11/07/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Nhiệt miệng là tình trạng viêm loét trong khoang miệng phổ biến với tần suất và mức độ khác nhau. Đa số các trường hợp mắc bệnh đều cảm thấy khó chịu, đau rát, ăn uống gặp khó khăn. Để nhận biết kịp thời và tìm cách điều trị, hãy điểm qua những hình ảnh nhiệt miệng sau đây!
Theo bác sĩ Nha khoa Đàm Ngọc Trâm (Giám đốc hệ thống Nha Khoa Paris) nhiệt miệng là tình trạng gây ra các vết loét trong miệng, sưng đau, dễ tái phát với các dấu hiệu như sau:
– Xuất hiện các vết đau, vết sưng hoặc đốm đỏ và phát triển thành vết lở, loét. Thường xuất hiện ở các vị trí như mặt trong của môi và má, lưỡi, đáy nướu, mặt trên của miệng.
– Khu vực vết loét có màu trắng hoặc vàng.
– Vùng niêm mạc xung quanh vết loét sưng đỏ và gây đau, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày (1).
– Khó ăn uống, thức ăn chạm vào vết loét gây đau đớn.
– Ngứa râm ran trong miệng.
– Một số trường hợp còn có biểu hiện như sốt, sưng hạch bạch huyết.
Nhiệt miệng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, giới tính. Tuỳ vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà biểu hiện sẽ khác nhau. Cần nắm bắt những dấu hiệu sớm sẽ giúp điều trị dễ dàng hơn. Cùng điểm qua những hình ảnh nhiệt miệng dưới đây:
Trẻ sơ sinh khi mắc nhiệt miệng sẽ đau rát khi ăn, bỏ bú, quấy khóc và khó chịu (2).
Các hình ảnh cụ thể như sau:
Trẻ từ 2 – 6 tuổi bị nhiệt miệng thường xuất hiện những vết loét nhỏ trong khoang miệng. Khi tình trạng nặng hơn, bé có thể nổi hạch ở cổ, sốt cao, nướu sưng lên và chảy máu.
Ở người lớn, nhiệt miệng làm hình thành các đốm trắng và đốm vàng gây đau rát và xót trong khoang miệng. Bạn sẽ khó ăn trong ăn uống và giao tiếng, có mùi hôi miệng khó chịu.
Có 5 loại nhiệt miệng phổ biến bao gồm nhiệt miệng thể nhỏ, nhiệt miệng thể lớn, nhiệt miệng do Herpes, nhiệt miệng Behcet, nhiệt miệng do thuốc.
– Nhiệt miệng thể nhỏ (RAS minor): Dạng nhiệt miệng này thường gặp với phần tổn thương nông, đường kính khoảng 3mm-1cm. Các vết xuất hiện riêng biệt từng nốt tại vùng môi, má hoặc nền miệng.
– Nhiệt miệng thể lớn (RAS major): Dạng nhiệt miệng này ít gặp hơn nhưng vết tổn thương khá sâu, kích thước lớn khoảng 1-3cm, bờ nổi cao và mọc thành từng cụm gần nhau, chủ yếu là niêm mạc môi trong, họng… Thời gian kéo dài bệnh có thể lên tới 6 tuần, khi lành có thể để lại sẹo, co kéo miệng hầu.
– Nhiệt miệng do Herpes: Nguyên nhân của loại nhiệt miệng này là do Herpes Simplex mọc thành cụm ở một vị trí nhỏ hoặc trên diện rộng. Vết tổn thương chỉ rộng khoảng 1-3mm (3).
– Nhiệt miệng Behcet: Được cho răng đây là bệnh tự miễn xảy ra khi một người có gen di truyền bệnh Behçet tiếp xúc với tác nhân môi trường khiến hệ thống miễn dịch hoạt động bất thường. Từ đó, gây ra các vết loét ở miệng hình tròn nổi lên trong miệng. Tuy chúng tự lành sau 1-3 tuần nhưng có nguy cơ bị tái phát (4).
– Nhiệt miệng do thuốc: Một số loại thuốc có thể gây ra nhiệt miệng như thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), thuốc giảm đau (Acetaminophen), thuốc kháng sinh (tetracycline và penicillin), thuốc chống nấm (Nystatin và clotrimazole), thuốc chống co giật (phenytoin và carbamazepine)… Việc sử dụng quá liều có thể gây ra tác dụng phụ là nhiệt miệng.
Nhiệt miệng có thể xuất hiện rất nhiều lần và dễ tái phát. Bạn có thể điều trị tại nhà với những cách đơn giản sau:
– Chế độ ăn uống hợp lý: Tăng cường thực phẩm giàu khoáng chất và vitamin như trái cây, rau xanh,…. Hạn chế các món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ăn cứng,… để vết loét không trở nên trầm trọng hơn.
– Súc miệng với nước muối: Nước muối có khả năng diệt khuẩn, kháng viêm rất tốt. Bạn cần súc miệng 3 – 4 lần mỗi ngày để có hiệu quả bảo vệ tốt nhất.
– Dùng nước diếp cá: Rau diếp cá chứa nhiều hoạt chất giúp diệt khuẩn, tiêu viêm, cải thiện nhiệt miệng hiệu quả. Bạn cần rửa sạch rau diếp cá rồi xay nhuyễn, lấy nước cốt để uống mỗi ngày 2 – 3 lần.
– Vệ sinh răng miệng đúng cách: Đánh răng mỗi ngày 2 – 3 lần, cần chải nhẹ nhàng không làm trầy xước khoang miệng, dùng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám trong kẽ răng.
Nếu các vết viêm loét ở miệng không có dấu hiệu thuyên giảm thì cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa. Các dấu hiệu bạn cần quan tâm như:
– Vết loét không lành sau 14 ngày.
– Quanh vết loét có biểu hiện nhiễm trùng.
– Ngày càng đau miệng, khó nhai nuốt.
– Sốt cao, co giật.
– Cơ thể mất nước, chóng mặt, mệt mỏi.
Nếu gặp một trong những biểu hiện trên, bạn hãy tới ngay cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Bên cạnh cách khắc phục nhiệt miệng, bạn cũng cần tìm hiểu một số biện pháp phòng ngừa để tránh bệnh tái phát như vệ sinh răng miệng tốt, ăn uống lành mạnh, hạn chế stress…
– Đánh răng 2 lần mỗi ngày và sử dụng nước súc miệng có chứa sodium lauryl sulfate để ngăn ngừa vi khuẩn lây lan.
– Thức ăn cay nóng và chua có thể kích ứng niêm mạc miệng và làm tăng nguy cơ nhiệt miệng. Một số thực phẩm cần tránh như ớt, tiêu, tỏi, cam, chanh, quýt, bưởi…
– Thức ăn cứng, giòn như bánh mì, khoai tây chiên, bỏng ngô sẽ cọ xát vào niêm mạc miệng gây tổn thương tạo thành vết nhiệt miệng.
– Uống đủ nước giúp giữ cho miệng luôn ẩm, thúc đẩy quá trình lành thương và giảm cảm giác rát buốt. Nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
– Bỏ hút thuốc lá bởi các chất như nicotine, tar và carbon monoxide có thể gây kích ứng và làm tổn thương niêm mạc miệng. Từ đó, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây ra nhiệt miệng.
– Hạn chế căng thẳng bởi stress có thể làm suy yếu hệ miễn dịch và làm tăng nguy cơ nhiệt miệng. Bạn có thể giảm bớt căng thẳng bằng cách tập gym, yoga, thiền…
Nhiệt miệng tuy không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Hy vọng những hình ảnh nhiệt miệng trên sẽ giúp bạn chủ động nhận biết và khắc phục nhanh chóng. Hãy đón đọc những bài viết tiếp theo của Nha Khoa Paris để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×