Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Nhận biết răng bị lão hóa sớm, khắc phục sớm

Lão hóa là quá trình tất yếu của cơ thể người, không riêng gì răng miệng. Bằng cách nhận biết dấu hiệu, nguyên nhân khiến răng bị lão hóa, bạn sẽ có phương án phòng ngừa tình trạng này.

1. Thế nào là lão hóa răng

Lão hóa răng là quá trình diễn ra các biến đổi cả bên trong lẫn bên ngoài răng như răng trở nên nhạy cảm hơn, răng ố vàng, lung lay, dễ mắc các bệnh lý về răng miệng,…

2. Nguyên nhân gây lão hóa răng

Bên cạnh tuổi tác thì những nguyên nhân chính khiến răng bị lão hóa là chưa vệ sinh răng miệng đúng cách, thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm có hại, không kiểm tra răng miệng định kỳ.

2.1. Vệ sinh răng miệng sai cách

Phương pháp vệ sinh răng miệng thiếu khoa học sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn, mảng bám tích tụ trong khoang miệng. Nếu không được xử lý kịp thời, tình trạng này sẽ gây ra các bệnh lý nghiêm trọng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,… khiến cấu trúc răng dần dần bị phá hủy.

Một trong những cách chăm sóc răng miệng thiếu khoa học rất nhiều người đang thực hiện chính là đánh răng bằng bàn chải quá cứng và chải răng quá mạnh. Thói quen này sẽ góp phần thúc đẩy quá trình bào mòn men răng. Không những thế, chải răng quá mạnh cũng dễ khiến nướu bị tổn thương, lâu dài sẽ gây ra các bệnh lý như viêm nướu, chảy máu chân răng, áp xe răng,…

Vệ sinh răng miệng sai cách

Vệ sinh răng miệng sai cách

2.2. Sử dụng thực phẩm có hại thường xuyên

Các loại thực phẩm chứa nhiều axit, tinh bột, đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh,… đều là những tác nhân gây hại đến men răng. Thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm kể trên sẽ thúc đẩy quá trình lão hóa răng diễn ra nhanh hơn. Không những thế, những thực phẩm trên còn gây ra nhiều bệnh lý toàn thân nguy hiểm như tim mạch, tiểu đường, huyết áp,…

2.3. Không kiểm tra răng miệng một cách thường xuyên

Tình trạng lão hóa răng diễn ra một cách âm thầm, đến khi bạn nhận thấy sự thay đổi rõ rệt, lão hóa đã diễn ra được một thời gian dài. Không kiểm tra răng miệng thường xuyên, bạn sẽ khó có thể phát hiện những thay đổi của răng miệng, dẫn tới bỏ lỡ giai đoạn vàng để can thiệp và xử lý các vấn đề phát sinh.

Không kiểm tra răng miệng một cách thường xuyên

Không kiểm tra răng miệng một cách thường xuyên

3. Cách nhận biết tình trạng lão hóa răng

Bạn có thể nhận ra răng bị lão hóa thông qua các dấu hiệu như răng trở nên nhạy cảm hơn, bề mặt răng nứt nhẹ, ố vàng, răng lỏng lẻo, dễ mắc bệnh, xuất hiện tình trạng hôi miệng, chảy máu chân răng thường xuyên.

3.1. Răng nhạy cảm hơn

Men răng mòn dần theo năm tháng hoặc do các tác động bên ngoài sẽ khiến răng nhạy cảm hơn khi gặp các kích thích từ bên ngoài. Triệu chứng dễ thấy nhất chính là cảm thấy ê buốt răng khi ăn đồ quá nóng, quá lạnh, quá ngọt hoặc quá chua.

3.2. Bề mặt răng ố vàng

Khi răng bị lão hóa, lớp men răng ngày càng bị suy yếu và mài mòn tạo điều kiện cho các phân tử màu có trong thực phẩm xâm nhập khiến răng bị ngả màu, không còn trắng sáng. Các loại thức uống sẫm màu như trà, cà phê,… là những nguyên nhân chủ yếu khiến răng trong giai đoạn lão hóa bị ố màu.

Răng ố vàng

Răng ố vàng

3.3. Bề mặt răng bị nứt nhẹ

Cùng với việc men răng bị mòn dần theo tuổi tác, việc sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều axit cũng góp phần khiến răng trở nên giòn hơn. Từ đó, trên bề mặt răng sẽ xuất hiện các vết nứt. Tình trạng này làm cho khe hở giữa các răng trở nên rộng hơn, thức ăn dễ giắt vào giữa các khe, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây ra các bệnh về răng miệng.

3.4. Viêm lợi và chảy máu chân răng

Viêm lợi, chảy máu chân răng là những biểu hiện dễ nhận biết nữa khi răng bị lão hóa. Nếu phát hiện răng bị chảy máu thường xuyên trong lúc đánh răng hoặc ăn nhai hàng ngày, bạn cần đến các cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám và xử lý triệt để.

Viêm lợi và chảy máu chân răng

Viêm lợi và chảy máu chân răng

3.5. Răng lỏng lẻo

Viêm lợi và chảy máu chân răng thường kéo theo tình trạng răng lung lay, lỏng lẻo. Về lâu dài, răng lỏng lẻo sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng ăn nhai. Bạn sẽ không thể thoải mái thưởng thức các món ăn cứng hoặc dai như khi răng còn khỏe mạnh.

3.6. Dễ mắc các bệnh lý răng miệng

Quá trình lão hóa răng khiến nướu teo dần và tuyến nước bọt giảm. Lúc này, các vi khuẩn trong khoang miệng sẽ dễ dàng tấn công và gây ra các bệnh lý như sâu răng, tụt nướu,… Đây đều là những bệnh lý nguy hiểm cần được điều trị kịp thời để tránh gây mất răng vĩnh viễn.

Dễ mắc các bệnh lý về răng miệng

Dễ mắc các bệnh lý về răng miệng

3.7. Hôi miệng

Khi lão hóa răng xảy ra, lợi bắt đầu co lại làm xuất hiện các khe răng. Lâu ngày, thức ăn sẽ bám vào kẽ răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây ra mùi khó chịu.

4. Phòng ngừa lão hóa răng như thế nào

Lão hóa răng là hiện tượng chắc chắn sẽ xảy ra kể cả khi bạn chăm sóc răng miệng tốt. Tuy nhiên, bạn có thể làm chậm và giảm thiểu những hệ quả của quá trình này bằng một số biện pháp sau:

– Chải răng sạch sẽ, đều đặn và thường xuyên 2 – 3 lần/ngày.

– Lựa chọn sản phẩm kem đánh răng có chứa Flour.

– Sử dụng bàn chải có lông mềm kết hợp với chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch tốt hơn.

– Không hút thuốc lá.

– Hạn chế rượu bia.

– Hạn chế các loại đồ ăn, đồ uống chứa nhiều đường.

– Định kỳ 3 – 6 tháng cần đến nha khoa khám răng một lần.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích về tình trạng răng bị lão hóa. Mặc dù không thể ngăn ngừa một cách triệt để nhưng chăm sóc răng miệng cẩn thận, đúng cách sẽ giúp quá trình lão hóa răng diễn ra chậm và ít nguy hại hơn.

Hiển thị nguồn

Cổng thông tin bệnh viện Bạch Mai: “Khi răng miệng già theo tuổi”
WebMD: “How Teeth Change With Age”
Harvard University: “The aging mouth – and how to keep it younger”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Răng bị lão hóa