Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Sún răng là gì? Tác hại khi trẻ bị sún răng? Cha mẹ cần làm gì

Sún răng xảy ra phổ biến ở các bé trong nhóm tuổi từ 1 – 3 tuổi. Răng sẽ bị bào mòn từng chút một, nhỏ dần, chuyển nâu đen và lâu dần tới sát lợi. Bố mẹ cần nắm vững được cách khắc phục khi trẻ có răng bị sún.

Sún răng là tình trạng thường thấy ở trẻ nhỏ, đặc biệt là ở những bé thường xuyên ăn đồ ngọt. Tuy nhiên, đa số phụ huynh lại không thật sự quan tâm nhiều tới vấn đề này, dẫn tới một số trường hợp răng của trẻ bị hư hỏng nặng khi lớn lên. Hãy tham khảo ngay bài viết sau của Nha khoa Paris để chăm sóc răng miệng của trẻ tốt nhất.

1. Sún răng là gì

Sún răng là tình trạng răng sữa của trẻ bị sâu khiến răng bị mòn mủn đi 1 phần, xuất hiện những chấm đen trên bề mặt răng.

Sún răng tuy không gây cảm giác đau nhức cho trẻ ở giai đoạn đầu, chỗ bị sún thường nông nhưng có diện tích rộng, màu đen hoặc nâu, đáy mềm ở các đợt tiến triển. Răng sún có mức độ lây lan nhanh chóng nếu không kiểm soát kịp thời. Hàm răng trẻ lâu dần chỉ còn lại mỏm răng nhỏ gần tụt xuống nướu, chân răng nằm sát nướu, ảnh hưởng tới chức năng nhai nuốt và giao tiếp của trẻ.

Răng trẻ bị sún

Răng trẻ bị sún

2. Cách phân biệt sún răng

Trẻ bị sún răng có thể phân biệt được qua các biểu hiện sau:

– Thường xảy ra ở trẻ từ 1 – 3 tuổi

– Men răng không còn độ trắng và bóng như bình thường

– Răng bị ố vàng, xỉn màu, mờ đi và có xu hướng ngày càng sậm hơn

– Chân răng dần mất đi thể tích, suy giảm kích thước của răng

– Răng của trẻ yếu và dễ gãy hơn

– Cảm thấy đau nhức khi nhai thức ăn. Nếu tình trạng tổn thương kéo dài, trẻ sẽ gặp khó khăn, đau khi hít thở

– Răng bị sún sẽ có màu đen, cứng hơn so với các răng khác

– Răng bị sún nhiều, gây viêm nướu có thể làm hơi thở có mùi hôi khó chịu

– Tốc độ lây lan của răng sún rất nhanh, nếu không xử lý kịp thời, hàm răng của trẻ chỉ còn mảng chân răng màu đen nằm sát nướu

3. Tác hại khi trẻ bị sún răng

Sún răng ở trẻ em gây ra các tác hại như: khó khăn khi ăn nhai, phát âm không rõ và ảnh hưởng răng vĩnh viễn.

– Khó khăn khi ăn nhai:

Khi trẻ bị sún răng làm chân răng lộ ra ngoài có thể gây đau nhức khi nhai, trẻ cảm thấy không thoải mái và chán ăn. Về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này.

– Phát âm không rõ:

Trẻ bị răng sún thường khó khăn trong việc phát âm và có nguy cơ nói ngọng cao hơn so với những trẻ có hàm răng khỏe mạnh. Đặc biệt ở độ tuổi từ 1 – 3, khi trẻ đang trong giai đoạn hình thành ngôn ngữ, tình trạng sún răng càng cần được điều trị sớm.

– Ảnh hưởng răng vĩnh viễn:

Khi răng sữa bị sún và rụng quá sớm, các răng bên cạnh có thể dịch chuyển, tạo không gian hẹp khiến răng vĩnh viễn mọc lên không đúng vị trí, gây hiện tượng chen lấn, mọc kẹt, hoặc mọc ngầm. Hơn nữa, vị trí răng sữa bị sún cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại xâm nhập, gây viêm nhiễm và ảnh hưởng xấu đến răng miệng của trẻ.

Tác hại khi trẻ bị răng sún

Tác hại khi trẻ bị răng sún

4. Nguyên nhân chính khiến trẻ bị sún răng

Trẻ bị sún răng có thể do nhiều yếu tố khác nhau như: ăn quá nhiều đồ ngọt, răng thiếu canxi, dùng nhiều thuốc kháng sinh và vệ sinh răng miệng không tốt.

– Ăn quá nhiều đồ ngọt: trẻ con thường ăn nhiều đồ ngọt. Lượng đường bám dính lâu trên bề mặt răng sẽ tạo ra axit bào mòn men răng. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công làm hỏng cấu trúc bên trong, lan tới ngà răng và tủy răng

– Răng thiếu canxi: răng thiếu canxi sẽ yếu đi, tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng tấn công răng dẫn tới tình trạng sún răng nhanh hơn

– Dùng nhiều thuốc kháng sinh: cho trẻ dùng kháng sinh điều trị bệnh quá sớm, dùng với tần suất thường xuyên sẽ làm yếu men răng, ảnh hưởng đến sự phát triển sau này

– Vệ sinh răng miệng không tốt: cha mẹ không tập thói quen vệ sinh răng miệng mỗi ngày cho bé hoặc vệ sinh sai cách sẽ làm thức ăn thừa còn bám trên răng, tạo thành vi khuẩn phá hủy men răng của trẻ

5. Cha mẹ nên làm gì khi thấy con bị sún răng

Khi nhận thấy các triệu chứng răng trẻ bị sún, bố mẹ có thể khắc phục bằng các biện pháp tại nhà hoặc đưa trẻ tới nha khoa để kiểm soát triệt để.

5.1. Điều trị sún răng tại nhà

Để nhanh chóng ức chế sự lây lan của vi khuẩn gây sún răng, bố mẹ có thể tham khảo các mẹo sau:

– Dùng nước muối: muối có tính kháng khuẩn rất tốt, có thể làm giảm nguy cơ và ngăn tình trạng sún răng nghiêm trọng hơn. Cha mẹ chỉ cần pha 1 thìa muối nhỏ, hòa tan với 200ml nước ấm và cho trẻ súc miệng 2 lần mỗi ngày

– Lá trầu không: lá trầu không chứa nhiều carbohydrate, muối khoáng,… và có tính kháng khuẩn cao sẽ làm giảm đau và làm chậm quá trình răng bị sún. Phụ huynh cần rửa sạch 3 – 5 lá trầu không già, giã nhuyễn và đắp lên vị trí răng sún. Sau 3 – 5 phút thì súc miệng lại bằng nước sạch

– Lá lốt: trong lá lốt có chứa các tinh dầu có công dụng chống viêm, kháng khuẩn tốt như alcaloid và Beta-caryophylen nên chữa sún răng tại nhà rất hiệu quả. Lấy 3 – 5 lá trầu không già, rửa sạch và để ráo. Sau đó cho vào cối để giã nhuyễn, đắp lên vị trí răng bị sún trong 3 – 5 phút. Hướng dẫn trẻ súc miệng lại với nước

Dùng nước muối trị răng sún

Dùng nước muối trị răng sún

5.2. Điều trị sún răng tại nha khoa

Với trường hợp trẻ bị sún răng nặng, nên đưa bé tới cơ sở nha khoa uy tín để thực hiện khám răng. Bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp như:

– Răng mới bị sún: dùng fluoride dạng gel hoặc bọt bôi lên răng trẻ để che phủ các vùng răng mới bị sún

– Răng sữa bắt đầu bị ăn mòn: bác sĩ sẽ chỉ định trám răng để hạn chế vi khuẩn lây lan và bảo tồn răng sữa cho bé

– Sún lan rộng, gây mòn răng: cần nhổ bỏ để răng vĩnh viễn có thể mọc lên thay thế, tránh tình trạng răng sữa bị sâu lâu ngày gây ảnh hưởng tới tình trạng răng miệng của trẻ

6. Cách phòng ngừa sún răng cho trẻ

Sún răng ở trẻ nhỏ có thể phòng ngừa bằng các biện pháp như: vệ sinh răng miệng đúng cách, lưu ý về thực đơn hàng ngày, loại bỏ thói quen xấu và đưa trẻ đi khám răng định kỳ.

6.1. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Chăm sóc răng miệng đúng cách cho bé như sau:

– Tập cho trẻ chải răng đúng cách, chải đều từ chân răng tới mặt trong – trên – ngoài răng ít nhất 2 lần mỗi ngày. Chọn bàn chải lông mềm và kem đánh răng có flour

– Hướng dẫn trẻ súc miệng hằng ngày với nước muối pha loãng

– Cho bé uống nước sau khi ăn xong để làm sạch các vụn thức ăn

Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách

Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách

6.2. Lưu ý về thực đơn ăn hàng ngày cho bé

Chế độ dinh dưỡng hợp lý dành cho trẻ nhỏ bao gồm:

– Bổ sung thức ăn từ động vật, sản phẩm giàu canxi, flour và yếu tố vi lượng như cá biển, trứng, gan động vật, cà rốt, sữa tươi, phô mai,… các thực phẩm giàu chất béo tốt cho sức khỏe răng miệng như bơ, đậu lạc,…

– Tăng cường hoa quả và rau xanh giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất

– Bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin D để răng của bé chắc khỏe hơn

– Hạn chế để trẻ sử dụng những thực phẩm gây hại cho sức khỏe răng miệng như kẹo bánh, đồ uống có ga, nước ngọt, nước lạnh,…

Tăng cường rau xanh cho trẻ

Tăng cường rau xanh cho trẻ

6.3. Loại bỏ những thói quen xấu

Các thói quen xấu cần thay đổi cho trẻ:

– Không cho trẻ ngậm ti giả, bú bình hay ngậm bình sữa vào buổi tối

– Nếu bé có thói quen uống sữa vào ban đêm thì nên cho bé súc miệng ngay

– Không để trẻ cắn các đồ vật cứng

6.4. Đưa trẻ đi khám răng định kỳ

Phụ huynh nên đưa bé đi khám răng định kỳ khoảng 3 – 6 tháng/lần để kiểm tra tình trạng răng miệng và kịp thời phát hiện các vấn đề xấu. Với những trẻ đã bị sún răng thì nên đưa con đến khám tại nha khoa uy tín để được chẩn đoán chính xác tình trạng và đưa ra phương pháp điều trị triệt để.

Sún răng là vấn đề răng miệng phổ biến và có thể được phòng ngừa, điều trị hoàn toàn. Cha mẹ hãy chú ý đến sức khỏe của con để tránh những hệ lụy sau này. Nếu còn bất kỳ thắc mắc về bệnh lý răng miệng, hãy gọi ngay cho Nha khoa Paris theo số hotline 1900 6900 để được giải đáp nhanh nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề mất răng
Giải đáp: Dùng thuốc gì để giảm đau răng do sún răng

Giải đáp: Dùng thuốc gì để giảm đau răng do sún răng

Sún răng là một bệnh về răng miệng mà không ít trẻ gặp phải. Bệnh lý khiến cho răng của trẻ dần bị tiêu đi, thậm chí ảnh hưởng đến ngà

Ngày 06/03/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Mất răng lâu năm phải làm sao? Có trồng lại được không?

Mất răng lâu năm phải làm sao? Có trồng lại được không?

Mất răng sẽ ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ, khả năng ăn nhai cũng như sức khỏe toàn thân. Đặc biệt khi mất răng lâu năm còn kéo theo hiện

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Bị mất răng có sao không, tác hại của việc mất răng

Bị mất răng có sao không, tác hại của việc mất răng

Mất răng sẽ ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ, khả năng ăn nhai cũng như sức khỏe toàn thân. mất răng làm cho hiện tượng tiêu xương răng phát

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Mất răng lâu ngày và 9 tác hại không mong muốn

Mất răng lâu ngày và 9 tác hại không mong muốn

Mất răng lâu ngày không còn là tình trạng hiếm gặp , có thể chỉ vì lý do chủ quan không can thiệp sớm mà nhiều hệ lụy nghiêm trọng đã

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Hội chứng răng không mọc được Anodontia là gì? Khắc phục thế nào?

Hội chứng răng không mọc được Anodontia là gì? Khắc phục thế nào?

Răng không mọc được hay không thể mọc lại sau khi thay răng sữa là hội chứng tuy rất hiếm nhưng đã có khá nhiều trường hợp được ghi

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Trẻ bị sún răng viêm lợi có nguy hiểm không? Biện pháp khắc phục

Trẻ bị sún răng viêm lợi có nguy hiểm không? Biện pháp khắc phục

Trẻ bị sún răng viêm lợi là bệnh lý răng miệng phổ biến ở các bé. Bệnh lý gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khó khăn khi ăn nhai và sinh hoạt

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map