Ở độ tuổi thay răng, trẻ cần phải tiến hành nhổ răng sữa để lấy khoảng trống cho răng vĩnh viễn phát triển. So với răng vĩnh viễn, việc nhổ bỏ răng sữa đơn giản hơn rất nhiều nên nhiều cha mẹ đã nhổ răng cho trẻ ngay tại nhà. Vậy răng của trẻ bị lung lay bao lâu thì có thể nhổ? Nhổ răng cho bé đúng cách như thế nào?
Răng sữa là răng mọc đầu tiên trong cấu trúc răng. Từ 6 đến 12 tuổi, những chiếc răng sữa sẽ lung lay và rụng ra để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn có thể phát triển đúng vị trí. Tuy nhiên, cha mẹ cần chú ý và chủ động nhổ răng cho trẻ khi đã đến tuổi thay răng hoặc răng sữa bị sâu nặng.
Khi đến tuổi mọc răng vĩnh viễn, răng sữa cần phải lung lay để nhường vị trí cho răng mới. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, răng sữa không lung lay và khiến cho răng vĩnh viễn gặp khó khăn khi mọc lên.
Nguyên nhân có thể do trẻ mọc răng sữa muộn, dẫn đến thời gian thay răng cũng chậm hơn so với bình thường. Nếu sau giai đoạn thay răng mà răng sữa vẫn chưa lung lay, răng vĩnh viễn sẽ dễ mọc sai lệch. Điều đó sẽ gây ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng của trẻ trong tương lai nên cha mẹ cần phải nhổ răng của trẻ.
Răng sữa chưa lung lay khi đã đến tuổi mọc răng vĩnh viễn
Sâu răng sữa là vấn đề mà nhiều trẻ gặp phải do thường xuyên ăn đồ ngọt và không vệ sinh răng miệng cẩn thận. Trong trường hợp răng bị sâu quá nghiêm trọng, nhổ bỏ răng sữa sớm là cần thiết để ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm lan sang chân răng, tủy và gây đau nhức nghiêm trọng cho trẻ.
Răng sữa bị sâu
Theo bác sĩ nha khoa Lê Thị Hải – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Nghệ An, răng sữa lung lay được khoảng 1 – 2 tuần là có thể nhổ bỏ. Bởi khi đó, các mô lợi, dây chằng nha chu liên kết xung quanh chân răng đã mất đi sự bám dính nên răng lung lay mạnh. Nhờ vậy, quá trình nhổ răng sẽ không ra nhiều đau nhức cho bé.
Khoảng thời gian trên sẽ có sự chênh lệch giữa vị trí của răng. Nhóm răng hàm sẽ cần nhiều thời gian hơn răng cửa do có 2 – 3 chân răng.
Tuy nhiên, trên thực tế, có rất nhiều trường hợp răng sữa chưa lung lay nhiều nhưng vẫn cần phải nhổ bỏ. Nguyên nhân là do các mầm răng vĩnh viễn đã có dấu hiệu mọc lên. Việc nhổ bỏ răng sữa sớm sẽ giúp tạo khoảng trống cho răng vĩnh viễn và nắn chỉnh lại răng đang mọc lệch.
Nếu thấy răng vĩnh viễn đã có dấu hiệu nhú lên nhưng răng sữa vẫn còn rất chắc, không bị lung lay thì cha mẹ nên quyết định nhổ bỏ. Đây là biện pháp để đảm bảo cho răng vĩnh viễn mọc đúng chỗ, không ảnh hưởng đến sự hoàn thiện của cấu trúc cung hàm.
Bởi nếu răng sữa không rụng, răng vĩnh viễn sẽ không có đủ khoảng trống để phát triển lên. Đây là một trong số những nguyên nhân khiến cho răng vĩnh viễn mọc lệch, đâm vào răng xung quanh, làm viêm nhiễm chân răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây hại tới sức khỏe răng miệng của trẻ.
Tuy nhiên, nếu răng vĩnh viễn chưa có dấu hiệu mọc, cha mẹ không nên nhổ bỏ răng sữa của trẻ. Vì nhổ răng quá sớm sẽ gây đau nhức dữ dội. Hơn nữa, răng vĩnh viễn còn bị mất đi định hướng, dẫn đến dễ mọc lệch.
Việc nhổ bỏ răng sữa đã bị lung lay nhiều sẽ không gây đau nhức cho trẻ. Nguyên nhân là do phần chân răng gần như bong toàn bộ. Khi đó, răng sữa có thể dễ dàng nhổ bỏ mà không làm tổn thương tới các mô xung quanh.
Ngược lại, nếu nhổ bỏ răng sữa bị sâu hoặc chưa lung lay, trẻ sẽ bị đau nhức nhiều vì phần chân răng vẫn còn nguyên và bám rất chắc vào nướu. Với trường hợp trên, cha mẹ nên đưa trẻ tới nha khoa để đảm bảo quá trình nhổ răng đúng kỹ thuật, giúp giảm đau nhức cho trẻ.
Có nên nhổ bỏ răng sữa chưa lung lay cho bé không
Bé 5 tuổi mọc răng vĩnh viễn là trường hợp thay răng sữa sớm. Bởi quá trình thay răng sữa của trẻ thường diễn ra ở giai đoạn 6 – 12 tuổi. Việc thay răng sữa sớm xảy ra do các yếu tố liên quan đến thể chất, chế độ dinh dưỡng, cách chăm sóc răng miệng hàng ngày của trẻ…
Nếu như răng vĩnh viễn của trẻ mọc lên vẫn đúng vị trí thì cha mẹ không cần phải quá lo lắng. Bởi thay răng khi 5 tuổi cũng không có sự chênh lệch đáng kể so với mốc thời gian tiêu chuẩn.
Tuy nhiên, trong trường hợp răng vĩnh viễn của trẻ mọc lên bị sai lệch, cha mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến cơ sở nha khoa uy tín để bác sĩ xử lý. Bởi tình trạng răng vĩnh viễn mọc không đúng vị trí sẽ gây lệch khớp cắn, ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ, sức khỏe và sức nhai của trẻ về sau.
Việc nhổ bỏ răng sữa quá sớm (khi trẻ chưa được 5 tuổi) không mang nhiều lợi ích, thậm chí còn gây ra nhiều tác động xấu cho trẻ. Nếu chân răng vẫn còn rất chắc và chưa có dấu hiệu lung lay, việc cố tình nhổ sớm sẽ khiến bé chảy nhiều máu và gây ra đau đớn.
Ngoài ra, nhổ bỏ răng sữa quá sớm sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới phát âm của trẻ, đặc biệt là ngoại ngữ. Để có thể phát âm chính xác, trẻ cần phối hợp nhuần nhuyễn giữa toàn bộ răng hàm trên, hàm dưới, lưỡi và môi.
Nếu thiếu mất một chiếc răng, âm thanh phát ra sẽ không tròn vành, rõ chữ. Về lâu dài, trẻ còn có nguy cơ cao bị nói ngọng.
Chưa kể, răng sữa còn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của răng vĩnh viễn sau này. Nhổ răng sữa quá sớm sẽ khiến cho các răng bên cạnh bị ảnh hưởng, dần nghiêng ngả về vị trí mất răng và làm răng vĩnh viễn dễ gặp tình trạng chen chúc, mọc lệch.
Nhổ bỏ răng sữa sớm gây ra nhiều tác động xấu cho trẻ
Nếu răng sữa của trẻ đã bị lung lay mạnh, cha mẹ có thể tự nhổ tại nhà bằng cách sau:
– Rửa tay sạch sẽ
– Dùng bông gạc đã sát khuẩn, quấn quanh ngón trỏ và nhổ bỏ răng nhẹ nhàng.
– Cho trẻ cắn chặt bông gòn để cầm máu.
Riêng với trường hợp răng của trẻ bị sâu hoặc chưa lung lay, cha mẹ nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ nha khoa. Các bác sĩ sẽ gây tê và dùng dụng cụ nha khoa chuyên dụng để nhổ răng nhằm giảm bớt cơn đau cũng như đảm bảo an toan cho bé.
??? VIDEO Nhổ răng sữa cho bé không đau tại Nha khoa Paris
Tình trạng răng sữa sau khi nhổ nhưng vẫn còn sót lại chân răng thường xảy ra khi cha mẹ tự nhổ răng cho trẻ tại nhà nhưng lại thực hiện sai cách. Tuy nhiên, nếu như trẻ không có biểu hiện quấy khóc, viêm nhiễm, đau nhức… thì cha mẹ không cần quá lo lắng. Bởi theo quá trình sinh lý tự nhiên, khi răng vĩnh viễn mọc lên, các phản ứng của cơ thể sẽ tự loại bỏ chân răng mà không gây ảnh hưởng đến răng mới.
Mặc dù vậy, chân răng sữa còn sót lại vẫn có thể tiềm ẩn rất nhiều mối nguy. Đặc biệt là khi quá trình nhổ răng không đảm bảo vệ sinh, vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong, gây viêm nhiễm và áp xe răng. Do đó, tốt nhất là cha mẹ nên đưa trẻ tới nha khoa để đảm bảo nhổ răng an toàn, tránh những rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Sau khi nhổ bỏ răng sữa, bé có thể bị sốt do những nguyên nhân sau:
– Ăn uống kém khoa học, thường xuyên ăn đồ cứng, cay, nóng… làm huyệt răng lại tiếp tục chảy máu, đau nhức và dẫn đến sốt cao.
– Vấn đề vệ sinh răng miệng không cẩn thận khiến vi khuẩn phát triển, làm viêm nhiễm chân răng và gây sốt cho trẻ.
– Nhổ răng sai kỹ thuật khiến cho phần chân răng sữa còn sót lại dưới nướu, gây viêm nhiễm, khiến cho vết nhổ răng không thể lành, sưng tấy, đau nhức và kéo theo sốt cao.
Nguyên nhân trẻ bị sốt sau khi nhổ bỏ răng sữa
Để khắc phục tình trạng trẻ bị sốt sau khi nhổ răng, cha mẹ nên:
– Cho trẻ uống nhiều nước và thuốc hạ sốt theo đơn của bác sĩ để giảm sốt.
– Kết hợp với việc chườm ấm để giúp trẻ giảm nhiệt độ cơ thể nhanh chóng.
Cha mẹ cần theo dõi nhiệt độ của trẻ và kiểm tra huyệt ổ răng thường xuyên. Đặc biệt, các mẹ tuyệt đối không nên tự ý sử dụng các loại thuốc hạ sốt hoặc chống viêm sưng được mua ngoài bởi có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ.
Nếu trẻ vẫn sốt cao kéo dài và vết viêm tại chân răng ngày càng nghiêm trọng, cha mẹ cần đưa bé đến ngay các phòng khám, trung tâm y tế để được thăm khám, xử lí kịp thời.
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
Tại Nha Khoa Paris, dịch vụ nhổ răng sữa cho bé có mức giá là 100.000 VNĐ/1 răng, đã bao gồm cả khám và vệ sinh răng miệng. Mức giá trên rẻ hơn khá nhiều so với nhổ răng vĩnh viễn. Bởi quá trình nhổ bỏ răng sữa đơn giản, không mất nhiều thời gian.
Tuy nhiên, với những bé bị sâu răng, các bác sĩ nha khoa cần điều trị triệt để bệnh lý nên tổng chi phí nhổ răng cũng cao hơn so với những bé chỉ thay răng đơn thuần.
Chi phí nhổ răng cho bé không hề đắt đỏ
Việc lựa chọn địa điểm nhổ răng cần phải dựa trên nhiều yếu tố như chất lượng dịch vụ, đội ngũ bác sĩ trang thiết bị và đặc biệt là tính an toàn trong quá trình nhổ răng. Trong đó Nha Khoa Paris chắc chắn là cái tên không nên bỏ qua.
Tại Nha Khoa Paris, đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực răng hàm mặt và luôn tâm huyết với nghề, đặc biệt là yêu thương trẻ nhỏ. Trong đó phải kể đến:
– Tiến sĩ, bác sĩ Đàm Ngọc Trâm, giám đốc chuyên môn Nha Khoa Paris
– Bác sĩ Hoàng Thị Thu Hiền tại Nha Khoa Paris Thái Thịnh
– Bác sĩ Lê Quốc Huy tại Nha Khoa Paris Thái Thịnh
– Bác sĩ Lê Thị Hải tại Nha Khoa Paris Nghệ An
– Bác sĩ Hồ Nhật Anh tại Nha Khoa Paris Đà Nẵng
Các bác sĩ nha khoa luôn thực hiện chính xác mọi thao tác trong quá trình nhổ răng để đảm bảo an toàn cũng như giảm bớt cảm giác đau nhức cho bé.
Tiến sĩ Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm
Nha Khoa Paris sở hữu hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, bao gồm máy siêu âm đa chiều, CT Cone Beam 4 trong 1, ghế chỉnh nha thông minh… Các phòng chức năng đều được trang bị đầy đủ thiết bị cần thiết để quá trình thăm khám, nhổ răng diễn ra suôn sẻ.
Đặc biệt, quá trình nhổ răng diễn ra trong phòng vô khuẩn, không gây ra nguy hiểm cho bé nên cha mẹ hoàn toàn có thể yên tâm.
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
Sau khi nhổ bỏ răng sữa, cha mẹ cần quan tâm đến việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng của bé. Các bé chỉ nên sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm và tránh tác động trực tiếp vào vùng vừa nhổ răng.
Ngoài ra, chỉ nha khoa và nước muối ấm pha loãng cũng giúp làm sạch răng sâu hơn, tăng khả năng loại bỏ vi khuẩn gây hại, giúp vết thương sớm lành và tránh viêm sưng.
Thực đơn ăn uống hàng ngày của trẻ cũng rất quan trọng. Cha mẹ cần tránh cho bé ăn các loại thực phẩm quá cứng, dai hay đồ ăn quá nóng vì chúng có thể làm ảnh hưởng xấu tới vết nhổ. Thay vì thế, các mẹ nên cho bé ăn các món mềm như cháo, súp và uống sinh tố, nước ép trái cây để bổ sung dưỡng chất, giúp vết thương nhanh lành.
Chăm sóc sau khi nhổ bỏ răng sữa cho bé
Theo quan niệm ở nhiều địa phương, răng sữa của trẻ cần được cất tại một số vị trí như: gầm giường, mái nhà… hoặc thậm chí vứt ra xa để răng mới mọc thẳng và đẹp hơn.
Ví dụ, một số nước Tây phương quan niệm có thể cất răng sữa trong túi nhỏ, đặt dưới gối để cô tiên răng tới và ban cho răng mới những điều may mắn. Ở Việt Nam, răng sữa sau nhổ cần ném lên nóc nhà hoặc gầm giường để răng vĩnh viễn hàm trên hoặc dưới mọc nhanh và thẳng.
Tuy nhiên, trong răng sữa chứa các tế bào gốc có khả năng sinh sôi rất nhanh. Nếu được lưu giữ đúng cách, chúng có thể giúp ích rất lớn như điều trị các bệnh hiểm nghèo, nuôi cấy tế bào hay phẫu thuật ghép tủy. Do đó, sau khi nhổ, cha mẹ nên giữ lại răng và lưu giữ để có thể dùng tế bào gốc trong răng sữa cho mục đích điều trị trong tương lai.
Răng sữa sau khi nhổ nên lưu trữ đúng cách
THỜI GIAN TỐI THIỂU, HIỆU QUẢ TỐI ĐA
ĐẶT LỊCH LÀM RĂNG NGAY TẠI NHA KHOA PARIS6.492 lượt đăng ký.
Trẻ hoàn toàn có thể nhổ răng vào buổi chiều. Bởi về bản chất, nhổ răng ở thời điểm nào cũng đều có tác dụng như nhau nếu như trẻ có sức khỏe tốt và được thực hiện bởi các bác sĩ giỏi.
Ngoài ra, khi nhổ răng vào buổi chiều, trẻ đã được ngủ trưa nên thể trạng và tâm lý cũng đều thoải mái, giúp quá trình nhổ răng diễn ra suôn sẻ. Bác sĩ cũng có nhiều thời gian để theo dõi tình trạng chảy máu vết nhổ và xử lý sớm nếu như có bất kỳ vấn đề gì xảy ra.
Khoảng 4 – 5 giờ sau khi nhổ răng, bé đã có thể ăn được. Bởi khi đó, vết thương ở vị trí nhổ răng đã ổn định và ngưng chảy máu. Tuy nhiên, cha mẹ chỉ nên cho trẻ ăn những thực phẩm ở dạng mềm, lỏng như cháo, súp, sữa chua, sinh tố…
Ngoài ra, các bé cũng nên tránh ăn nhai tại vị trí vừa nhổ răng và không nên dùng lực quá mạnh bởi có thể khiến cho vết thương bị viêm nhiễm, gây chảy máu kéo dài, đau nhức dai dẳng…
Sau khoảng 3 – 5 tuần, vết nhổ răng đã hồi phục đáng kể, không còn tình trạng đau nhức hay chảy máu, trẻ có thể ăn đa dạng các món hơn. Tuy nhiên, trẻ vẫn cần hạn chế tác động với vị trí nhổ răng cho đến khi lành hẳn.
Sau khi nhổ răng, trẻ cần kiêng ăn những thực phẩm dưới đây:
– Thực phẩm cứng, dai như mía, sụn, gân bò… Trong quá trình ăn nhai, những thực phẩm trên có thể tác động lực mạnh tới vết nhổ răng và kéo dài thời gian hồi phục.
– Thực phẩm cay nóng như ớt, tiêu, mù tạt… Chúng có thể làm kích ứng vết thương và gây đau, rát kéo dài.
– Thực phẩm giòn, có nhiều vụn như bánh quy, khoai tây chiên… Mảnh vụn từ những thực phẩm trên có thể dễ dàng lọt vào vết nhổ răng và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.
– Thực phẩm có nhiều đường như bánh, kẹo ngọt, tương cà… Đường sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và xâm nhập vào vết thương.
Theo bác sĩ Hải, răng sữa của bé sau khi bị nhổ bỏ sẽ có răng vĩnh viễn mọc lên thay thế. Bởi khi đến tuổi thay răng, răng sữa sẽ bắt đầu lung lay. Dưới mỗi răng sữa có một mầm răng vĩnh viễn mọc thẳng lên và làm tiêu chân răng sữa.
Càng ngày răng sữa sẽ càng lung lay mạnh và rụng ra để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn phát triển. Thông thường, sau khoảng 2 – 4 tuần, răng vĩnh viễn của trẻ đã bắt đầu nhú lên khỏi bề mặt nướu.
Những thông tin đã được chia sẻ ở trên sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu thêm về cách nhổ răng sữa cho trẻ và có thể chăm sóc sức khỏe răng nướu cho trẻ một cách tốt nhất trong quá trình thay răng. Nếu các mẹ còn bất kỳ thắc mắc nào khác thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ.
Nhà Thuốc Long Châu: “Cách nhổ răng sữa không đau và chăm sóc sau khi nhổ răng cho bé”
Trang Hello Bacsi: “Khi nào nên nhổ răng sữa cho bé? Nhổ răng sữa tại nhà cần lưu ý điều gì?”
Children’s Dentist: “All about milk tooth extraction”
Trẻ trong độ tuổi lên 5 hoặc 6 sẽ bắt đầu diễn ra quá trình thay răng sữa bằng chiếc răng vĩnh viễn. Quá trình sẽ xảy ra tự nhiên ở mọi
Có rất nhiều bố mẹ lo lắng nhổ răng sữa bị sún cho bé có sao không. Khi mà tình trạng sún răng sữa sẽ ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai,
Răng sữa không rụng không phải hiện tượng lạ và hiếm gặp. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân sẽ có những cách xử lý khác nhau. Quan trọng
Trường hợp răng sữa vẫn đang phát triển một cách khỏe mạnh, bình thường thì tuyệt đối không nên nhổ khi chưa lung lay. Vậy nên, đối với
Khi tự nhổ răng sữa tại nhà, các phụ huynh cần lưu ý chủ động day lỏng răng sữa, giảm đau cho bé bằng làm tê nướu và thao tác dứt
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ nha khoa Lê Thị Hải – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia niềng răng, bọc răng
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×