được kiểm soát nhanh chóng, không cần áp dụng các biện pháp điều trị chuyên sâu.

Tuy nhiên, nếu chủ quan, không điều trị sớm khi bệnh mới khởi phát sẽ khiến tình trạng nhiễm trùng, tổn thương nướu ngày càng nghiêm trọng. Các nguy cơ có thể xảy ra như:

– Sưng nướu gây viêm nướu có mủ, làm mất răng

– Sưng nướu nghiêm trọng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác như bệnh hô hấp, tim mạch, bệnh tiêu hóa,…

– Phụ nữ mang thai gặp vấn đề về răng miệng, trong đó có sưng nướu không chữa trị sẽ ảnh hưởng đến quá trình mang thai và sinh nở, trẻ sinh ra thiếu dinh dưỡng, sinh non, nhẹ cân.

Hơn nữa, viêm lợi kéo dài khiến việc ăn uống trở nên khó khăn, gây hôi miệng, viêm nhiễm gây áp xe, sâu răng, viêm nha chu,…

Do những biến chứng khó lường kể trên, bạn nên chủ động thăm khám sớm ngay khi răng miệng có dấu hiệu bất thường.

lợi bị sưng là bệnh gì

Lợi bị sưng cần được điều trị sớm

5. Biện pháp điều trị lợi bị sưng

Lợi bị sưng nhẹ có thể điều trị tại nhà, còn nếu tình trạng nặng hơn thì phải nhờ đến sự can thiệp của các bác sĩ.

5.1. Điều trị tại nhà

Sưng lợi giai đoạn đầu có thể điều trị tại nhà bằng các biện pháp sau:

+ Dùng dung dịch sát khuẩn:

Dùng nước súc miệng có thể làm sạch mảng bám và vi khuẩn trên răng. Điều này sẽ giúp ngăn chặn tình trạng sưng lợi nặng hơn,… Đồng thời, cơn đau, sưng tấy ở lợi sẽ được làm dịu.

Cách thực hiện:

– Đánh răng để làm sạch các vi khuẩn và mảng bám

– Sử dụng chỉ nha khoa để lấy vụn thức ăn kẹt trong kẽ răng

– Ngậm dung dịch súc miệng trong khoảng 30 – 45 giây

– Khò họng rồi nhổ nước súc miệng ra ngoài

+ Thoa mật ong

Mật ong là nguyên liệu phổ biến trong chế biến thực phẩm, chữa bệnh hay làm đẹp. Với tình trạng sưng lợi, nhất là đối với trẻ nhỏ có thể dùng mật ong để điều trị tại nhà. Trong mật ong có chất giảm viêm, kháng khuẩn tự nhiên rất tốt, sẽ ức chế sự phát triển của vi khuẩn, từ đó lợi sẽ dần phục hồi.

Giảm sưng lợi bằng mật ong với những cách sau:

– Sau khi đánh răng sạch sẽ, thoa mật ong trực tiếp vào vị trí lợi bị sưng

– Giữ trong 15 – 20 phút rồi súc miệng lại với nước sạch

– Thực hiện 3 lần trong ngày để giảm tình trạng sưng lợi hiệu quả

+ Lá trầu không

Lá trầu tươi chứa tinh dầu peta-phenol và chavicol, có tác dụng kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của vi khuẩn đường miệng. Do đó, lá trầu được sử dụng trong điều trị viêm lợi và nhiều bệnh răng miệng khác.

Điều trị sưng lợi với lá trầu bằng 2 cách sau:

Cách 1: Rửa sạch rồi giã nát lá trầu. Sau đó đun sôi với nước để lấy tinh chất. Bảo quản nước lá trầu trong tủ lạnh, dùng để súc miệng mỗi ngày.

Cách 2: Lá trầu rửa sạch đem giã nát rồi đắp trực tiếp lên vị trí bị sưng lợi. Lưu ý sau khi đắp, tránh uống nước hay súc miệng trong 30 phút để tinh chất từ lá trầu hoạt động tốt nhất.

Lá trầu điều trị viêm lợi

Lá trầu điều trị viêm lợi

5.2. Điều trị nha khoa

Nếu viêm lợi có dấu hiệu dẫn đến nhiễm trùng thì nên đến gặp bác sĩ để được điều trị sớm nhất. Tùy theo mức độ của các triệu chứng mà bác sĩ sẽ chỉ định các biện pháp điều trị như:

+ Lấy cao răng:

Lấy cao răng sẽ giúp loại bỏ nhanh các mảng bám, hạn chế tình trạng sưng nướu và ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng do vi khuẩn gây nên.

+ Nhổ răng khôn:

Nếu nguyên nhân nhân gây sưng lợi trong cùng là do răng khôn mọc lệch, chèn ép các răng lân cận hoặc răng sâu. Bác sĩ sẽ đề nghị nhổ răng khôn để tránh gây hư tổn thêm.

+ Điều trị tủy răng:

Phương pháp điều trị tủy dành cho những trường hợp sâu răng, viêm tủy, chết tủy. Bác sĩ sẽ thực hiện mở tủy, làm sạch và tạo hình lại ống tủy. Sau đó bơm rửa sạch nhiễm trùng, băng thuốc và hàn trám bít ống tủy.

+ Nhổ răng sâu:

Với trường hợp răng sâu nặng, gây tổn thương nghiêm trọng và không còn khả năng phục hồi. Bác sĩ sẽ tiến hành nhổ răng và vệ sinh khoang miệng để khắc phục sưng lợi.

+ Phẫu thuật nạo bỏ ổ mủ:

Phương pháp này được chỉ định trong trường hợp sưng lợi ở mức độ nghiêm trọng kèm theo chảy máu lợi và các ổ mủ. Bác sĩ sẽ phẫu thuật để nạo bỏ ổ mủ và dùng ánh sáng laser để làm săn chắc lại nướu.

+ Sử dụng thuốc:

Một số loại thuốc được sử dụng để làm giảm tình trạng sưng lợi như:

– Sử dụng nước súc miệng có khả năng giảm đau, chống viêm có chlorhexidine như Kin, Pedentex,…

– Thuốc kháng viêm non-steroid như meloxicam, diclophenac, ibuprofen,… có công dụng làm giảm các triệu chứng sưng, viêm nướu

– Nhóm thuốc corticosteroid gồm prednisolon, dexamethason,… điều trị hiệu quả triệu chứng sưng, đỏ, đau nhức ở nướu răng

– Thuốc giảm đau thông thường như paracetamol, aspirin,… giúp giảm triệu chứng sưng đau do viêm lợi

lợi bị sưng là bệnh gì

Điều trị răng sâu

Bài viết đã giải đáp những thắc mắc về lợi bị sưng là bệnh gì và các cách khắc phục hiệu quả. Nếu tình trạng lợi sưng kéo dài và gây bất tiện cho bạn, hãy đến ngay nha khoa uy tín để thăm khám. Bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây sưng lợi và đề xuất các biện pháp điều trị triệt để.

Hiển thị nguồn

Hello Bacsi: “Sưng nướu răng: Biết rõ nguyên nhân, điều trị nhanh chóng”

Nhà thuốc An Khang: “Sưng nướu răng là gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách điều trị”

Nhà thuốc Long Châu: “Sưng lợi: Nguyên nhân và cách điều trị”

Mayo Clinic: “Gingivitis – Symptoms and causes”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề bệnh về lợi
Viêm lợi trùm ở trẻ em: Dấu hiệu và biện pháp điều trị an toàn

Viêm lợi trùm ở trẻ em: Dấu hiệu và biện pháp điều trị an toàn

Viêm lợi trùm ở trẻ em thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh lý này khiến trẻ gặp khó khăn trong ăn uống, chán ăn và thường xuyên quấy

Viêm lợi trùm có mủ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục

Viêm lợi trùm có mủ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách khắc phục

Viêm lợi trùm có mủ là tình trạng lợi bao phủ một phần hay toàn bộ bề mặt răng gây viêm nhiễm kèm theo ổ mủ tại vị trí viêm. Đây cũng

Tổng hợp 10 cách chữa viêm lợi trùm tại nhà

Tổng hợp 10 cách chữa viêm lợi trùm tại nhà

Viêm lợi trùm là bệnh lý phổ biến, xảy ra ở mọi độ tuổi. Bệnh không chỉ làm đau nhức răng miệng, ăn uống khó khăn mà còn có thể gây

Vitamin PP chữa viêm lợi được không? Ăn gì để bổ sung

Vitamin PP chữa viêm lợi được không? Ăn gì để bổ sung

Viêm lợi là bệnh đặc trưng bởi tình trạng lợi bị sưng đỏ, dễ chảy máu khi đánh răng, ăn nhai hoặc cả khi giao tiếp bình thường. Tình

Nguyên nhân nào dẫn tới lợi không bám vào chân răng

Nguyên nhân nào dẫn tới lợi không bám vào chân răng

Lợi là phần mô mềm bao bọc xương hàm trên và xương hàm dưới bên trong miệng. Khi sức khỏe răng miệng tốt, lợi có màu hồng nhạt và bám

Viêm tuyến nước bọt: Triệu chứng và phương pháp chữa trị hiệu quả

Viêm tuyến nước bọt: Triệu chứng và phương pháp chữa trị hiệu quả

Viêm tuyến nước bọt là một bệnh lý rất phổ biến, thường xảy ra vào mùa lạnh. Khi đó, lượng dịch tiết sẽ giảm, gây khô miệng kèm theo

Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map