12/09/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Nhiễm trùng máu (nhiễm khuẩn huyết) tuy không phải là bệnh độc lập nhưng vẫn là bài toán khó giải với nền y học. Vậy thực chất nhiễm trùng máu là gì có nguy hiểm không? Những nguyên nhân, dấu hiệu và một số biện pháp điều trị sẽ được Nha khoa Paris chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Nhiễm trùng máu (Sepsis) là phản ứng viêm toàn thân của cơ thể trước tình trạng nhiễm khuẩn. Đây là một biến chứng nghiêm trọng, có thể dẫn đến suy đa cơ quan và tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Nhiễm trùng máu (sepsis) thường do nhiễm trùng ở một bộ phận của cơ thể lan rộng và xâm nhập vào máu. Ví dụ như:
Một số dấu hiệu nghi ngờ bị nhiễm trùng máu bao gồm:
Theo các bác sĩ, nhiễm trùng máu gây nguy hiểm, gây ra biến chứng đến nội tạng như gan, thận, phổi, thậm chí là tử vong nếu không được điều trị sớm và đúng cách. Các biến chứng cụ thể của nhiễm trùng máu bao gồm:
Vi khuẩn xâm nhập vào máu và gây ra phản ứng viêm quá mức, các mạch máu giãn nở đột ngột, dẫn đến huyết áp giảm mạnh. Các cơ quan bao gồm tim, não, thận không được nhận đủ máu và oxy dẫn đến suy đa tạng.
Nhiễm trùng máu có thể gây phù nề phổi, giảm khả năng trao đổi khí dẫn đến khó thở, thở nhanh, suy hô hấp cấp, xanh tím cơ thể.
Vi khuẩn gây nhiễm trùng máu có thể làm giảm số lượng tiểu cầu gây rối loạn đông máu, khó cầm máu, chảy máu cam, chảy máu chân răng, bầm tím da…
Vi khuẩn gây nhiễm trùng máu có thể gây viêm nhiễm và tổn thương các tế bào của gan và thận đến mức không thể phục hồi, dẫn đến suy giảm chức năng của các cơ quan này.
Nhiễm trùng máu có thể lan đến các khớp và xương, gây viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm tủy xương. Điều này dẫn đến đau nhức, sưng đỏ ở các khớp và hạn chế vận động.
Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, nhiễm trùng máu có thể gây tử vong. Tỷ lệ tử vong do nhiễm trùng máu khá cao, đặc biệt ở những người có sức đề kháng kém hoặc mắc các bệnh mãn tính.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng máu bao gồm:
Dù nhiễm trùng máu có tiên lượng tử vong cao so với các bệnh nhiễm trùng khác nhưng vẫn có thể điều trị khỏi nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách.
Thời điểm lý tưởng để điều trị nhiễm trùng máu đó là trong vòng 3 giờ đầu, người bệnh dùng kháng sinh và truyền dịch tĩnh mạch. Bác sĩ sẽ thực hiện cấy máu, điều trị tích cực để huyết áp bình thường.
Để chẩn đoán nhiễm trùng máu, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm nhiễm khuẩn huyết cơ bản bao gồm:
Một số biện pháp điều trị nhiễm trùng máu bao gồm:
Biện pháp giúp ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm do nhiễm trùng máu gây ra là phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Do đó, ngay khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh như: sốt cao, hạ thân nhiệt, ớn lạnh, thở nhanh, đau nhức người, vùng da bị đổi màu… thì cần nhanh chóng đến bệnh viện.
Ngoài ra, cần chú ý một số hoạt động sau:
Dưới đây là một số câu hỏi liên quan đến vấn đề nhiễm trùng máu là gì có nguy hiểm không và giải đáp chi tiết:
Bệnh nhiễm trùng máu không lây lan khi tiếp xúc dưới bất kỳ hình thức nào. Bệnh chủ yếu do vi khuẩn tấn công vào cơ thể gây viêm nhiễm toàn thân.
Người bệnh mắc nhiễm trùng máu nên ăn các thực phẩm sau:
Khi người già bị mắc nhiễm trùng máu, cần được phát hiện sớm thông qua các dấu hiệu thường gặp và đưa đi điều trị kịp thời, đặc biệt với những người có bệnh nền. Đồng thời, cần chú ý vệ sinh cá nhân, bổ sung dinh dưỡng để tăng cường miễn dịch, tránh bệnh tiến triển nặng hơn.
Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết về nhiễm trùng máu là gì có nguy hiểm không và một số biện pháp điều trị phổ biến. Lưu ý, bài viết trên của Nha khoa Paris chỉ mang tính chất tham khảo, mọi hoạt động chẩn đoán, điều trị cần được thăm khám và chỉ định của bác sĩ.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×