Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Các mức độ sâu răng và 4 phương pháp điều trị hiệu quả nhất

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Implant, bọc răng sứ  – Nha Khoa Paris Đà Nẵng.

Các mức độ sâu răng sẽ được phân chia một cách cụ thể, thông qua đó nha sĩ sẽ nhanh chóng chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Đồng thời, ở mỗi một mức độ sẽ có những dấu hiệu nhận biết riêng. Vì vậy, không phải lúc nào sâu răng cũng đều phải bọc sứ hay nhổ răng như nhiều người vẫn lầm tưởng.

1. Các mức độ sâu răng

Sâu răng thường được chia thành 3 mức độ, tương ứng với từng giai đoạn phát triển bệnh lý, gồm: mức độ 1 (Sâu men răng), độ 2 ( sâu ngà răng) và độ 3 (sâu tủy răng).

1.1. Mức độ 1: Sâu men răng

Theo bác sĩ nha khoa Hồ Nhật Anh, răng sâu mức độ 1 là tình trạng sâu nhẹ nhất, mới chớm bị nên không có quá nhiều triệu chứng nhận biết rõ ràng.

Đây là thời điểm vi khuẩn gây sâu răng mới tấn công vào bề mặt của men răng, chưa xâm nhập vào được các tổ chức bên trong nên không gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai cơ bản.

Dấu hiệu nhận biết răng sâu mức độ 1:

– Trên bề mặt răng có lỗ nhỏ li ti màu trắng hoặc đen.

– Răng chuyển màu hơi đục.

– Răng hơi nhạy cảm khi tiếp xúc với đồ lạnh, ngọt.

Các mức độ sâu răng - Mức độ 1

Răng sâu mức độ 1

1.2. Mức độ 2: Sâu ngà răng

Răng sâu mức độ 2 là tình trạng vi khuẩn đã xâm nhập và tấn công vào đến ngà răng. Cấu trúc răng lúc này đã bị tổn thương nhiều và có thể dễ dàng quan sát thấy hơn so với mức độ 1.

Ở mức độ 2, cái vết sâu li ti ban đầu có xu hướng lan rộng ra và chuyển sang màu đen. Các mô cứng của răng bắt đầu bị phá hủy nhanh chóng và ngà răng bị tác động trực tiếp.

Dấu hiệu nhận biết răng sâu mức độ 2:

– Xuất hiện các cơn đau nhức, nhất là khi ăn uống.

– Răng ê buốt nhiều.

– Các cơn đau có xu hướng lan rộng ra cả hàm.

– Có lỗ hổng trên bề mặt răng.

– Các mô cứng bị phá hủy sẽ có màu đen rõ rệt.

– Hơi thở có mùi hôi.

Các mức độ sâu răng - Mức độ 2

Răng sâu mức độ 2

1.3. Mức độ 3: Sâu tủy răng

Đây là mức độ nặng nhất của bệnh lý sâu răng. Sâu răng độ 3 gây ra tổn thương nghiêm trọng về mặt cấu trúc răng và ảnh hưởng đến tủy răng bên trong.

Vi khuẩn sẽ theo các lỗ sâu xâm nhập vào ngà răng và cho đến tủy răng, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm tại đây.

Răng sâu ở mức độ 3 nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến hàng loạt biến chứng nguy hiểm như viêm tủy hoại tử, mất răng, áp xe răng… nguy hiểm nhất là nhiễm trùng huyết.

Dấu hiệu nhận biết răng sâu mức độ 3:

– Cảm giác đau răng trở nên nghiêm trọng và kéo dài.

– Đau nhiều về đêm.

– Hơi thở có mùi hôi khó chịu.

– Răng ê buốt nghiêm trọng.

– Miệng có vị đắng.

– Mô lợi xung quanh sưng tấy.

– Răng lung lay.

– Mô răng bị phá hủy nhiều, thậm chí chỉ còn chân răng.

Răng sâu mức độ 3

Răng sâu mức độ 3

2. Các phương pháp điều trị bệnh lý sâu răng

Tùy vào từng tình trạng, mức độ sâu răng, nha sĩ sẽ chỉ định 1 trong 4 phương pháp điều trị là tái khoáng, trám răng, bọc sứ hoặc nhổ răng.

2.1. Tái khoáng men răng

Theo bác sĩ Hồ Nhật Anh, đối với các trường hợp răng sâu độ 1, mới chỉ hình thành các vết li ti màu trắng trên bề mặt răng thì chỉ cần tiến hành tái khoáng.

Tái khoáng là phương pháp lấp đầy phần men răng bị mất đi do vi khuẩn phá hủy bằng các chất khoáng như fluoride. Từ đó, phần men răng sẽ được tái tạo lại và tăng độ cứng hơn ban đầu.

Quá trình tái khoáng thường được thực hiện bằng các cách:

– Sử dụng các loại kem đánh răng có chứa hoạt chất fluoride.

– Sử dụng các loại nước súc miệng có chứa fluoride.

– Bôi gel fluoride trực tiếp lên bề mặt răng.

Tái khoáng men răng

Tái khoáng men răng

2.2. Trám răng

Nếu như sâu răng đã tiến triển sang mức độ 2, nhưng mới chỉ sâu ở phần ngà nông thì trám răng sẽ là phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Với phương pháp thứ hai, nha sĩ sẽ tiến hành loại bỏ các mô răng bị sâu, tiếp đến là dùng vật liệu nha khoa phù hợp (composite, amalgam…) để lấp đầy lỗ sâu cũng như tái tạo hình dáng răng.

Phương pháp hàn răng sẽ giúp ngăn chặn sự tiến triển của bệnh lý cũng như bảo vệ răng gốc, khôi phục lại chức năng ăn nhai như ban đầu.

2.3. Bọc sứ

Theo bác sĩ Nhật Anh, bọc sứ là phương pháp được chỉ định trong các trường hợp răng sâu vào đến tủy hoặc đã hình thành các lỗ lớn trên bề mặt. Khi một phần lớn men răng bị hư hại, bọc sứ sẽ phù hợp hơn là hàn trám.

Quá trình trên bao gồm loại bỏ mô răng bị hư hại, tạo trụ chân răng, thiết kế mão sứ phù hợp và cố định mão sứ bên ngoài răng sâu.

Bọc sứ không chỉ giúp ngăn chặn bệnh lý sâu răng tiến triển nặng hơn mà còn cung cấp một giải pháp bảo vệ và tăng cường độ chắc chắn cho răng.

Bọc sứ

Bọc sứ

2.4. Nhổ răng

Đây là chỉ định được đưa ra trong các trường hợp “bất khả kháng”, tức là răng đã sâu quá nặng, tủy bị hoại tử và không thể giữ lại nữa.

Một khi răng sâu quá nặng, ngay cả phương pháp trám răng hay bọc sứ cũng không còn hiệu quả. Ngược lại, nếu giữ lại chiếc răng bị sâu còn tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại tấn công sang các bộ phận khác trong khoang miệng.

Vì vậy, nhổ răng trong trường hợp trên còn giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng tổng thể được tốt nhất, chứ không đơn thuần chỉ là điều trị bệnh lý sâu răng.

3. Bị sâu răng nhẹ có tự khỏi hẳn được không

Theo bác sĩ Hồ Nhật Anh, răng bị sâu nhẹ hay dù mới chớm bị cũng không thể tự khỏi được, ngay cả khi bạn có vệ sinh chăm chỉ hay dùng các mẹo dân gian hàng ngày.

Vì răng là một trong những bộ phận đặc biệt trên cơ thể, khi bị tổn thương hay hư hỏng về mặt cấu trúc sẽ không thể tự hồi phục lại như ban đầu.

Vậy nên, ngay cả khi chỉ bị sâu răng ở mức độ 1 bạn vẫn cần đi khám bác sĩ nha khoa để được điều trị sớm và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm hơn trong tương lai.

Như trường hợp của bạn D.N.M 34 tuổi (Yết Kiêu, Sơn Trà, Đà Nẵng) là một ca răng sâu nhẹ điển hình nhưng không thể tự khỏi được. Khi đến Nha Khoa Paris bạn M có tình trạng răng sâu mức độ 1, mới chỉ có vết trắng li ti trên bề mặt răng. Bác sĩ Hồ Nhật Anh đã tiến hành tái khoáng để ngăn ngừa bệnh lý sâu răng tiến triển nặng.

4. Biện pháp phòng ngừa sâu răng

Bệnh lý sâu răng hoàn toàn có thể phòng ngừa được nếu như bạn áp dụng theo các biện pháp dưới đây.

– Loại bỏ môi trường sống của vi khuẩn gây hại: Chải răng ít nhất 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm. Chú ý chải răng theo chiều dọc, xoay tròn nhẹ nhàng để làm sạch cặn bẩn, mảng bám.

– Dùng máy tăm nước hoặc chỉ nha khoa: Nhằm làm sạch các kẽ răng hơn, hạn chế vi khuẩn gây hại tăng sinh nhanh chóng.

– Ưu tiên dùng kem đánh răng hoặc nước súc miệng chứa fluoride: Đây là khoáng chất có tác dụng ngừa sâu răng, giúp răng chắc khỏe.

– Hạn chế tiêu thụ đường, tinh bột: Đây là các thực phẩm dễ tạo thành mảng bám, tạo điều kiện cho vi khuẩn tăng sinh nhanh chóng.

– Bổ sung thực phẩm giàu canxi, vitamin D: Giúp răng khỏe mạnh, tăng cường độ vững chắc của men răng,

– Thăm khám nha khoa định kỳ: Tối thiểu 6 tháng bạn nên đi kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ, nhằm phát hiện ra các vấn đề sớm cũng như điều trị kịp thời.

Biện pháp phòng ngừa bệnh sâu răng

Biện pháp phòng ngừa bệnh sâu răng

Có thể thấy rằng, các mức độ sâu răng sẽ được phân chia theo từng giai đoạn phát triển của bệnh lý. Mỗi một mức độ sẽ có từng phương pháp điều trị thích hợp nhằm bảo tồn răng gốc cũng như sức khỏe răng miệng hiệu quả. Điều quan trọng nhất vẫn là phát hiện kịp thời, điều trị đúng cách nhằm ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Hiển thị nguồn

WebMD: “What Are The Stages of Tooth Decay?”
Emergency Dental: “Knowing the Stages of Tooth Decay”
Mayo Clinic: “Cavities/tooth decay – Diagnosis and treatment”
Trang Kiến thức nha khoa: “Các Mức Độ Của Bệnh Sâu Răng”
Trang Colgate: “Các mức độ sâu răng và dấu hiệu sâu răng bạn cần chú ý”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Bệnh sâu răng
Sâu răng uống cây gì? Các bài thuốc dân gian trị sâu răng hiệu quả

Sâu răng uống cây gì? Các bài thuốc dân gian trị sâu răng hiệu quả

Sâu răng gây nên những cơn đau nhức kéo dài khiến răng bị sưng tấy và viêm nhiễm khó chịu. Theo dân gian, sâu răng có thể được điều trị

Ngày 27/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Cách trị nhức răng có lỗ an toàn | Hiệu quả nhanh tại nhà

Cách trị nhức răng có lỗ an toàn | Hiệu quả nhanh tại nhà

Răng đau nhức có lỗ là dấu hiệu của bệnh lý sâu răng nặng. Nếu để lâu ngày, vi khuẩn bên trong sẽ tấn công nhiều hơn, phần lỗ càng lan

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Mức độ sâu răng nặng, nguy cơ biến chứng và cách khắc phục

Mức độ sâu răng nặng, nguy cơ biến chứng và cách khắc phục

Sâu răng là một bệnh lý về răng miệng rất phổ biến, có thể xảy ra ở cả trẻ em và người trưởng thành. Sâu răng không thể tự khỏi. Nếu

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Sâu kẽ răng cửa xảy ra do đâu? Biện pháp chữa trị hiệu quả

Sâu kẽ răng cửa xảy ra do đâu? Biện pháp chữa trị hiệu quả

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nha khoa Lê Quốc Huy – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia trồng răng Implant, bọc

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Chữa sâu răng bằng lá ổi cực đơn giản tại nhà

Chữa sâu răng bằng lá ổi cực đơn giản tại nhà

Dễ kiếm, dễ thực hiện, lại an toàn và hiệu quả cao là những gì mà cách chữa sâu răng bằng lá ổi có thể đem đến cho những ai đang gặp

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
4 Tác hại của sâu răng không thể bỏ qua

4 Tác hại của sâu răng không thể bỏ qua

Tác hại của sâu răng có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe người bệnh, nhẹ thì gây hôi miệng, đau đầu, nặng thì làm mất răng vĩnh viễn và

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga