Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Răng bọc sứ bị viêm tủy do đâu? Cách khắc phục hiệu quả

Răng bọc sứ bị viêm tủy gây ra cảm giác ê buốt và những cơn đau nhức kéo dài, ảnh hưởng tới khả năng ăn nhai, nghiêm trọng hơn là hoại tử xương hàm. Vậy nguyên nhân là do đâu? Làm thế nào để khắc phục? Cùng Nha khoa Paris tìm hiểu ngay sau đây.

1. Nguyên nhân răng bọc sứ xong bị viêm tủy

Bọc răng sứ xong bị viêm tủy xảy ra do nhiều nguyên nhân như mài quá nhiều mô răng, chăm sóc răng miệng kém, chưa điều trị sạch tủy viêm, chất gắn răng không phù hợp,… Cụ thể như sau (1):

– Mài quá nhiều mô răng:

Bác sĩ thực hiện bọc sứ có tay nghề kém, mài răng quá nhiều và sâu vào cấu trúc răng. Khi đó, mô răng bị mài mòn khiến tủy răng bị lộ ra, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào bên trong và gây viêm tủy.

– Chăm sóc răng miệng kém:

Trường hợp không vệ sinh răng đúng cách hoặc có thói quen hút thuốc lá và không tái khám định kỳ sau khi bọc sứ sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như sâu răng, viêm nướu và viêm tủy răng.

– Chưa điều trị tủy viêm triệt để:

Trước khi bọc răng sứ chưa điều trị triệt để tủy viêm có thể dẫn đến viêm tủy tái phát. Khi đó, các mô tủy nhiễm trùng lan rộng, gây đau buốt, có nguy cơ phải nhổ răng.

– Chất gắn răng không phù hợp:

Một số nha khoa dùng chất gắn răng kém chất lượng sẽ làm răng nhạy cảm, giảm tuổi thọ của răng và khó tránh khỏi viêm tủy sau khi bọc răng sứ.

Nguyên nhân răng bọc sứ bị viêm tủy

Nguyên nhân răng bọc sứ bị viêm tủy

2. Biến chứng khi bọc răng sứ bị viêm tủy

Viêm tủy sau khi bọc răng sứ nếu không được can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng như: cơn đau buốt kéo dài, hỏng toàn bộ chân răng thật và nguy cơ mất răng bên cạnh (2).

2.1. Hỏng chân răng thật

Răng sứ bị viêm tủy kéo dài có nguy cơ bị hỏng chân răng thật. Răng mất liên kết với xương hàm, chân răng lung lay, dễ gãy, rụng. Khi đó, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng thật để ngăn bệnh lý tiến triển nặng hơn.

2.2. Đau nhức kéo dài

Viêm tủy răng gây ra những cơn đau nhức bất chợt, kéo dài. Cơn đau có thể xuất hiện vào ban đêm khiến bạn mất ngủ, qua đó làm suy giảm sức khỏe nghiêm trọng. Các triệu chứng đau buốt có thể từ nhẹ đến nặng, tùy vào mức độ nghiêm trọng của viêm.

Đau nhức răng kéo dài

Đau nhức răng kéo dài

2.3. Hỏng các răng bên cạnh

Vi khuẩn từ răng bọc sứ viêm tủy sẽ lan sang các răng bên cạnh, xâm nhập vào xương hàm, mô nướu làm cho các mô bị hoại tử. Khi đó các răng sẽ bị xô lệch vào nhau, nứt gãy và dẫn tới mất răng hàng loạt.

3. Cách khắc phục tình trạng răng sau bọc sứ viêm tủy

Khi bị viêm tủy răng sau khi bọc răng sứ, bạn cần tới nha khoa để tiến hành điều trị. Quy trình điều trị tủy với các bước như sau (3):

Bước 1: Khám tổng quát

Bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe răng miệng và chụp X quang để xác định mức độ viêm tủy. Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp với bệnh lý của mỗi người.

Bước 2: Điều trị viêm tủy răng

Trước khi điều trị viêm tủy sẽ cần loại bỏ cao răng và làm sạch toàn bộ khoang miệng. Sau đó, bác sĩ tháo mão sứ để làm sạch buồng tủy và trám bít lại ống tủy bằng vật liệu chuyên dụng để ngăn vi khuẩn xâm nhập.

Bước 3: Gắn lại mão sứ

Nếu mão sứ cũ vẫn còn sử dụng được, bác sĩ sẽ vệ sinh mão sứ rồi gắn lại như ban đầu. Trường hợp mão sứ bị nứt, mẻ thì cần lấy dấu hàm để chế tạo mão sứ mới.

Tùy vào mức độ viêm nhiễm mà thời gian điều trị kéo dài từ 1 – 3 ngày, nhiều người phải điều trị liên tục trong 1 tuần.

Bước 4: Chăm sóc tại nhà

Bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc sau khi bọc răng sứ tại nhà và hẹn lịch tái khám nếu cần thiết.

Điều trị viêm tủy răng

Quy trình điều trị viêm tủy răng

4. Cách phòng ngừa nguy cơ viêm tủy sau khi bọc răng sứ

Để duy trì tuổi thọ răng sứ và phòng ngừa các rủi ro không mong muốn, bạn cần vệ sinh răng miệng, chế độ ăn uống và tái khám định kỳ như sau (4):

4.1. Vệ sinh răng miệng

Thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách theo chỉ dẫn của bác sĩ:

– Đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày theo chiều dọc và chải nhẹ nhàng. Sử dụng bàn chải có lông nhỏ, mềm mại để tránh tổn thương tới các mô nướu xung quanh

– Thay mới bàn chải sau 3 – 4 tháng sử dụng tránh để vi khuẩn tích tụ gây viêm nhiễm

– Chọn kem đánh răng có Flour giúp răng chắc khỏe

– Kết hợp cạo lưỡi, chỉ nha khoa hoặc tăm nước sau khi ăn và nước súc miệng thường xuyên để loại bỏ mảng bám, vi khuẩn trong các kẽ răng

– Người có tật nghiến răng khi ngủ nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn sử dụng máng bảo vệ răng

Vệ sinh răng miệng

Vệ sinh răng miệng

4.2. Chế độ ăn uống

Ngoài việc vệ sinh răng miệng, để bảo vệ răng sứ bạn cần có chế độ ăn uống khoa học:

– Ăn nhiều rau xanh, sữa chua, trái cây, các thực phẩm giàu canxi như cá, thịt, tôm, trứng,… cho răng chắc khỏe hơn

– Uống nhiều nước để tăng tiết nước bọt, giúp làm sạch khoang miệng, hạn chế mảng bám và vi khuẩn phát triển

– Hạn chế thực phẩm cứng, dai, quá nóng hoặc lạnh. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến răng sứ bên ngoài mà còn tổn thương đến răng thật bên trong

– Không ăn nhiều thực phẩm nhiều đường như nước ngọt, cà phê, bánh ngọt, trà,… bởi chúng là tác nhân chính phá hủy men răng

Ăn nhiều sữa chua giúp răng chắc khỏe

Ăn nhiều sữa chua giúp răng chắc khỏe

4.3. Thăm khám nha khoa định kỳ

Mỗi người cần tuân thủ lịch tái khám của bác sĩ sau khi bọc sứ để kiểm tra độ khít sát của mão răng. Ngoài ra, chủ động kiểm tra răng miệng định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện các vấn đề bất thường và có hướng điều trị kịp thời.

5. Răng sau bọc sứ bị viêm tủy có nguy hiểm không

Răng sau khi bọc sứ bị viêm tủy là tình trạng nguy hiểm vì không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng mà còn gây hại tới sức khỏe toàn thân.

Viêm tủy răng có thể gây nhiều nguy cơ như vi khuẩn xâm nhập vào máu dẫn đến nhiễm trùng máu, ảnh hưởng dây thần kinh, sinh hoạt hàng ngày bị xáo trộn.

Ngoài ra còn có nhiều hệ lụy khác như bị vỡ răng sứ, hỏng cả gốc răng, mất răng thật, đau nhức kéo dài, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác như viêm nướu, viêm quanh chân răng, viêm nha chu, viêm xương, hôi miệng, lệch khớp cắn và có thể làm mất chức năng ăn nhai của hàm.

Răng sau khi bọc sứ bị viêm tủy là tình trạng nguy hiểm

Răng sau khi bọc sứ bị viêm tủy gây nhiều biến chứng nguy hiểm

6. Chữa răng bọc sứ viêm tủy có đau không

Quá trình chữa viêm tủy răng bọc sứ hoàn toàn không đau mà còn diễn ra nhẹ nhàng và nhanh chóng.

Bác sĩ sẽ sử dụng thuốc tê nên người bệnh chỉ cảm thấy hơi cứng hàm chứ không đau nhức hay khó chịu. Răng sau khi lấy tủy xong đã loại bỏ sạch vi khuẩn, chấm dứt tình trạng viêm nhiễm và đau nhức.

Sau điều trị từ 1 – 2 tiếng, người bệnh có thể thấy cảm giác răng hơi ê. Khi đó vật liệu hàn còn mới, cần thời gian thích ứng với khoang miệng.

7. Răng bọc sứ lâu năm bị đau có phải viêm tủy không

Tình trạng răng bọc sứ lâu năm bị đau có thể là dấu hiệu của viêm tủy răng. Răng bọc sứ trong quá trình ăn nhai có thể bị nứt, vỡ, làm vi khuẩn xâm nhập gây viêm tủy. Tình trạng thường đi kèm với những triệu chứng như nhạy cảm với nhiệt độ, răng đau nhức, đặc biệt sau khi tiếp xúc với thức ăn nóng hoặc lạnh.

Răng bọc sứ lâu năm bị đau

Răng bọc sứ lâu năm bị đau

Tình trạng răng bọc sứ bị viêm tủy có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nên cần được chữa trị càng sớm càng tốt. Khi có dấu hiệu của viêm tủy răng, bạn nên đến Nha khoa Paris để được thăm khám. Bác sĩ sẽ tùy vào nguyên nhân của bệnh để lên phác đồ điều trị thích hợp.

Hiển thị nguồn

Nhà thuốc Long Châu: “Răng bọc sứ bị viêm tuỷ có nguy hiểm không? Cách khắc phục”

Wiki Nha khoa: “Răng Bọc Sứ Bị Viêm Tuỷ Nguyên Nhân Do Đâu? Cách điều trị”

Kiến thức nha khoa: “Những Biến Chứng Có Thể Xảy Ra Sau Khi Bọc Răng Sứ”

Cleveland Clinic: “Pulpitis: Types, Symptoms & Treatment”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Bệnh viêm tủy răng
Viêm tủy răng có mủ: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Viêm tủy răng có mủ: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Viêm tủy răng là bệnh lý về răng miệng thường gặp, có nguy cơ mất răng cao. Trong đó, viêm tủy răng có mủ là một dạng của viêm tủy

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Ngô Quý Vinh
Điều trị tủy răng là gì? quy trình điều trị tủy được thực hiện như thế nào

Điều trị tủy răng là gì? quy trình điều trị tủy được thực hiện như thế nào

Viêm tủy răng là bệnh lý nguy hiểm, gây ra nhiều hệ lụy như rụng răng, viêm xương, nhiễm trùng máu,… Bệnh có thể chữa khỏi nếu như phát

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Nhức răng kinh khủng là do đâu? Cách khắc phục triệt để

Nhức răng kinh khủng là do đâu? Cách khắc phục triệt để

Nhức răng kinh khủng là một trong những vấn đề răng miệng phổ biến, gây khó chịu và đau đớn cho người bệnh. Nguyên nhân gây nhức răng

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Viêm tủy răng kiêng ăn gì? Chế độ ăn như nào tốt cho răng miệng

Viêm tủy răng kiêng ăn gì? Chế độ ăn như nào tốt cho răng miệng

Tủy răng là bộ phận quan trọng của răng chứa mạch máu và dây thần kinh. Khi răng bị viêm tủy sẽ ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai, tăng

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Viêm tủy răng sưng má: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm tủy răng sưng má: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm tủy răng sưng má không chỉ khiến người bệnh thấy đau nhức, khó chịu mà nếu không điều trị kịp thời, bệnh còn gây nên những biến

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phạm Thị Hạnh
Viêm tủy răng có nguy hiểm không? Các giai đoạn viêm tủy răng

Viêm tủy răng có nguy hiểm không? Các giai đoạn viêm tủy răng

Tủy răng được bảo vệ bởi một lớp mô cứng xung quanh, men răng và ngà răng nên không dễ bị tác động. Nhưng do nhiều nguyên nhân mà tổ

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thu Hằng
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map