31/05/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Chân răng bị đen dù do nguyên nhân nào đều sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến bạn tự ti trong giao tiếp. Tình trạng còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nha khoa nguy hiểm khác. Vậy chân răng bị đen là bệnh gì? Cách khắc phục ra sao? Cùng Nha khoa Paris tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
Chân răng đen là tình trạng nhiều vết đen quanh cổ chân răng hoặc trên bề mặt của răng khiến răng không còn trắng sáng. Có rất nhiều nguyên nhân làm vết đen xuất hiện ở chân răng như: sâu răng, viêm nha chu, cao răng hoặc răng nhiễm màu.
Thông thường, khi đánh răng, nhiều người thường không chú ý tới phần răng nằm sát lợi. Vì thế, những mảng bám và vi khuẩn có môi trường thuận lợi để phát triển. Lâu dần sẽ xuất hiện các chấm đen nhỏ trên bề mặt răng và lan vào sâu bên trong, tạo thành lỗ to gây sâu răng.
Lúc đó, ngà răng sẽ chuyển sang màu đen và có hiện tượng chân răng bị đen.
Sâu răng làm chân răng bị đen
Chân răng có màu đen và chảy máu cũng là dấu hiệu của viêm nha chu. Bệnh xảy ra chủ yếu ở người trưởng thành khi vệ sinh răng miệng không đúng cách. Viêm nha chu gây sưng đỏ, chảy máu chân răng, nếu không điều trị sớm sẽ dẫn đến tụt lợi và thậm chí là mất răng.
Cao răng là những mảng bám quanh các mặt của răng, bám trên mặt răng cả trên và dưới lợi. Mảng bám lúc đầu có màu vàng hoặc nâu sẫm, để lâu sẽ biến thành màu đen. Nguyên nhân cao răng chuyển màu đen là do mảng bám có bề mặt gồ ghề nên các thực phẩm có màu dễ bám lại, cộng với sự tích tụ của thức ăn thừa, xác vi khuẩn trong miệng.
Đặc biệt những người thường xuyên hút thuốc lá hay uống nhiều trà, cà phê hoặc vệ sinh răng miệng không kỹ sẽ hình thành cao răng nhanh chóng.
Khi dùng thức ăn sẫm màu như siro, socola, chè,… hoặc các chất kích thích như thuốc lá, cà phê đều là nguyên nhân khiến chân răng bị đen. Quá trình vệ sinh răng miệng không cẩn thận sẽ làm mảng bám ở lại trên bề mặt răng. Lâu dần, mảng bám sẽ chuyển sang màu đen, gây mất thẩm mỹ cho hàm răng.
Theo các chuyên gia, chân răng bị đen không phải là tình trạng quá nguy hiểm nếu được can thiệp kịp thời. Tuy nhiên nếu chủ quan có thể dẫn đến nhiều rủi ro.
Ngoài việc ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tự ti khi giao tiếp, đây còn là tác nhân dẫn đến bệnh hôi miệng và nha chu, thậm chí là có nguy cơ mất răng:
– Cao răng gây đen chân răng lâu ngày dẫn đến tụt lợi, răng bị lung lay, không còn vững chắc. Ngoài ra còn có thể gây viêm nhiễm, áp xe răng, nguy cơ rụng rất cao
– Sâu chân răng không chỉ gây mảng đen mất thẩm mỹ. Lỗ sâu lớn sẽ gây đau nhức kéo dài. Vi khuẩn tấn công sâu vào tủy răng làm viêm chân răng, viêm tủy
Chân răng đen ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng
Chân răng bị đen có thể điều trị dứt điểm bằng nhiều phương pháp khác nhau dưới với chỉ định của bác sĩ.
Với nguyên nhân khiến vết đen ở chân răng là sâu răng, bạn nên đến bệnh viện sớm để xử lý lỗ sâu. Đồng thời vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng để tránh làm ảnh hưởng đến tủy răng.
Đối với trường hợp vết đen do cao răng và mảng bám, bạn có thể áp dụng biện pháp làm sạch răng miệng và làm trắng răng tại nhà. Cao răng nếu không được can thiệp sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ như viêm nướu răng, sâu răng, hôi miệng, viêm nha chu,…
Dựa vào nguyên nhân gây đen chân răng mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp như lấy cao răng, trám răng hoặc bọc răng sứ, dùng thuốc hoặc phẫu thuật để loại bỏ ổ viêm nhiễm,…
– Lấy cao răng:
Với cao răng lâu năm thì cần đến nha khoa để cạo sạch, giúp giúp hàm răng trắng sáng và khỏe mạnh hơn. Đồng thời ngăn ngừa được các bệnh lý về răng miệng do vi khuẩn tích tụ.
– Điều trị sâu răng:
Trường hợp vi khuẩn tấn công vào răng gây sâu ở cổ chân răng thì cần điều trị dứt điểm các ổ sâu. Bác sĩ sẽ nạo vét ổ sâu, đảm bảo rằng không còn vi khuẩn gây bệnh. Sau đó dùng vật liệu hàn thẩm mỹ để phục hình lại hình dáng và màu sắc của răng.
Trường hợp răng đã sâu nặng, vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng thì cần điều trị tủy. Sau khi điều trị tủy, bác sĩ sẽ mài cùi răng rồi chụp mão sứ cố định lên. Mão sứ sẽ giúp phục hình lại hình dáng và màu sắc ban đầu của răng, bảo vệ răng khỏi vi khuẩn tấn công và không lo răng bị vỡ, mẻ.
– Điều trị nha chu:
Với tình trạng viêm nha chu nhẹ, bác sĩ sẽ bôi thuốc chống viêm ở vùng bị sưng nướu, cạo vôi răng. Nếu răng không giữ được nữa có thể phải nhổ bỏ răng.
Khi viêm nha chu làm lộ chân răng và tụt lợi thì cần phải phẫu thuật ghép mô mềm để hạn chế tình trạng tụt lợi và phục hồi tổ chức quanh răng.
Làm sạch cao răng
Sau khi điều trị chân răng bị đen, bạn cần có chế độ chăm sóc răng miệng như sau:
– Đánh răng 2 lần/ngày với bàn chải lông mềm, thay mới bàn chải sau 3 – 4 tháng
– Dùng nước súc miệng và tăm chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám ở kẽ răng. Tránh dùng tăm xỉa răng sẽ làm tổn thương men răng
– Hạn chế thực phẩm nhiều đường, thức ăn có tính axit ảnh hưởng tới men răng
– Bổ sung các loại trái cây, rau giòn để làm sạch mảng bám đen trên răng như táo, cần tây, dâu tây,…
– Thăm khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra tình trạng răng miệng và kịp thời xử lý các bệnh lý
Bài viết này đã chia sẻ thông tin về chân răng bị đen là bệnh gì cũng như cách điều trị và phòng ngừa chân răng bị đen. Bệnh lý cần được khắc phục sớm để ngăn chặn các vấn đề khác liên quan đến sức khỏe. Do vậy, ngay khi có thời gian, bạn nên đến gặp bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân và tư vấn miễn phí nhé.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×