Răng cấm có thay không là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bài viết sau đây sẽ giải thích cụ thể vấn đề này cũng như cung cấp một số thông tin liên quan đến việc trồng và cách bảo vệ răng cấm.
Trước khi tìm hiểu răng cấm gồm những răng nào, bạn nên hiểu rõ rằng, mỗi người trưởng thành có 32 chiếc răng và chia thành 4 nhóm gồm:
– Răng cửa: 8 răng bao gồm các răng sốc 1, 2.
– Răng nanh: 4 răng bao gồm các răng ở vị trí số 3.
– Răng tiền hàm: 8 răng, gồm các răng ở vị trí số 4, 5.
– Răng hàm: Gồm 12 răng ở vị trí số 6, 7, 8.
Trong số đó, răng cấm là các răng ở vị trí số 6, 7 thuộc nhóm răng hàm. Người trưởng thành sẽ có tất cả 8 răng cấm mọc đều ở 2 hàm, mỗi hàm 4 chiếc răng. Bề mặt nhai của răng hàm số 6 và số 7 rộng và có rãnh sâu, thân răng to nên chúng thường đảm nhận vai trò quan trọng đối với chức năng ăn nhai.
Bạn có thể căn cứ vào các hình ảnh sau đây để xác định răng cấm và đặc điểm của chúng:
Răng cấm ở vị trí số 6 và 7
Răng cấm có rãnh sâu và thân to
Người trưởng thành có 8 răng cấm
Răng cấm thuộc nhóm răng hàm lớn
Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Linh Trang – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Đà nẵng cho biết, răng cấm không bao giờ thay và chỉ mọc một lần duy nhất. Điều này đồng nghĩa với việc, khi răng cấm mất đi, chúng vĩnh viễn không thể mọc lại được nữa.
Răng cấm sẽ tồn tại từ khi mọc cho đến khi hỏng hoặc khi về già mà không hề trải qua quá trình thay răng. Một khi mọc lên, chúng đã là răng vĩnh viễn. Chính vì thế, bạn cần chú ý chăm sóc răng miệng thật tốt đặc biệt là răng cấm để bảo đảm chức năng của toàn bộ hàm răng.
Răng cấm ở trẻ em không thể thay. Răng cấm không giống với những chiếc răng khác trên cung hàm. Răng cửa, răng nanh đều trải qua quá trình chuyển đổi từ răng sữa thành răng vĩnh viễn. Tuy nhiên răng cấm chỉ mọc duy nhất một lần trong đời, khi răng cấm mọc lên thì đã là răng vĩnh viễn và không thể thay thế. Những chiếc răng này có mối liên kết mật thiết với hệ thống dây thần kinh nên “cấm” được đụng đến hay tự ý nhổ bỏ vì có thể gây nguy hại đến sức khỏe răng miệng..
Răng cấm đóng vai trò vô cùng quan trọng và không thể thay thế nên cha mẹ cần đặc biệt quan tâm đến sức khỏe răng miệng của trẻ đặc biệt là răng cấm. Trong trường hợp trẻ bị sâu răng cấm, cha mẹ nên đưa trẻ đến nha khoa để được thăm khám cụ thể. Tùy vào tình trạng răng, bác sĩ sẽ tiến hành khắc phục theo một trong hai cách sau:
Trong trường hợp răng bị sâu mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ sử dụng kỹ thuật trám răng để phục hồi và bảo vệ răng khỏi tác động từ vi khuẩn. Đầu tiên, bác sĩ thực hiện làm sạch lỗ sâu, sau đó bít kín vùng bị sâu bằng chất hàn. Răng sau khi được hàn, trám sẽ được khôi phục hoàn toàn, chức năng ăn nhai của răng cũng không bị ảnh hưởng.
Nếu tình trạng sâu răng không được phát hiện và xử lý kịp thời, lỗ sâu sẽ ngày càng lớn, tổn hại trực tiếp đến mô răng khiến răng bị lung lay và không thể bảo tồn được nữa. Lúc này, nhổ bỏ răng cấm là giải pháp cuối cùng nhằm bảo vệ sức khỏe răng miệng, tránh gây ảnh hưởng đến các răng xung quanh.
Sau khi nhổ răng, cha mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc trồng hoặc phục hình răng đã mất để đảm bảo chức năng cho cả hàm. Việc mất răng trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai, khiến trẻ dễ mắc các vấn đề về tiêu hóa cũng như răng miệng nghiêm trọng khác.
Trẻ em rất dễ bị sâu răng cấm
Răng khôn không phải là răng cấm. Hai loại răng này khác nhau. Bạn có thể phân biệt chúng dựa vào:
– Thời điểm: Độ tuổi mọc răng khôn thường là từ 17 – 25 tuổi. Răng cấm mọc sớm hơn nhiều, thường trong giai đoạn 6 – 13 tuổi.
– Vị trí: Răng khôn hay răng hàm số 8 là răng nằm ở vị trí cuối cùng trên cung hàm. Vị trí của răng cấm là răng số 6 và số 7 tính từ răng cửa.
– Chức năng: Răng khôn không hề đảm nhận chức năng ăn nhai hay thẩm mỹ. Còn răng cấm là các răng hàm to nhất và đảm nhiệm chức năng ăn nhai chính.
– Đặc điểm: Răng khôn rất dễ mọc lệch gây chèn ép lên các răng bên cạnh, sinh ra các biến chứng như sưng tấy, sâu răng, đau nhức và viêm nướu. Trong khi đó, răng cấm là răng vĩnh viễn, không thể thay thế và không thể tự ý nhổ bỏ.
Răng khôn không phải răng cấm
Giống như những chiếc răng vĩnh viễn khác trên cung hàm, răng cấm một khi đã mất đi thì không thể mọc lại. Điều này đồng nghĩa với việc vị trí mất răng sẽ bị trống vĩnh viễn. Một khi răng cấm mất đi, bạn cần đến nha khoa để được tư vấn phương pháp phục hình răng kịp thời như lắp cầu răng sứ, trồng răng Implant hoặc dùng hàm tháo lắp.
Răng cấm không thể mọc lại, chính vì thế, bạn nên tìm gặp bác sĩ nếu thấy răng cấm có bất cứ dấu hiệu bất thường nào để kịp thời khắc phục và bảo tồn răng. Các vấn đề với răng cấm không những khiến bạn tốn kém tiền bạc và thời gian mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh hoạt thường nhật.
Do có vai trò là công cụ nhai chính nên bề mặt răng cấm phải tiếp xúc với lượng lớn thức ăn hàng ngày và thường gặp nhiều vấn đề về răng miệng như:
Sâu răng là bệnh lý răng cấm dễ mắc phải nhất, do bề mặt nhai lớn nên mảng bám thức ăn dễ tích tụ trên răng. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, đây sẽ là môi trường thuận lợi để vi khuẩn gây sâu răng sinh sôi. Ngoài ra, khi răng khôn mọc lệch hay mọc ngầm chèn ép lên răng số 7 cũng dễ gây sâu răng. Tình trạng sâu răng không chỉ gây đau đớn, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà còn dẫn tới nguy cơ mất răng nếu không được xử lý kịp thời.
Trong quá trình ăn nhai hàng ngày, bề mặt răng có thể gặp phải tình trạng nứt, vỡ. Vi khuẩn gây hại có thể xâm nhập qua vết nứt và gây hại đến tủy răng bên trong, gây ra viêm tủy. Viêm tủy răng nếu không được can thiệp kịp thời sẽ khiến cấu trúc răng bị phá hủy, từ đó dẫn đến mất răng.
Đây là tình trạng các tổ chức quanh răng bị viêm nhiễm gây ảnh hưởng đến cấu trúc răng. Một khi tình trạng này kéo dài sẽ gây phá hủy xương ổ răng, khiến răng lung lay và gãy rụng. Bệnh lý viêm nha chu thường dẫn đến tình trạng sưng phồng nướu gây đau đớn, khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến các dây thần kinh quanh răng.
Khi các vấn đề như sâu răng, viêm nha chu hay viêm tủy răng xảy ra ở răng cấm trong thời gian dài mà không có biện pháp khắc phục, chúng sẽ làm phá hủy cấu trúc răng và dẫn đến mất răng. Mất răng quá lâu sẽ gây tiêu xương hàm. Khi đó, các răng còn lại trên khung hàm sẽ bị xô lệch, khiến má hóp, khuôn mặt thay đổi.
Nhổ răng cấm có nguy hiểm, phức tạp và đòi hỏi kỹ thuật cao hơn những răng khác. Bởi răng cấm là răng có kích thước lớn nhất trên cung hàm, đảm nhiệm vai trò vô cùng quan trọng và liên quan đến nhiều dây thần kinh bên dưới.
Tuy vậy, bạn không nên quá lo lắng, nhổ răng cấm chỉ là một tiểu phẫu đơn giản trong nha khoa và sẽ không nguy hiểm nếu bạn lựa chọn được một địa chỉ uy tín. Đội ngũ bác sĩ có chuyên môn, tay nghề cao sẽ đảm bảo quá trình nhổ răng diễn ra an toàn đồng thời ngăn ngừa những biến chứng sau nhổ răng như chảy máu nhiều, nhiễm trùng ổ răng, đau nhức răng,…
Chi phí trồng răng cấm sẽ phụ thuộc vào vật liệu cũng như phương pháp phục hình răng. Cụ thể:
– Hàm tháo lắp: 200.000 VNĐ – 800.000 VNĐ.
– Làm cầu răng sứ: 10.000.000 VNĐ – 54.000.000 VNĐ.
– Cấy ghép Implant: 15.000.000 VNĐ – 35.000.000 VNĐ.
Tùy vào tình trạng răng, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phương pháp thích hợp, hiệu quả nhất. Bạn cũng có thể lựa chọn phương pháp trồng răng phù hợp dựa vào nhu cầu cũng như điều kiện của bản thân.
Răng cấm là loại răng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Chính vì thế, khi bị mất răng cấm, bạn nên can thiệp trồng lại răng càng sớm càng tốt. Mất răng cấm sẽ gây ra những hệ lụy như:
– Lực nhai giảm sút.
– Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, bạn dễ mắc các bệnh như viêm đại tràng, đau dạ dày,…
– Gây tiêu xương hàm do mất răng quá lâu.
– Làm xáo trộn khớp cắn.
– Khiến răng lộn xộn.
– Dễ mắc các bệnh lý về răng miệng như viêm lợi, viêm nha chu,…
Răng cấm chỉ mọc một lần duy nhất trong đời người và đảm nhận chức năng ăn nhai chính nên bạn cần bảo vệ và chăm sóc chúng kỹ lưỡng. Tuân thủ những chỉ dẫn sau đây để giúp răng số 6, số 7 luôn sáng bóng, chắc khỏe.
– Chải răng sạch sẽ, thường xuyên ít nhất 2 lần/ngày.
– Kết hợp dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng chuyên dụng để làm sạch răng miệng tốt hơn.
– Hạn chế đồ ngọt, nước uống có chứa gas.
– Tích cực bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi và vitamin vào chế độ ăn hàng ngày.
– Đeo máng bảo vệ răng khi ngủ nếu có tật nghiến răng.
– Khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện các vấn đề về răng miệng.
Bài viết trên đây đã chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề “Răng cấm có thay không”. Răng cấm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong ăn nhai. Mất răng cấm không chỉ ảnh hưởng trầm trọng đến sinh hoạt và sức khỏe mà còn khiến bạn mất thêm nhiều chi phí cho việc trồng răng. Chú trọng bảo vệ răng cấm nói riêng và sức khỏe răng miệng nói chung sẽ giúp bạn phòng tránh được những nguy cơ kể trên.
Kiến thức nha khoa: “Răng Cấm Của Trẻ Em Có Thay Không?”
Suckhoe123: “RĂNG KHÔN RĂNG CẤM, CÓ PHẢI LÀ MỘT KHÔNG?”
The Denture & Implant Clinic: “Can Wisdom Teeth Be Used To Replace Missing Teeth?”
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia trồng răng Implant,
Răng cấm bị sâu xâm nhập vào mô mềm và gây tổn thương nghiêm trọng thì việc nhổ bỏ là giải pháp tốt nhất, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Để ngăn ngừa lây lan và ảnh hưởng đến các cấu trúc lân cận, nhổ răng cấm là một thủ thuật nha khoa được bác sĩ chỉ định cho trường hợp
Nhổ răng cấm hàm trên được bác sĩ chỉ định thực hiện trong các trường hợp bất khả kháng như sâu răng nghiêm trọng, viêm tủy không thể
Cuộc sống ngày càng phát triển nên kéo theo nhiều loại bệnh lý răng miệng khác nhau có thể dẫn đến phải nhổ răng hàm (răng cấm). Theo
Đau răng cấm là hiện tượng không hiếm gặp , tình trạng này gây ra nhiều đau nhức khó chịu cho người bệnh, đặc biệt là khả năng ăn nhai.
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×