Răng bị ê buốt thường xảy ra khi ăn đồ ngọt, cứng hoặc lạnh, có thể xuất hiện vài phút hoặc vài giờ sau ăn. Tình trạng trên thường gây khó chịu, ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai và có thể cảnh báo nhiều bệnh lý răng miệng nghiêm trọng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,… Cùng tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách điều trị răng ê buốt ngay sau đây.
Răng khỏe mạnh sẽ có lớp men răng bao bọc và bảo vệ ngà răng. Nếu lớp men răng bị tổn thương, ngà răng sẽ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm khi ăn uống. Qua đó khiến răng nhạy cảm và gây tình trạng ê buốt.
Nguyên nhân khiến răng nhạy cảm và dễ đau buốt như: các bệnh lý răng miệng, vệ sinh răng miệng sai cách, thói quen xấu, chế độ ăn uống.
Các bệnh lý răng miệng như tụt lợi, sâu răng, viêm nướu, sứt mẻ răng,… sẽ làm lộ lớp ngà răng. Trong đó, sâu răng là nguyên nhân chính gây răng ê buốt.
Khi răng bị sâu, cấu trúc răng bị tổn thương và ảnh hưởng tới tủy răng. Ngoài ra, sâu răng cũng làm tăng nguy cơ tụt lợi, ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng. Tình trạng tụt lợi sẽ làm lộ phần ngà răng và khiến răng ê buốt.
Hàng ngày chúng ta cần đánh răng để làm sạch và bảo vệ răng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đánh răng như thế nào là đúng cách. Đánh răng qua loa sẽ không làm sạch được răng hoàn toàn. Nếu đánh răng quá mạnh hay quá kỹ sẽ khiến lớp men răng bị bào mòn, răng trở nên nhạy cảm hơn.
Ngoài ra dùng bàn chải có lông cứng, kem đánh răng không phù hợp hay lạm dụng nước súc miệng cũng gây tình trạng đau buốt răng.
Vệ sinh răng miệng sai cách làm răng ê buốt
Nguy cơ bị ê buốt răng sẽ tăng cao nếu bạn có những thói quen xấu như cắn móng tay, mút tay hoặc nghiến răng khi ngủ.
Tật nghiến răng không chỉ phát ra những âm thanh gây khó chịu, ảnh hưởng đến người xung quanh mà còn gây hại cho răng. Khi nghiến răng, hai hàm răng sẽ siết lại và gây mòn răng, tác động đến men răng và khiến răng nhạy cảm hơn.
Thực hiện tẩy trắng răng tại nhà hoặc tại những cơ sở nha khoa kém chất lượng có thể làm tổn thương men răng, khiến răng ê buốt. Do đó, trước khi thực hiện các thủ thuật nha khoa, bạn nên lựa chọn địa chỉ uy tín để thăm khám trước. Đồng thời, trong quá trình thực hiện cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Ăn nhiều thực phẩm có chứa axit như đồ ăn muối chua, chanh, cam, bưởi, nước ngọt có ga,… sẽ làm mài mòn men răng, phân hủy bề mặt răng.
Nếu không bảo vệ răng miệng đúng cách, các mảng bám thực phẩm sẽ tích tụ trên răng sẽ gây nhiều vấn đề nghiêm trọng như viêm nướu, sâu răng, viêm nha chu,… dẫn đến ê buốt răng.
Cách chữa răng ê buốt hiệu quả nhất là chăm sóc và bảo vệ men răng để tránh tác nhân kích thích đến dây thần kinh trong răng. Các biện pháp cụ thể như: vệ sinh răng miệng đúng cách, duy trì chế độ ăn uống khoa học, khám sức khỏe răng miệng định kỳ và bổ sung thêm canxi.
Chăm sóc răng miệng đúng cách giúp bảo vệ răng miệng an toàn và hiệu quả nhất. Từ đó giảm tình trạng mòn men răng gây cảm giác ê buốt khi ăn uống. Bạn cần lưu ý những điểm sau:
– Đánh răng ít nhất 2 lần vào mỗi buổi sáng và tối trước khi ngủ
– Lựa chọn kem đánh răng có chứa fluoride để đảm bảo răng miệng vệ sinh sạch sẽ, nên đánh răng với nước ấm
– Không đánh răng ngay sau khi ăn, nhất là khi ăn các đồ axit, nên đánh răng sau khi ăn 30 phút
– Không đánh răng quá nhanh hoặc quá kỹ, thời gian phù hợp mỗi khi đánh răng là khoảng 2 – 3 phút
– Dùng bàn chải lông mềm, chải răng nhẹ nhàng, sau 2 – 3 tháng nên thay mới bàn chải
Dùng kem đánh răng có chứa fluoride
Trường hợp răng nhạy cảm, ê buốt cần chú ý nhiều hơn đến chế độ ăn uống:
– Tránh những món ăn, đồ uống nhiều axit như cam, chanh, đồ uống có ga, soda,… Đặc biệt, hạn chế ăn những thực phẩm quá lạnh hay quá nóng
– Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như táo, chuối,… giúp bổ sung khoáng chất cho cơ thể, ngăn ngừa tình trạng răng ê buốt
– Tăng cường thực phẩm chứa nhiều canxi như sữa, bơ, hạnh nhân, rau cải xanh đậm,…
Không chỉ thay đổi thói quen vệ sinh răng miệng và chế độ dinh dưỡng, người bệnh nên đi khám để được bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời. Qua đó, ngăn ngừa được những biến chứng nguy hiểm. Bất kỳ ai cũng nên đi khám sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/lần.
Thiếu hụt canxi sẽ gây rối loạn chuyển hoá trong cơ thể và suy giảm sức khỏe răng miệng. Thế nên, người bị ê buốt răng cần phải bổ sung thêm lượng canxi phù hợp để giúp răng chắc khỏe. Các thực phẩm giàu canxi cần bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày như bơ, sữa, bông cải xanh, hạnh nhân, đậu nành, hải sản,…
Bổ sung canxi qua thực phẩm
Răng bị ê buốt là vấn đề phổ biến, có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Do đó, việc chăm sóc sức khỏe răng miệng mỗi ngày là điều vô cùng quan trọng. Ngoài ra cần lưu ý khám răng định kỳ theo khuyến cáo của chuyên gia để phòng bệnh tốt nhất.
Hello Bacsi: “Vì sao bạn bị ê buốt chân răng? Hiểu rõ để phòng ngừa”
Báo Sức khỏe và Đời sống: “Ê buốt răng do đâu và cần phải làm gì để khắc phục?”
Cleveland Clinic: “Sensitive Teeth: Causes, Remedies and Treatments Available”
Ê buốt răng là hiện tượng mà không ít người gặp phải, thường xảy ra do cấu trúc răng bị tổn thương hoặc bệnh lý răng miệng. Việc chăm
Răng bị ê buốt khi uống nước là hiện tượng mà không ít người gặp phải, có thể xảy ra do bệnh lý răng miệng, nứt răng, nghiến răng… Nếu
Hiện tượng răng bị ê buốt một bên có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như: tổn thương cấu trúc răng, tụt nướu, chăm sóc răng
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×