Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Ghép xương ổ răng: Cách hiệu quả để khôi phục lại hàm răng

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, Implant, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Bà Triệu

Ghép xương răng là một phương pháp thường được áp dụng trước khi cấy ghép Implant để bổ sung thêm xương, tạo một cấu trúc nâng đỡ vững chắc để nâng đỡ trụ răng. Nhờ có sự hỗ trợ của thuốc tê nên bạn không bị đau khi thực hiện. Hiện ba phương pháp phổ biến là ghép xương tự thân, dị biệt và nhân tạo.

1. Ghép xương răng nhân tạo là gì

Theo bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam, ghép xương răng nhân tạo (Dental Bone Graft) là một kỹ thuật nha khoa được thực hiện nhằm bổ sung xương vào vị trí mất răng, tạo ra một cấu trúc xương vững chắc để trồng Implant.

Quá trình trên thường được thực hiện để tái tạo một phần hoặc toàn bộ xương hàm đã bị tiêu biến do mất răng quá lâu. Kỹ thuật ghép xương cũng giúp tăng thể tích xương hàm, đảm bảo đủ điều kiện để nâng đỡ trụ Implant khi trồng.

Trong quá trình ghép xương răng, bác sĩ sẽ tiến hành tách lợi để lộ ra xương hàm và sau đó ghép thêm xương vào trong. Xương được ghép vào sẽ liên kết với các mảng xương cũ, phát triển và tạo ra các mô tế bào mới để hình thành một khối xương vững chắc.

Kỹ thuật ghép xương răng có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, nhưng phổ biến nhất là trước khi cấy Implant. Khi mật độ xương hàm quá ít, trụ Implant sẽ khó tương thích với xương hàm và có thể bị đào thải chỉ sau một thời gian ngắn. Ngoài ra, nếu chất lượng xương hàm không tốt, xương có thể bị tiêu biến dễ dàng do áp lực từ trụ Implant truyền qua khi ăn nhai.

Ghép xương răng

Ghép xương hàm

2. Những trường hợp nào cần tiến hành ghép xương hàm

2.1. Mới mất răng hoặc sau khi nhổ bỏ

Nếu bạn mới bị mất răng hoặc phải nhổ chúng do bị viêm nhiễm nặng, chấn thương… nhưng răng không đủ điều kiện cấy Implant ngay, bác sĩ thường tư vấn ghép xương luôn để tránh tiêu xương. Sau khoảng 2 – 6 tháng, bác sĩ sẽ tiến hành trồng răng Implant khi xương đã ổn định.

Quá trình ghép xương sẽ nhanh và đơn giản vì bác sĩ chỉ cần thêm xương vào ngay vị trí mới nhổ bỏ.

2.2. Bị mất răng lâu năm

Khi bị mất răng trong thời gian dài, xương hàm sẽ dần tiêu biến. Tuy nhiên, bạn rất khó nhận ra sự thay đổi của mật độ xương hàm bằng mắt thường cho tới khi khuôn mặt bị ảnh hưởng.

Để đảm bảo thành công khi trồng răng Implant, bạn bắt buộc phải ghép thêm xương hàm.

Mất răng lâu năm gây ra móm mém

Mất răng lâu năm gây ra móm mém

2.3. Chất lượng xương hàm kém

Trên thực tế, mặc dù mật độ xương hàm đủ để cấy ghép Implant nhưng nếu chất lượng xương không đảm bảo thì bác sĩ vẫn sẽ yêu cầu ghép xương.

3. Ghép xương hàm có các kỹ thuật nào

Theo bác sĩ Nguyễn Hải Nam, 3 kỹ thuật ghép xương răng được áp dụng phổ biến là: ghép xương nhân tạo, tự thân và dị biệt.

3.1. Ghép xương nhân tạo

Ghép xương nhân tạo là kỹ thuật dùng các tế bào xương do con người tạo ra để ghép, có những ưu điểm sau:

Luôn luôn có sẵn.

Giá thành rẻ.

Phẫu thuật 1 lần.

Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất là tỷ lệ thành công không cao. Xương nhân tạo có thể không tương thích hoàn toàn với cơ thể. Nếu như xương bị đào thải, bạn sẽ phải tiến hành ghép xương mới.

ghép xương nhân tạo

Ghép xương nhân tạo

3.2. Ghép xương tự thân

Đây là kỹ thuật dùng một phần xương ở các bộ phận khác trên cơ thể như: cằm, xương chậu, má… để cấy trực tiếp vào xương.

Ghép xương răng tự thân

Ghép xương tự thân

Tỷ lệ thành công của xương tự thân khi ghép cao hơn xương nhân tạo. Đây là một điều dễ hiểu bởi mô xương được dùng để cấy ghép cũng là một phần trong cơ thể.

Tuy nhiên, phương pháp trên vẫn có một vài nhược điểm như:

– Phải phẫu thuật ít nhất 2 lần (Gây sợ hãi).

– Chi phí cao.

3.3. Ghép xương dị biệt

Ngoài 2 nguồn xương mà chúng tôi chia sẻ ở trong phần trên, các bác sĩ còn sử dụng hai nguồn xương dị biệt khác như:

– Xương từ người đã mất hiến tặng

– Xương từ động vật

Tuy nhiên, do tỷ lệ thành công thấp, chi phí lớn và khó tìm kiếm nên phương pháp trên rất ít được sử dụng.

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

tư vấn bọc răng sứ trả góp

4. Quy trình cấy ghép xương hàm diễn ra thế nào

Do quá trình ghép xương có tác động đến xương hàm nên bác sĩ cần phải có chuyên môn giỏi, nắm vững về kỹ thuật cũng như quy trình thực hiện.

Bước 1: Bác sĩ khám, tư vấn, chụp phim X-quang

Tại Nha Khoa Paris, khách hàng sẽ được thăm khám và chụp phim X-quang để bác sĩ phân tích chính xác tình trạng xương hàm. Từ kết quả chụp phim, bác sĩ sẽ xác định khách hàng có cần phải thực hiện ghép xương không.

Bước 2: Vệ sinh miệng và gây tê vùng điều trị

Trước khi tiến hành ghép xương, để đảm bảo an toàn, bác sĩ sẽ vệ sinh thật kỹ khoang miệng. Sau đó, bác sĩ tiến hành gây tê nhằm giảm thiểu đau nhức cho khách hàng.

Bước 3: Mở vạt lợi

Sau khi thuốc tê phát huy tác dụng, bác sĩ sẽ mở vạt lợi để tiếp xúc vào xương hàm. Toàn bộ dụng cụ mà bác sĩ dùng đều phải được khử khuẩn, vô trùng theo đúng tiêu chuẩn từ Bộ Y tế.

Bước 4: Ghép, cố định xương hàm

Xương nhân tạo được đưa vào xương hàm nhờ sự hỗ trợ của các dụng cụ hiện đại. Các tế bào xương dùng để ghép đều đảm bảo có nguồn gốc rõ ràng và chất lượng tốt.

Bước 5: Đóng vết thương và hẹn lịch tái khám

Bác sĩ khâu, tạo hình nướu và sát khuẩn. Sau khi phẫu thuật, khách hàng được tư vấn cách chăm sóc tại nhà và hẹn lịch khám để kiểm tra tiến độ hồi phục.

Xương mới cần 3 – 4 tháng để tích hợp với xương tự nhiên. Sau khi xương đã ổn định, bác sĩ sẽ tiến hành cắm trụ Implant.

??? VIDEO Quy trình cấy Implant ghép xương

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

3.799 lượt đăng ký

5. Phẫu thuật ghép xương ổ răng có gây đau không

Theo bác sĩ Hải Nam, phẫu thuật ghép xương ổ răng có gây đau trong và sau quá trình phẫu thuật. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ sử dụng các biện pháp giảm đau để xoa dịu cơn đau nhức và giúp bạn thoải mái hơn trong quá trình hồi phục.

Trước khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc gây tê để ức chế dẫn truyền thần kinh ngoại biên đến não và ngăn chặn cảm giác đau trong quá trình phẫu thuật.

Sau phẫu thuật, bạn có thể bị đau nhức và sưng tại vùng được ghép xương. Bác sĩ thường sẽ kê đơn thuốc giảm đau như Efferalgan, Ibuprofen… để giúp giảm cơn đau. Ngoài ra, chườm lạnh và nghỉ ngơi điều độ cũng có thể giúp giảm sưng và đau.

Mức độ đau sau phẫu thuật có thể khác nhau tùy theo từng người và phương pháp ghép xương được sử dụng. Nhưng bạn không cần lo lắng bởi bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về quá trình hồi phục và cách giảm đau hiệu quả.

Ghép xương ổ răng không đau

Ghép xương hàm không đau

6. Chi phí cấy ghép xương hàm giá bao nhiêu tiền

Tại Nha Khoa Paris, chi phí cấy ghép xương hàm được tách biệt ra khỏi giá trồng răng Implant. Sau đây là bảng giá tham khảo:

DỊCH VỤĐƠN VỊCHI PHÍ (VNĐ)
Phẫu thuật cấy ghép xương Block (nhỏ)Khối7.000.000
Phẫu thuật cấy ghép xương Block (lớn)Khối9.500.000
Màng xương nhỏ (bé hơn hoặc bằng 15×20)Màng7.000.000
Màng xương lớn (lớn hơn hoặc bằng 20×250Màng9.500.000
Bột xương A- OSS 0,25 gBộ2.500.000
Bột xương A- OSS 0,5 gBộ5.000.000
Bột xương tiêu Cerabone 0,5ccBộ5.000.000
Bột xương tiêu Cerabone 01 ccBộ7.000.000

7. Những lưu ý quan trọng trước và sau khi ghép xương hàm

7.1. Trước khi cấy xương hàm

– Chọn cơ sở nha khoa uy tín.

– Sắp xếp công việc và dành thời gian nghỉ ngơi sau khi ghép xương.

– Điều trị dứt điểm các bệnh như: viêm nướu, viêm nha chu…

7.2. Sau khi ghép xương hàm

Để nhanh lành thương và giảm nguy cơ đào thải xương, bạn nên:

– Chỉ uống thuốc giảm đau và kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.

– Không nên đeo răng giả trong vài tuần đầu để tránh gây áp lực lên xương mới ghép.

– Chườm đá tại nhà để giảm sưng đau.

– Tuyệt đối không được dùng đồ có chứa chất kích thích như rượu, thuốc lá…

– Tái khám đúng hẹn.

Với những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết trên, chắc hẳn các bạn đã hiểu hơn về phương pháp ghép xương răng. Nếu như bạn còn thắc mắc nào khác thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp chi tiết.

Hiển thị nguồn

Bệnh viện Răng Hàm Mặt TPHCM: “Ghép Xương Là Gì Và Khi Nào Phải Ghép Xương?”
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec: “Nong xương, ghép xương, nâng xoang là gì?”
Cleveland Clinic: “Dental Bone Graft: Process, Healing & What It Is”
Cambridge University Hospitals: “Bone grafting for dental implants”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề ghép xương răng
Phương pháp ghép xương cấy Implant – Có đau không

Phương pháp ghép xương cấy Implant – Có đau không

Trồng răng Implant là phương pháp phục hình răng hiệu quả và được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, trước khi thực hiện, nhiều người

Tầm quan trọng của Chế độ ăn sau Ghép xương: Chỉ dẫn và Lưu ý

Tầm quan trọng của Chế độ ăn sau Ghép xương: Chỉ dẫn và Lưu ý

Chế độ ăn sau ghép xương răng sẽ tác động trực tiếp đến sự thành công của ca phẫu thuật. Vì vậy, để giúp vết thương mau lành, xương

Tổng hợp thông tin cần biết về ghép xương răng trong trồng implant

Tổng hợp thông tin cần biết về ghép xương răng trong trồng implant

Ghép xương răng trong trồng implant được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân không đủ mật độ xương. Kỹ thuật giúp bổ sung xương vào vị

Khi nào cần nâng xoang ghép xương trước khi cấy ghép Implant?

Khi nào cần nâng xoang ghép xương trước khi cấy ghép Implant?

Nâng xoang ghép xương được chỉ định cho những trường hợp khách hàng muốn cấy ghép Implant nhưng xương hàm hạn chế, mật độ xương hàm

Chi phí Ghép xương răng Giá bao nhiêu? Nhân tạo khác gì Tự thân?

Chi phí Ghép xương răng Giá bao nhiêu? Nhân tạo khác gì Tự thân?

Ghép xương răng là bước quan trọng trước khi thực hiện dịch vụ cấy ghép răng Implant, ghép xương răng sẽ xây dựng một nền tảng vững

Phẫu thuật ghép xương răng và những phương pháp phổ biến nhất

Phẫu thuật ghép xương răng và những phương pháp phổ biến nhất

Phẫu thuật ghép xương răng là phương pháp mà nhiều người lựa chọn thực hiện. Với mục đích bổ sung xương tại khu vực đã bị tiêu xương,

Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map