23/04/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Răng bọc sứ bị viêm tủy gây ra cảm giác ê buốt và những cơn đau nhức kéo dài, ảnh hưởng tới khả năng ăn nhai, nghiêm trọng hơn là hoại tử xương hàm. Vậy nguyên nhân là do đâu? Làm thế nào để khắc phục? Cùng Nha khoa Paris tìm hiểu ngay sau đây.
Bọc răng sứ xong bị viêm tủy xảy ra do nhiều nguyên nhân như mài quá nhiều mô răng, chăm sóc răng miệng kém, chưa điều trị sạch tủy viêm, chất gắn răng không phù hợp,… Cụ thể như sau (1):
– Mài quá nhiều mô răng: mài răng quá nhiều và sâu vào cấu trúc răng. mô răng bị mài mòn khiến tủy răng bị lộ ra, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào bên trong và gây viêm tủy.
– Chăm sóc răng miệng kém: vệ sinh răng không đúng cách hoặc có thói quen hút thuốc lá và không tái khám định kỳ sau khi bọc sứ sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như sâu răng, viêm nướu và viêm tủy răng.
– Chưa điều trị tủy viêm triệt để: chưa điều trị triệt để tủy viêm có thể dẫn đến viêm tủy tái phát. các mô tủy nhiễm trùng lan rộng, gây đau buốt, có nguy cơ phải nhổ răng.
– Chất gắn răng không phù hợp: Chất gắn răng kém chất lượng sẽ làm răng nhạy cảm, giảm tuổi thọ của răng và khó tránh khỏi viêm tủy sau khi bọc răng sứ.
Viêm tủy sau khi bọc răng sứ nếu không được can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng như: cơn đau buốt kéo dài, hỏng toàn bộ chân răng thật và nguy cơ mất răng bên cạnh (2).
Răng sứ bị viêm tủy kéo dài có nguy cơ bị hỏng chân răng thật. Răng mất liên kết với xương hàm, chân răng lung lay, dễ gãy, rụng. bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng thật để ngăn bệnh lý tiến triển nặng hơn.
Viêm tủy răng gây ra những cơn đau nhức bất chợt, kéo dài. Cơn đau có thể xuất hiện vào ban đêm khiến bạn mất ngủ, qua đó làm suy giảm sức khỏe nghiêm trọng. Các triệu chứng đau buốt có thể từ nhẹ đến nặng, tùy vào mức độ nghiêm trọng của viêm.
Vi khuẩn từ viêm tủy sẽ lan sang các răng bên cạnh, xâm nhập vào xương hàm, mô nướu làm cho các mô bị hoại tử. các răng sẽ bị xô lệch vào nhau, nứt gãy và dẫn tới mất răng hàng loạt.
Khi bị viêm tủy răng sau khi bọc răng sứ, bạn cần tới nha khoa để tiến hành điều trị. Quy trình điều trị tủy với các bước như sau (3):
Bước 1: Khám tổng quát
Bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe răng miệng và chụp X quang để xác định mức độ viêm tủy. Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp với bệnh lý của mỗi người.
Bước 2: Điều trị viêm tủy răng
Trước khi điều trị viêm tủy sẽ cần loại bỏ cao răng và làm sạch toàn bộ khoang miệng. bác sĩ tháo mão sứ để làm sạch buồng tủy và trám bít lại ống tủy bằng vật liệu chuyên dụng để ngăn vi khuẩn xâm nhập.
Bước 3: Gắn lại mão sứ
Nếu mão sứ cũ vẫn còn sử dụng được, bác sĩ sẽ vệ sinh mão sứ rồi gắn lại như ban đầu. Trường hợp mão sứ bị nứt, mẻ thì cần lấy dấu hàm để chế tạo mão sứ mới.
Tùy vào mức độ viêm nhiễm mà thời gian điều trị kéo dài từ 1 – 3 ngày, nhiều người phải điều trị liên tục trong 1 tuần.
Bước 4: Chăm sóc tại nhà
Bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc sau khi bọc răng sứ tại nhà và hẹn lịch tái khám nếu cần thiết.
Để duy trì tuổi thọ răng sứ và phòng ngừa các rủi ro không mong muốn, bạn cần vệ sinh răng miệng, chế độ ăn uống và tái khám định kỳ như sau (4):
Thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách theo chỉ dẫn của bác sĩ:
– Đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày theo chiều dọc và chải nhẹ nhàng. Sử dụng bàn chải có lông nhỏ, mềm mại để tránh tổn thương tới các mô nướu xung quanh
– Thay mới bàn chải sau 3 – 4 tháng sử dụng tránh để vi khuẩn tích tụ gây viêm nhiễm
– Chọn kem đánh răng có Flour giúp răng chắc khỏe
– Kết hợp cạo lưỡi, chỉ nha khoa hoặc tăm nước sau khi ăn và nước súc miệng thường xuyên để loại bỏ mảng bám, vi khuẩn trong các kẽ răng
– Người có tật nghiến răng khi ngủ nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn sử dụng máng bảo vệ răng
Ngoài việc vệ sinh răng miệng, để bảo vệ răng sứ bạn cần có chế độ ăn uống khoa học:
– Ăn nhiều rau xanh, sữa chua, trái cây, các thực phẩm giàu canxi như cá, thịt, tôm, trứng,… cho răng chắc khỏe hơn
– Uống nhiều nước để tăng tiết nước bọt, giúp làm sạch khoang miệng, hạn chế mảng bám và vi khuẩn phát triển
– Hạn chế thực phẩm cứng, dai, quá nóng hoặc lạnh. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến răng sứ bên ngoài mà còn tổn thương đến răng thật bên trong
– Không ăn nhiều thực phẩm nhiều đường như nước ngọt, cà phê, bánh ngọt, trà,… bởi chúng là tác nhân chính phá hủy men răng
Mỗi người cần tuân thủ lịch tái khám của bác sĩ sau khi bọc sứ để kiểm tra độ khít sát của mão răng. Ngoài ra, chủ động kiểm tra răng miệng định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện các vấn đề bất thường và có hướng điều trị kịp thời.
Bọc sứ bị viêm tủy là tình trạng nguy hiểm, vì ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng, vi khuẩn xâm nhập vào máu dẫn đến nhiễm trùng máu, ảnh hưởng dây thần kinh, sinh hoạt hàng ngày bị xáo trộn.
Có nhiều hệ lụy khác như bị vỡ răng sứ, hỏng cả gốc răng, mất răng thật, đau nhức kéo dài, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác như viêm nướu, viêm quanh chân răng, viêm nha chu, viêm xương, hôi miệng, lệch khớp cắn và có thể làm mất chức năng ăn nhai của hàm.
Quá trình chữa viêm tủy răng bọc sứ hoàn toàn không đau, trước khi tiến tiến hành chữa viêm tủy, Bác sĩ tiêm thuốc tê vào vùng tủy bị viêm để làm giảm đau nhức trong suốt quá trình xử lý viêm tủy. sau quá trình lấy tủy, bác sĩ sẽ tiến hành hàn trám răng, giúp bảo vệ răng khỏi vi khuẩn tấn công răng.
Sau điều trị từ 1 – 2 tiếng, khách hàng có thể thấy cảm giác vùng răng vừa điều trị tủy hơi ê. vì sau quá trình hàn răng, cần thời gian thích ứng với khoang miệng.
Răng bọc sứ lâu năm bị đau có thể là dấu hiệu của viêm tủy răng. Trong quá trình ăn nhai, răng có thể bị nứt, vỡ, làm vi khuẩn xâm nhập gây viêm tủy. Tình trạng thường đi kèm với những triệu chứng như nhạy cảm với nhiệt độ, răng đau nhức, đặc biệt sau khi tiếp xúc với thức ăn nóng hoặc lạnh.
Tình trạng răng bọc sứ bị viêm tủy có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nên cần được chữa trị càng sớm càng tốt. Khi có dấu hiệu của viêm tủy răng, bạn nên đến Nha khoa Paris để được thăm khám. Bác sĩ sẽ tùy vào nguyên nhân của bệnh để lên phác đồ điều trị thích hợp.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×