Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Mất răng lâu ngày và 9 tác hại không mong muốn

Mất răng lâu ngày không còn là tình trạng hiếm gặp , có thể chỉ vì lý do chủ quan không can thiệp sớm mà nhiều hệ lụy nghiêm trọng đã xảy ra. Lường trước những rủi ro từ việc mất răng trong một thời gian dài sẽ giúp bệnh nhân phòng ngừa và khắc phục một cách tốt nhất.

1. Nguyên nhân nào gây mất răng lâu ngày?

Trên thực tế, mất răng lâu ngày là tình trạng gặp phải phổ biến ở nhiều giới tính, lứa tuổi khác nhau mang đến sự bất tiện cho nhiều người. Thông thường khuyết điểm này diễn ra do một số nguyên nhân chính như sau: 

– Sâu răng kéo dài dẫn đến tình trạng chết tủy buộc phải nhổ răng.

– Va đập gãy răng, chấn thương do chơi thể thao, tai nạn giao thông.

–  Viêm nhiễm lâu ngày, viêm nha chu ảnh hưởng xấu đến mô, nướu.

– Thiếu răng bẩm sinh hoặc do di truyền.

– Khối u xương hàm phát triển dẫn tới mất răng.

– Uống rượu, hút thuốc lá lâu năm khiến răng bị hư hại.

– Các đối tượng bị mắc các bệnh lý như: viêm khớp, huyết áp cao, tim mạch, tiểu đường…

nguyên nhân mất răng nhiều ngày

Nguyên nhân mất răng nhiều ngày

2. 9 Hậu quả tai hại của việc mất răng lâu ngày 

Mất răng lâu ngày không chỉ mang lại sự tự ti, mặc cảm trong giao tiếp mà còn dẫn tới một loạt các hậu quả đáng tiếc dưới đây:  

2.1. Mất răng nhiều năm dẫn đến tiêu xương hàm

Xương hàm là bộ phận quan trọng có chức năng nâng đỡ cơ mặt và duy trì chức năng ăn nhai của răng. Khi lực nhai thường xuyên đặt áp lực lên cung răng thì khung xương hàm sẽ duy trì được mật độ ổn định của xương. Do đó nếu răng bị thiếu hụt thì áp lực không được duy trì dẫn đến tiêu xương hàm

Đối với các đối tượng khách hàng bị mất răng lâu ngày, tình trạng này càng trở nên nghiêm trọng hơn. Nướu teo nhỏ lại, tỉ lệ hồi phục bị giảm đi. Vì vậy, bác sĩ nha khoa bắt buộc phải thực hiện ghép xương thì mới khắc phục được biến chứng này. 

Không còn chân răng thì xương sẽ tiêu mất

Không còn chân răng thì xương sẽ tiêu mất

2.2. Tác động tiêu cực đến các răng liền kề

Mất răng lâu ngày không được can thiệp kịp thời sẽ khiến hàng loạt những chiếc răng liền kề bị tác động tiêu cực. Đối với những người có hàm răng bình thường, lực nhai dàn đều ra còn đối với người bị mất răng có xu hướng dịch chuyển. Nếu mất răng hàm thì răng cửa sẽ chìa ra đằng trước để đảm nhận thay chức năng nhai, nghiền thức ăn. 

Các răng xung quanh nghiêng theo hướng khoảng trống thiếu răng. Bên cạnh đó, răng hàm đối diện có khả năng mọc chĩa thẳng xuống. Bên cạnh đó, tình trạng này kéo dài thậm chí còn khiến cho răng liền kề bị tác động lung lay không giữ được.  

mất răng lâu ngày ảnh hưởng tới răng khác

Mất răng lâu ngày ảnh hưởng tới răng khác

2.3. Hạn chế chức năng ăn nhai

Một trong những hậu quả nghiêm trọng của mất răng lâu ngày đó là khả năng ăn nhai bị ảnh hưởng trực tiếp. Thiết hụt răng khiến cho lực nhai bị giảm đi đáng kể đặc biệt là các hoạt động nghiền, nhá, xé, cắn đồ ăn. Tình trạng này kéo dài làm cho hệ tiêu hóa phải làm việc vất vả hơn đồng thời tăng tỷ lệ mắc các bệnh lý liên quan đến hệ đường ruột. 

Mặt khác, do phải kiêng khem, không được tùy ý ăn những loại thực phẩm mình yêu thích nên dễ gặp phải tình trạng chán ăn, ăn không ngon và giảm cân mất kiểm soát.  

Mất răng sẽ ăn nhai khó khăn

Mất răng sẽ ăn nhai khó khăn

2.4. Gây ra tình trạng lão hóa sớm

Trong cấu trúc khuôn mặt, xương hàm đóng vai trò nâng đỡ chủ đạo do đó khi mất răng lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng lão hóa sớm. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là vùng da quanh má bị chảy xệ, chùng xuống, nhiều nếp nhăn khiến diện mạo già dặn nhiều hơn tuổi. Không những thế, má hóp lại làm cho tổng thể khuôn mặt không còn căng bóng, trẻ trung mà trở nên hốc hác, thiếu sức sống.

Mất răng khiến khuôn mặt lão hóa

Mất răng khiến khuôn mặt lão hóa

2.5. Ảnh hưởng đến diện mạo

Đối với những người mất răng lâu ngày tại vị trí răng cửa thì tính thẩm mỹ bị ảnh hưởng đáng kể. Lý do bởi đây là vị trí người đối diện thường tập trung nhìn vào khi giao tiếp.

Chỉ cần xuất hiện kẽ hở lớn là mọi hoạt động đối thoại, cười đùa trở nên mất tự nhiên hẳn. Về lâu dài sẽ vô tình trở thành nỗi mặc cảm, tự ti khiến người gặp phải khuyết điểm này thu hẹp khoảng cách, không dám tiếp xúc nhiều với mọi người xung quanh

tác hại của mất răng tới diện mạo

Tác hại của mất răng tới diện mạo khuôn mặt

2.6. Tiếng phát âm khó nghe

Một trong các hậu quả nặng nề của mất răng lâu ngày đó là khả năng phát âm. Răng dịch chuyển, lệch lạc khiến mối liên kết giữa các bộ phận lưỡi, môi và răng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đặc biệt là sự thiếu hụt của răng cửa khiến làn hơi không đi được đúng hướng dẫn đến tình trạng nói ngọng, phát âm không rõ chữ…. 

Mất răng làm thay đổi âm thanh phát ra

Mất răng làm thay đổi âm thanh phát ra

2.7. Dễ phát sinh bệnh lý về răng miệng

Răng mất lâu ngày tạo ra khoảng trống lớn từ đó làm cho quá trình vệ sinh, chăm sóc răng mỗi ngày gặp phải khó khăn. Chải răng không sạch làm vi khuẩn, mảng bám tích tụ, phát triển nhanh chóng. Do đó, những người bị thiếu hụt răng thường bị mắc các bệnh răng miệng cơ bản như: viêm lợi, sâu răng, viêm nha chu… 

2.8. Dây thần kinh bị ảnh hưởng

Tại vị trí của răng có chứa rất nhiều dây thần kinh điều khiển cảm giác quan trọng. Bởi vậy, nếu bị mất răng sẽ khiến cho cơ hàm bị ảnh hưởng, hệ thống dây thần kinh nằm liền kề niêm mạc.

Tình trạng kéo dài có khả năng dẫn tới bệnh lý loạn năng thái dương hàm, vốn được biết đến là nguyên nhân gây ra đau nhức đầu, chóng mặt, mỏi mệt. 

2.9. Gây ra đau hàm, mỏi cơ mặt kéo dài

Khi răng bị mất đi, lực đỡ biến mất làm cho các răng khỏe mạnh dễ bị xô nghiêng theo phía khoảng trống. Không những thế, các răng này buộc phải chịu áp lực lớn từ hoạt động nhai thay cho vị trí răng thiếu hụt.

Nếu không được khắc phục nhanh chóng, về lâu dài sẽ gây đau nhức hàm, mỏi vùng má, khiến nai gặp phải tình trạng này đều thấy khó chịu, gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt và cuộc sống. 

Tác động lực không đều do răng mất làm mỏi hàm

Tác động lực không đều do răng mất làm mỏi hàm

??? VIDEO Mất răng không trồng lại thì bị làm sao?

3. Bật mí cách khắc phục triệt để tình trạng mất răng lâu ngày

Mất răng lâu ngày gây ra rất nhiều hậu quả đáng tiếc, vì vậy làm sao để giải quyết triệt để khuyết điểm này là chủ đề được rất nhiều người quan tâm. Sau đây là 3 phương pháp phục hình răng phổ biến được nhiều người lựa chọn nhất: 

3.1 Dùng hàm tháo lắp

Sử dụng hàm tháo lắp là giải pháp có từ lâu được nhiều người sử dụng. Bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa trên hình dáng hàm răng của bạn để thiết kế khung hàm có kích cỡ phù hợp. Chất liệu đa dạng có thể là: nhựa cứng, nhựa dẻo hoặc kim loại… để tùy theo nhu cầu khách hàng lựa chọn. 

Vì là hàm tháo lắp nên chúng ta hoàn toàn chủ động tháo ra để vệ sinh mỗi ngày mà không sợ bị ảnh hưởng đến cấu trúc răng. Chức năng ăn uống cũng đảm bảo căn bản, an toàn, lành tính đối với cơ thể. 

Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là không giải quyết được tình trạng tiêu xương hàm. Do đó về lâu dài bạn nên lựa chọn 1 giải pháp hoàn hảo hơn.

làm hàm tháo lắp để cải thiện tình trạng mất răng

Làm hàm tháo lắp để cải thiện tình trạng mất răng

3.2 Làm cầu răng sứ

Lắp cầu răng sứ là phương pháp hiện đại có ưu điểm hơn so với việc sử dụng hàm tháo lắp. Sau khi mài nhỏ 2 chiếc răng nằm cạnh răng bị mất, mão sứ sẽ được đặt lên trên trốc. Lúc này, 2 răng liền kề sẽ đóng vai trò cột trụ nâng đỡ cho răng giả thực hiện chức năng ăn nhai bình thường.   

Về tuổi thọ của kỹ thuật này có thể duy trì đến 10 năm. Ngoài ra, lớp men sứ đạt được vẻ tự nhiên như răng thật. Tuy nhiên nếu không thực hiện chế độ chăm sóc răng phù hợp thì răng rất dễ bị viêm nhiễm chân răng, hơi thở có mùi…

Cầu răng sứ tự nhiên và bền hơn răng tháo lắp

Cầu răng sứ tự nhiên và bền hơn răng tháo lắp

3.3 Trồng răng Implant

So với 2 kỹ thuật trên thì trồng răng Implant là giải pháp khắc phục hậu quả của việc mất răng lâu ngày toàn diện nhất. Công nghệ này giải quyết mọi khuyết điểm về răng dựa trên cơ chế của khung trụ Implant trực tiếp gắn vào xương hàm kết hợp với cầu sứ cao cấp. 

Với cấu tạo phục hình răng toàn diện cả chân răng, thân răng và bề mặt răng nên nhìn bề ngoài không khác gì răng thật. Không những thế, răng giả hoàn toàn chịu được áp lực ăn, nhai, nghiền thức ăn thậm chí tốt hơn cả răng tự nhiên.

Khu vực trống được lấp đầy răng do đó ngăn ngừa được tình trạng tiêu xương ổ răng nguy hiểm. Về tuổi thọ của răng thực hiện bằng phương pháp Implant lên đến 20 năm hoặc vĩnh viễn trong điều kiện chăm sóc, vệ sinh cẩn thận.

trồng răng implant cải thiện mất răng

Biện pháp trồng răng implant cải thiện mất răng

Khách hàng tin dùng implant

Khách hàng tin dùng implant

Như vậy, mất răng lâu ngày gây ra những hậu quả nặng nề, không chỉ làm suy giảm cấu trúc răng hàm mà còn ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ của người bệnh. Do đó, nếu gặp phải tình trạng này, cần mau chóng đi trồng lại để nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như đập tan mọi nguy hiểm đang rình râp tới đến sức khỏe răng miệng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề mất răng
Sún răng là gì? Tác hại khi trẻ bị sún răng? Bác sĩ nha khoa giải đáp

Sún răng là gì? Tác hại khi trẻ bị sún răng? Bác sĩ nha khoa giải đáp

Sún răng xảy ra phổ biến ở các bé trong nhóm tuổi từ 1 – 3 tuổi. Răng sẽ bị bào mòn từng chút một, nhỏ dần, chuyển nâu đen và lâu

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Mất răng lâu năm phải làm sao? Có trồng lại được không?

Mất răng lâu năm phải làm sao? Có trồng lại được không?

Mất răng sẽ ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ, khả năng ăn nhai cũng như sức khỏe toàn thân. Đặc biệt khi mất răng lâu năm còn kéo theo hiện

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Bị mất răng có sao không, tác hại của việc mất răng

Bị mất răng có sao không, tác hại của việc mất răng

Mất răng sẽ ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ, khả năng ăn nhai cũng như sức khỏe toàn thân. mất răng làm cho hiện tượng tiêu xương răng phát

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Hội chứng răng không mọc được Anodontia là gì? Khắc phục thế nào?

Hội chứng răng không mọc được Anodontia là gì? Khắc phục thế nào?

Răng không mọc được hay không thể mọc lại sau khi thay răng sữa là hội chứng tuy rất hiếm nhưng đã có khá nhiều trường hợp được ghi

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga