18/07/2024
Tác giả: Nha khoa paris
U nhú lưỡi là bệnh lý thường gặp và liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau. Để có phương án điều trị thích hợp, bạn cần biết cách nhận biết tình trạng bệnh thông qua hình ảnh u nhú ở lưỡi. U nhú lưỡi thông thường sẽ không cần can thiệp y tế mà vẫn có thể khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, trong trường hợp u nhú lưỡi liên quan đến các bệnh lý nghiêm trọng khác, bạn cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để kịp thời xử lý.
Thông thường, các chồi vị giác và nhú lưỡi nằm rải rác ở hai bên lưỡi và có màu hồng nhạt. Biểu hiện của tình trạng u nhú lưỡi có thể dễ dàng quan sát mắt thường như:
– Nhú lưỡi sưng đỏ gây khó chịu, đau đớn.
– Nhú lưỡi to dần và có hình dạng như những chiếc đĩa dẹt.
– Hiện tượng sưng nhú lưỡi xuất hiện ngày càng nhiều và có xu hướng lan xuống họng.
– Các u hình thành nhiều lớp, chồng lên nhau, rất dễ vỡ khi bị ma sát hoặc kích thích.
– Khi u bị vỡ gây đau rát, chảy dịch mủ, có thể kèm theo máu và làm loét miệng.
U nhú lưỡi có thể gây ra do các bệnh lý dưới đây:
– Axit trào ngược: Tình trạng này xảy ra do kích thích từ thực phẩm hoặc các ảnh hưởng từ sức khỏe. Axit trào ngược diễn ra thường xuyên sẽ khiến các nhú lưỡi sưng tấy, gây khó chịu.
– Các bệnh lý viêm nhiễm: Một số loại vi rút, vi khuẩn gây bệnh khả năng xâm nhập vào vùng khoang miệng và tác động đến các nhú lưỡi. Từ đó khiến cơ quan này bị sưng đỏ và lên u nhú. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do thói quen sinh hoạt tình dục không an toàn, đặc biệt là qua đường miệng.
– Viêm nhú lưỡi: Đây là bệnh lý diễn ra trong thời gian ngắn tuy nhiên lại gây sưng, viêm, đau đớn khiến bạn gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
– Ung thư miệng: Tuy nguyên nhân này khá hiếm gặp nhưng lại không thể loại trừ. Bởi khi mắc ung thư miệng, phía dưới lưỡi thường xuất hiện khối u gây nhiều đau đớn trong ăn uống và giao tiếp.
Nhú lưỡi sưng đỏ do bệnh lý viêm nhiễm
Ung thư miệng gây nhiều khối u ở lưỡi
U nhú ở lưỡi do viêm nhú lưỡi
Một số thói quen sinh hoạt hàng ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc u nhú ở lưỡi:
– Nhú lưỡi bị kích thích: Tình trạng này thường gặp ở những người sử dụng răng giả hoặc răng nhọn gây kích thích khiến lưỡi bị sưng. Những tổn thương như cắn phải lưỡi cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc u nhú ở lưỡi.
– Hút thuốc lá: Trong thuốc lá chứa nhiều độc tố gây kích thích các chồi vị giác và làm nổi u nhú lưỡi. Không những thế, tình trạng này còn khiến bạn bị suy giảm khả năng phân biệt mùi vị.
– Thiếu vitamin, dưỡng chất: Trong trường hợp chế độ ăn uống hàng ngày không điều độ, cơ thể thiếu sắt, vitamin B,… nhú lưỡi cũng sẽ bị ảnh hưởng, nổi u và sưng tấy.
– Lo lắng, căng thẳng trong thời gian dài: Stress kéo dài không chỉ khiến cơ thể bị suy nhược mà còn ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Lúc này, có thể dễ phát sinh các vấn đề về sức khỏe, trong đó có tình trạng u nhú lưỡi.
– Ăn nhiều thực phẩm có vị chua, cay: Các loại thực phẩm quá chua hoặc quá cay sẽ khiến nhú lưỡi bị kích thích, sưng đau và nổi u nhú.
U nhú ở lưỡi do căng thẳng kéo dài
Hút thuốc lá khiến nhú lưỡi sưng viêm
Nhú lưỡi bị sưng đỏ có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng tình trạng này cũng có thể tự biến mất mà không cần điều trị. Mặc dù vậy, u nhú lưỡi cũng có thể là dấu hiệu của ung thư miệng.
Khi tình trạng nhú lưỡi bị sưng đau, nổi u kéo dài, bạn cần chủ động đến khám tại các cơ sở y tế uy tín để được chữa trị càng sớm càng tốt.
Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Đà Nẵng cho biết, khi thấy lưỡi sưng đau, nổi nhiều cục u bất thường kèm các dấu hiệu sau, rất có thể bạn đã mắc ung thư miệng:
– Viêm loét miệng.
– Đau miệng.
– Tê lưỡi.
– Đau họng, ho khan kéo dài.
– Khó khăn trong nhai và nuốt.
– Hàm và lưỡi khó cử động.
– Xuất hiện nhiều khối u ở vùng má và cổ.
– Amidan, nướu, lưỡi và niêm mạc miệng xuất hiện nhiều mảng trắng.
– Sốt cao, sụt cân.
U nhú lưỡi có nguy hiểm không
Biểu hiện cơ bản của u nhú lưỡi là xuất hiện những cục u nhỏ màu trắng hoặc màu hồng nhạt bên dưới lưỡi. Những trường hợp các triệu chứng bệnh có thể tự biến mất đều không đáng ngại. Đây có thể là phản ứng của hệ miễn dịch hoặc do thói quen ăn uống gây ra.
Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh không giảm đi mà ngày càng có xu hướng nghiêm trọng hơn thì bạn cần đến gặp bác sĩ để khám tổng quát ngay lập tức. Dựa vào hình ảnh u nhú lưỡi có thể chẩn đoán do vi rút xâm nhập nhưng cũng có khả năng là biểu hiện của ung thư lưỡi.
Khi nào cần khám bác sĩ
Bên cạnh việc phân loại theo nguyên nhân, các loại u nhú lưỡi còn có thể phân biệt bằng tính chất, biểu hiệu của chúng như u nhú lưỡi gà, u nhú lành tính, nổi cục dưới lưỡi,…
Nổi cục dưới lưỡi là hiện tượng dưới cuống lưỡi xuất hiện các nốt mụn thịt màu nâu hoặc sẫm màu có kích thước từ 1mm – 2cm. Tình trạng kể trên có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân:
– Rối loạn nội tiết.
– Chế độ ăn uống kém lành mạnh, khoa học.
– Dùng kem đánh răng, mỹ phẩm kém chất lượng.
– Do bệnh sùi mào gà.
– Do bệnh lý u nhú tiền đình papillomatosis gây ra.
– Do ung thư lưỡi.
Tình trạng nổi cục dưới lưỡi có thể lành tính hoặc không tùy vào nguyên nhân. Để đảm bảo an toàn sức khỏe, bạn cần đến cơ sở nha khoa thăm khám ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường trên lưỡi.
U nhú lành tính ở miệng là tình trạng trong khoang miệng xuất hiện các khối u bã đậu, không phát triển thành khối u ác tính. Khối u này thường thấy ở vùng môi, lưỡi và mặt trong của má.
U nhú lành tính tuy không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng mang lại rất nhiều bất tiện như:
– Gây cộm, vướng víu, khó chịu trong khoang miệng.
– Khó khăn khi ăn uống vì thức ăn rất dễ va chạm với khối u.
– Khối u dễ sưng viêm do khoang miệng luôn luôn ẩm ướt.
– Trong trường hợp khối u bị nhiễm trùng hoặc vỡ thì rất lâu lành.
U nhú lưỡi gà là một trong những bệnh xã hội nguy hiểm và dễ lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt là khi quan hệ tình dục bằng miệng. Tuy nhiên, nhiều bệnh lý này hoàn toàn khác bệnh sùi mào gà. Dưới đây là hình ảnh về bệnh u nhú lưỡi gà. Bạn có thể căn cứ vào đó để phân biệt u nhú lưỡi gà với các bệnh lý khác.
U nhú lưỡi gà
Như đã chia sẻ, u nhú lưỡi nếu do các yếu tố bất thường trong sinh hoạt hàng ngày gây ra có thể tự khỏi mà không cần can thiệp bằng các biện pháp y tế. Bạn chỉ cần chú ý vệ sinh răng miệng hàng ngày cũng như xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, các triệu chứng như đau rát, sưng đỏ nhú lưỡi sẽ dần được cải thiện.
U nhú lưỡi không quá khó chữa, sau khi xác định rõ nguyên nhân, tình trạng bệnh, bạn có thể điều trị bệnh ngay tại nhà hoặc cần phải can thiệp bằng phương pháp nội khoa.
U nhú lưỡi có thể tự tiêu biến mà không cần phải can thiệp y tế. Bạn có thể tham khảo một số cách sau đây để cải thiện các triệu chứng của bệnh và giúp vùng bị tổn thương mau lành:
– Súc miệng ngay sau khi đánh răng bằng nước súc miệng chuyên dụng.
– Không hút thuốc lá.
– Tránh xa môi trường ô nhiễm.
– Hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều đường, axit,…
– Dùng một số gel bôi hoặc dung dịch gây tê để giảm đau. Tuy nhiên, không tự ý sử dụng các sản phẩm này khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Căn cứ vào nguyên nhân gây u nhú lưỡi, bác sĩ sẽ xây dựng cho bạn một liệu trình điều trị phù hợp, hiệu quả nhất.
U nhú lưỡi do vi rút HSV, HPV có thể được điều trị bằng cách:
– Dùng liệu pháp sinh học INT.
– Kỹ thuật áp lạnh.
– Dùng thuốc tiêm kháng vi rút.
Điều trị u nhú dạng u nang bằng những phương pháp sau :
– Thủ thuật chọc dịch để loại bỏ u nang nhầy hoặc nang lympho biểu mô.
– Kỹ thuật áp lạnh.
– Laser.
Loại bỏ u nhú lưỡi do sỏi tuyến nước bọt bằng những phương pháp như:
– Massage tuyến nước bọt để đẩy sỏi ra ngoài.
– Sử dụng thuốc kháng viêm.
– Phẫu thuật ngoại khoa nếu sỏi có kích thước lớn.
Những hình ảnh u nhú ở lưỡi trên đây sẽ giúp ích rất lớn trong việc tìm hiểu nguyên nhân cũng như mức độ bệnh. Cải thiện các thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh sẽ giúp bạn điều trị nhanh chóng, hiệu quả tình trạng này.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×