09/05/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Nứt lưỡi là tình trạng xảy ra ở bề mặt trên của lưỡi. Chiếc lưỡi bình thường tương đối phẳng theo chiều dọc, lưỡi bị nứt sẽ có một rãnh sâu, nổi rõ ở giữa. Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh không được chủ quan bỏ qua, cần đi kiểm tra và điều trị sớm.
Nứt lưỡi không chỉ gây ra đau rát mà còn ảnh hưởng đến giao tiếp và ăn uống hàng ngày. Lưỡi bị nứt do nhiều yếu tố và có thể cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe. Trong bài viết sau, hãy cùng Nha khoa Paris tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục hiệu quả nứt lưỡi.
Theo bác sĩ Đàm Ngọc Trâm, nứt lưỡi là tình trạng lưỡi xuất hiện các vết rạn hoặc khe nứt. Các vết tổn thương nằm chủ yếu ở đầu lưỡi, hai bên rìa lưỡi, mặt lưng lưỡi và dưới lưỡi (1).
Nguyên nhân chủ yếu gây ra nứt lưỡi là do di truyền và thường xảy ra ở người lớn tuổi. Bệnh lý gây ảnh hưởng lớn đến khả năng ăn nhai và sinh hoạt hàng ngày.
Dưới đây là dấu hiệu của lưỡi bị nứt (2):
– Xuất hiện vết nứt, rãnh hoặc khe hở trên đỉnh và 2 bên lưỡi
– Các rãnh trên lưỡi có thể kết nối với nhau, chia lưỡi thành nhiều phần nhỏ
– Vết nứt ở lưỡi có độ sâu khác nhau, có thể sâu tới 6 mm
– Có thể chảy máu nhẹ
– Ở vùng bị nứt, xảy ra tình trạng khô rát và bong tróc
– Với tình trạng lưỡi nứt nặng, lưỡi bị chia cắt thành nhiều mảng biệt lập bởi vết nứt sâu hoặc vết loét, gây đau đớn, rát buốt khi nói hoặc ăn uống
Lưỡi bị nứt xảy ra do các nguyên nhân như: di truyền, các vấn đề về sức khỏe và hội chứng.
Nếu trẻ sinh ra trong gia đình có bố mẹ hoặc ông bà bị nứt lưỡi sẽ có nguy cơ mắc phải tình trạng này cao hơn so với những người khác (3).
Tình trạng lưỡi bị nứt có liên quan đến các vấn đề sức khỏe như:
– Suy dinh dưỡng, cơ thể thiếu hụt vitamin quan trọng như vitamin A, B12, axit folic,…
– Bệnh vảy nến
– U hạt dị ứng
Lưỡi bị nứt có thể liên quan tới hội chứng Down và hội chứng Melkersson – Rosenthal.
Hội chứng Down gây ra nhiều khiếm khuyết về thể chất và tinh thần, gây các vấn đề liên quan đến miệng, trong đó có lưỡi bị nứt.
Hội chứng Melkersson – Rosenthal cũng là một nguyên nhân khiến lưỡi bị nứt. Khi mắc phải người bệnh sẽ có các triệu chứng như lưỡi bị nứt, sưng môi trên, sưng mặt, liệt mặt,…
Nứt lưỡi sẽ nguy hiểm tới sức khỏe nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Các hệ lụy do nứt lưỡi gây ra như: nhiễm trùng, xuất huyết, nguy cơ ung thư, rối loạn ăn uống và ảnh hưởng đến tâm lý (4).
– Nhiễm trùng: vi khuẩn và nấm xâm nhập qua vết thương hở trên bề mặt lưỡi gây ra viêm nhiễm và đau nhức. Từ đó gây các bệnh lý như áp xe lưỡi, viêm lợi, hoại tử lưỡi,…
– Xuất huyết: vết nứt sâu gây tổn thương cho mạch máu nhỏ ở lưỡi và chảy máu
– Nguy cơ ung thư: vết loét khó lành trên lưỡi làm tăng nguy cơ hình thành khối u, tiến triển thành ung thư lưỡi
-Rối loạn ăn uống: lưỡi bị nứt gây đau đớn và khó khăn trong nhai nuốt. Lâu dài sẽ làm chán ăn, sụt cân hoặc suy dinh dưỡng
– Tổn thương tâm lý: lưỡi bị nứt khiến cho người bệnh mất tự tin trong quá trình giao tiếp, ảnh hưởng đến tâm lý
Để điều trị nứt lưỡi, người bệnh cần có chế độ chăm sóc răng miệng hợp lý, bổ sung chất dinh dưỡng và thăm khám nha khoa định kỳ.
Cần duy trì thói quen chải răng 2 lần mỗi ngày, mỗi lần chải khoảng 2 phút giúp răng miệng luôn ở trạng thái sạch sẽ. Chải răng và lưỡi với bàn chải lông mềm sẽ làm sạch mảng bám, tránh vi khuẩn tích tụ.
Kết hợp dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng sau khi đánh răng để bảo vệ răng miệng toàn diện và hiệu quả nhất.
Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là vitamin và khoáng chất để vừa tăng sức đề kháng và ngăn ngừa tình trạng nứt lưỡi nghiêm trọng.
Trong trường hợp người bệnh chán ăn, có thể cân nhắc sử dụng các loại vitamin như vitamin C, E, B, PP và khoáng chất như kẽm để phòng tránh vết nứt lưỡi.
Bác sĩ khuyến cáo cần thăm khám nha khoa định kỳ ít nhất 2 lần/ năm để được kiểm tra và xác định các vấn đề liên quan đến hàm răng, để đảm bảo việc ăn nhai bình thường.
Nha khoa Paris đã chia sẻ những thông tin về tình trạng nứt lưỡi và các biện pháp khắc phục. Mỗi người cần xây dựng thói quen vệ sinh răng miệng khoa học để phòng tránh các bệnh lý nguy hiểm.
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×