Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Răng số 5 là răng nào? những ảnh hưởng của việc mất răng số 5

Răng hàm số 5 chỉ thay một lần duy nhất từ răng sữa sang răng vĩnh viễn trong suốt quá trình phát triển. Nếu răng vĩnh viễn bị mất, sẽ không mọc thêm bất kỳ lần nào nữa. Mất răng hàm số 5 trong thời gian dài sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như tiêu xương hàm, tổn thương dây thần kinh và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng. Để xác định răng số 5, chỉ cần đếm từ răng cửa vào bên trong tới chiếc răng thứ 5.

1. Răng số 5 là răng nào?

Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Thái Thịnh cho biết:

Răng số 5 là chiếc răng hàm nhỏ thứ hai nằm giữa răng hàm nhỏ thứ nhất (răng số 4) và răng cối lớn thứ nhất (răng số 6) trên cung hàm. Răng có tên gọi như vậy là vì chúng nằm ở vị trí số 5 trên hàm tính từ răng cửa vào.

Trong tổng số 32 chiếc răng của người trưởng thành, răng số 5 sẽ có 4 chiếc tất cả, phân đều 2 chiếc hàm trên và 2 chiếc hàm dưới. Không giống như nhóm răng cửa có rìa sắc bén, răng hàm số 5 có hình dáng lập phương, mặt cắn phẳng và chứa các rãnh.

Răng số 5, cùng với răng số 6 và 7, có chức năng nghiền nát thức ăn, giúp quá trình ăn nhai diễn ra thuận lợi. Tuy nhiên, chức năng của chúng về cơ bản là hỗ trợ việc nghiền nát thức ăn tốt hơn.

Răng số 5 là răng nào?

Răng số 5 là răng nào – Răng số 5 là răng cối thứ hai trên cung hàm

2. Răng số 5 có thay không?

Bác sĩ Nguyễn Văn Thắng (Nha Khoa Paris chi nhánh Quảng Ninh) cho biết, răng sữa số 5 sẽ mọc lên lúc 2 – 3 tuổi và tồn tại cho đến khi trẻ 10 – 12 tuổi thì thay răng vĩnh viễn. Nên có thể hiểu rằng, răng số 5 trong suốt quá trình hình thành và phát triển sẽ thay duy nhất một lần.

Khi răng vĩnh viễn mọc lên sẽ không được thay bất kỳ lần nào nữa và tồn tại cả đời, ngoại trừ các tác động về bệnh lý khiến răng số 5 rụng đi.

Tuy nhiên, độ tuổi thay răng số 5 ở trẻ là không giống nhau. Có bé sẽ thay đúng thời điểm (từ 10 – 12 tuổi) nhưng cũng có trường hợp tới năm 13, 14 tuổi mới thay răng.

Vì thế, các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng nếu như răng số 5 của bé thay muộn hơn các trẻ khác. Thay vào đó, hãy chăm sóc răng miệng của bé một cách cẩn thận để đảm bảo răng phát triển một cách chắc chắn, khỏe mạnh.

Răng hàm số 5 có thay không?

Răng hàm số 5 sẽ thay một lần duy nhất

3. Răng số 5 mọc lệch có nhổ được không?

Răng số 5 mọc lệch sẽ làm ảnh hưởng đến hình thái chung của cả cung hàm, gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe răng miệng cũng như chức năng ăn nhai. Nên trong các trường hợp răng hàm số 5 mọc sai vị trí, bác sĩ thường đưa ra lời khuyên nhổ bỏ dù là răng vĩnh viễn đi chăng nữa.

Trên thực tế, các bác sĩ nha khoa luôn khuyến cáo mọi người cần bảo tồn răng thật, không nên nhổ răng dù là bất cứ răng nào.

Tuy nhiên, trong một số trường “bất khả kháng” thì nhổ răng hàm số 5 là điều không thể tránh khỏi. Ngoài tình trạng mọc lệch thì dưới đây là một số trường hợp cần phải nhổ bỏ răng hàm số 5.

– Răng hàm số 5 bị sâu nặng, vi khuẩn xâm lấn tới tủy.

– Răng hàm số 5 bị nhiễm trùng, viêm nhiễm… làm ảnh hưởng các răng xung quanh.

– Răng hàm số 5 bị gãy gần như toàn bộ thân răng.

– Răng hàm số 5 bị lung lay đã can thiệp biện pháp nha khoa cần thiết nhưng không biến chuyển.

Bên cạnh đó, đối với trường hợp nhổ răng để tạo khoảng trống cho các răng dàn đều khi niềng răng thì răng hàm số 5 cũng thường được bác sĩ chỉ định nhổ bỏ.

Răng hàm số 5 mọc lệch có nhổ được không?

Răng hàm số 5 mọc lệch nên nhổ

4. Mất răng số 5 có ảnh hưởng gì không?

Mất răng số 5 dù là nguyên nhân gì cũng đều gây ra những hậu quả nhất định từ thẩm mỹ, sức khỏe răng miệng cho tới sức khỏe toàn thân của chúng ta.

Đặc biệt những ảnh hưởng như tăng nguy cơ cao mắc bệnh lý răng miệng, ảnh hưởng tới vùng thần kinh quanh xương hàm, gây nên biến chứng tiêu xương… sẽ càng nghiêm trọng hơn khi thời gian mất răng kéo dài.

Sau đây hãy tìm hiểu chi tiết hơn về một số hậu quả mất răng số 5 lâu ngày:

– Gây mất thẩm mỹ: Ngay sau khi mất răng hàm số 5 bạn cũng đã thấy rõ tính thẩm mỹ của cả hàm răng bị giảm sút. Vì khi răng hàm số 5 bị mất sẽ để lại một khoảng trống trên cung hàm, khi nói hoặc cười rất dễ bị lộ ra.

– Khả năng ăn nhai bị ảnh hưởng nặng nề: Như đã đề cập đến ở phần trên, răng cối số 5 sẽ hỗ trợ các răng hàm lớn nghiền nát thức ăn một cách kỹ lưỡng hơn. Vì thế, khi mất răng việc ăn nhai không còn được duy trì tốt khiến quá trình nghiền nát thức ăn gặp nhiều khó khăn, hệ tiêu hóa gặp cản trở lớn. Lâu ngày, có thể dẫn đến một số bệnh lý về hệ tiêu hóa nguy hiểm như viêm đại tràng, dạ dày…

– Tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý răng miệng: Mất răng hàm số 5 sẽ để lại khoảng trống khiến thức ăn dễ bị mắc kẹt lại. Lâu dần, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và gây ra một số bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu…

– Ảnh hưởng tới hệ thần kinh quanh xương hàm: Việc mất răng đồng nghĩa với việc mất đi lực nâng đỡ tại vị trí răng mất, khiến lực nhai bị dồn lên các răng còn lại, làm ảnh hưởng tới dây thần kinh. Tình trạng trên diễn ra lâu ngày có thể gây nên tình trạng đau đầu, thậm chí là suy giảm trí nhớ.

– Gây ra hiện tượng tiêu xương hàm: Cũng giống như các răng khác, việc mất răng lâu năm sẽ gây nên tình trạng tiêu xương hàm. Mật độ, chất lượng xương hàm sẽ bắt đầu suy giảm từ tháng thứ 3 sau khi mất răng trở đi. Từ đó khiến các răng trên hàm bị xô lệch, khuôn mặt lão hóa sớm.

Mất răng hàm số 5 có ảnh hưởng gì không?

Mất răng hàm số 5 lâu ngày dẫn đến tiêu xương hàm

5. Nhổ răng số 5 có mọc lại không

Nhổ răng hàm số 5 sẽ chỉ mọc lại khi là răng sữa, nhưng nếu là răng vĩnh viễn khi bị mất đi sẽ không còn mầm răng để phát triển lại.

Như vậy, hiểu đơn giản rằng răng số 5 chỉ thay một lần duy nhất và không có cơ chế thay răng tự nhiên lần hai nào.

6. Những vấn đề thường gặp khi nhổ răng số 5

Tương tự như các răng khác trên cung hàm, sau khi nhổ bỏ răng hàm số 5 bạn sẽ gặp phải những hiện tượng nhất định do tác động xâm lấn trong quá trình thực hiện.

Nhưng bạn cần phải phân biệt được rõ đâu là hiện tượng bình thường và và đâu là bất thường để có những phương án xử lý tốt nhất.

+ Những hiện tượng bình thường khi nhổ răng hàm số 5:

Sưng tấy tại vị trí nhổ răng: Do các mô mềm xung quanh bị ảnh hưởng nên trong khoảng 2 – 3 ngày đầu bạn sẽ thấy vùng lợi xung quanh vị trí nhổ răng bị sưng tấy lên. Thực chất, tình trạng sưng tấy chỉ bị nặng nhất trong ngày đầu tiên, sau đó sẽ giảm nhanh chóng.

Đau nhức: Trong vòng 2 – 3 ngày đầu sau khi nhổ răng bạn sẽ cảm thấy hơi đau nhức. Vì để nhổ được răng thì các bác sĩ sẽ tác động trực tiếp vào xương hàm và các mô mềm xung quanh. Ngoài việc uống thuốc thì bạn có thể giảm đau bằng cách chườm lạnh.

Chảy máu: Ngày đầu tiên sau khi nhổ răng tại huyệt răng sẽ có máu chảy ra và ngày thứ 2 chỉ còn rỉ máu đôi chút.

+ Những hiện tượng bất thường khi nhổ răng hàm số 5:

Sưng tấy, đau nhức, chảy máu kéo dài: Nếu như tất cả những dấu hiệu vốn được coi là bình thường khi nhổ răng nhưng lại kéo dài nhiều ngày, thậm chí mức độ sưng, đau, chảy máu càng gia tăng thì đây lại là điều bất thường và bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ.

Cục máu đông không hình thành: Trong trường hợp không xuất hiện cục máu đông sau khi nhổ răng, có thể bạn đã gặp phải biến chứng viêm xương ổ răng. Vì cục máu đông chính là cơ chế hồi phục tự nhiên của cơ thể giúp vết thương được bảo vệ.

Huyệt răng có mủ: Khi quan sát nếu thấy huyệt răng có mủ và vết thương đau nhức nhiều thì khả năng cao bạn đã bị nhiễm trùng.

Tê bì, mất cảm giác môi, lưỡi và má: Đây là dấu hiệu cảnh báo cho tình trạng bị tổn thương dây thần kinh nếu bác sĩ thao tác sai, dùng sức quá mạnh khi nhổ răng.

Những vấn đề thường gặp khi nhổ răng hàm số 5

Những vấn đề thường gặp khi nhổ răng hàm số 5

7. Cách khôi phục răng số 5 hoàn hảo nhất

Nhờ sự phát triển của khoa học – kỹ thuật, ngày càng có nhiều phương pháp phục hình răng số 5 như hàm giả tháo lắp, bắc cầu răng sứ và cấy ghép Implant.

Trong đó, phương pháp cấy ghép Implant được đánh giá là biện pháp khôi phục răng mất an toàn, mang lại hiệu quả tối ưu mà bạn không nên bỏ qua.

Sở dĩ, phương pháp trên được đông đảo bác sĩ nha khoa và khách hàng đánh giá cao đến vậy vì cùng lúc hội tụ nhiều ưu điểm nổi bật như sau:

– Ngăn ngừa tình trạng tiêu xương răng xảy ra: Đây là phương pháp duy nhất ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm do mất răng lâu năm, nhờ việc cấy trụ trực tiếp vào ổ xương hàm tạo thành kết cấu vững chắc.

– Mang lại chức năng ăn nhai như răng thật: Răng Implant sẽ giúp khôi phục chức năng ăn nhai gần như tuyệt đối, không thua kém răng thật.

– Đem lại giá trị thẩm mỹ: Răng Implant có cấu tạo 3 phần gồm trụ, khớp nối và mão sứ nên sau khi phục hình xong sẽ đem lại giá trị thẩm mỹ cho cả hàm răng.

– Không tác động vào các răng bên cạnh: Nếu như bắc cầu răng sứ bác sĩ bắt buộc phải mài các răng bên cạnh thì trồng răng Implant chỉ tác động vào vùng răng bị mất. Nhờ vậy, các răng bên cạnh không bị ảnh hưởng.

– Thời gian sử dụng lâu dài: Tuổi thọ sử dụng trung bình của răng Implant là 20 – 25 năm, nếu chăm sóc đúng cách thì có thể sử dụng trọn đời.

Với những ưu điểm tuyệt vời nêu trên, phương pháp phục hình răng Implant đã “đánh bại” mọi phương pháp truyền thống và trở thành kỹ thuật phục hình răng ưu việt được mọi khách hàng tin dùng.

Cách khôi phục răng hàm số 5 hoàn hảo nhất

Cấy ghép Implant – Cách khôi phục răng hàm số 5 hoàn hảo nhất

Nhìn chung, răng số 5 hay bất kỳ chiếc răng nào trên cung hàm cũng cần được bảo vệ một cách cẩn thận. Trong các trường hợp bị mất răng cần phải có phương án phục hình càng sớm càng tốt, nhằm hạn chế các ảnh hưởng, hậu quả của việc mất răng lâu năm. Mong rằng, với những phân tích răng số 5 là răng nào cùng các vấn đề liên quan rất chi tiết trong bài đã giúp mang lại cho bạn thật nhiều kiến thức hữu ích. Đồng thời, qua đó có được sự lựa chọn tối ưu nhất cho nhu cầu phục hình răng hàm số 5 của mình hoặc người thân yêu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề nhổ răng số 5
Răng số 5 có mấy chân? Niềng răng nhổ răng số 5

Răng số 5 có mấy chân? Niềng răng nhổ răng số 5

Răng số 5 ở vị trí thứ 5 tính từ răng cửa và còn được gọi là răng hàm nhỏ thứ 2. Răng số 5 có 1 chân và có thể mọc 1-2 ống tủy. Do

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Nhổ răng số 5 có nguy hiểm không? một số yếu tố cần chú ý

Nhổ răng số 5 có nguy hiểm không? một số yếu tố cần chú ý

Răng số 5 là chiếc răng có vai trò quan trọng trên cung hàm, hỗ trợ ăn nhai và cắn xé cho răng nanh. Nếu răng số 5 bị sâu hoặc mắc bệnh

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền