17/03/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Làm răng sứ tháo lắp được chỉ định với trường hợp mất một răng, nhiều răng hoặc mất răng toàn hàm, nhất là ở người cao tuổi. Đeo hàm giả có thể tháo ra lắp vào tự do, quá trình thực hiện không đau nhức và không ảnh hưởng tới răng xung quanh. Cùng tìm hiểu chi tiết về ưu nhược điểm của răng sứ có tháo lắp qua bài viết sau.
Răng sứ tháo lắp là phương pháp phục hình tháo lắp thay thế cho một vài răng hoặc toàn bộ hàm răng đã mất.
Răng sứ có tháo lắp được cấu tạo gồm 2 phần: răng sứ và nền nhựa tạo thành một khối thống nhất. Số lượng răng sứ tương đương với răng cần phục hình. Răng sứ được ép chặt vào nền nhựa, có thể kèm theo móc kim loại hoặc không tùy vào tình trạng, vị trí. Giống như tên gọi, khi thực hiện gắn hàm sứ tháo lắp, bạn có thể dễ dàng tháo ra lắp vào ngay tại nhà.
Hàm sứ tháo lắp thực là giải pháp thuận tiện và phù hợp với những đối tượng như:
– Khôi phục hàm răng cho những người cao tuổi hiệu quả
– Phù hợp với những người mất từ 3 răng trở lên hoặc mất toàn hàm
– Phù hợp với những người muốn tiết kiệm chi phí tối đa
– Trường hợp đang gặp phải tình trạng mất răng nhưng không đủ điều kiện để thực hiện cấy ghép răng Implant
Hàm răng sứ có tháo lắp là bước tiến lớn trong ngành nha khoa với nhiều ưu điểm vượt trội so với hàm răng giả bằng nhựa, cụ thể như sau:
Răng được cấu tạo từ vật liệu sứ nguyên khối nên có vẻ ngoài tự nhiên như răng thật, từ màu sắc đến hình dáng, gờ rãnh, độ bóng,… Hơn nữa, chất liệu sứ cao cấp trắng sáng, không bị nhiễm màu và hạn chế thức ăn bám vào. Nhờ đó, hàm sứ tháo lắp cải thiện thẩm mỹ gương mặt đáng kể.
Răng giả tháo lắp bằng sứ có tính chịu lực và độ bền cao. Do đó chúng có thể giúp người dùng đảm nhận tốt các chức năng của răng, không lo bị sứt mẻ, nứt vỡ.
Khả năng cảm nhận thức ăn của răng sứ cũng rất tốt, giúp bạn cảm thấy ngon miệng khi thưởng thức các món yêu thích.
Chọn loại sứ chất lượng cao sẽ không bị mài mòn, không nhiễm màu từ thức ăn, giữ được độ trắng bóng theo thời gian.
Các thao tác thực hiện khi làm răng sứ tháo lắp rất nhẹ nhàng, không đau nhức, khó chịu. Toàn bộ quy trình diễn ra nhanh chóng, không mất quá nhiều thời gian và công sức.
Hơn nữa, quy trình thực hiện an toàn, khả năng tháo lắp linh hoạt còn giúp người dùng làm sạch dễ dàng hàng ngày, loại bỏ hết thức ăn thừa bám trên răng, ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng tối đa.
Trồng răng sứ có tháo lắp không cần mài răng thật và không phẫu thuật vào xương hàm nên rất an toàn. Hơn nữa, các chất liệu cấu tạo hàm giả như nhựa nha khoa, titan và sứ không làm kích ứng nướu, độ tương thích cao, bạn có thể thoải mái ăn nhai mà không phải lo lắng phản ứng hóa học xảy ra.
So với trồng răng Implant và làm cầu răng sứ thì chi phí thực hiện làm răng sứ có tháo lắp thấp hơn đáng kể. Phương pháp này cũng có thời gian phục hình ngắn hơn, tiết kiệm công sức đi lại cho bạn.
Trước khi đi đến quyết định có nên dùng răng sứ có tháo lắp hay không, bạn cần cân nhắc các nhược điểm sau:
– Không ngăn ngừa tiêu xương:
Tiêu xương thường xảy ra ở vùng mất răng, các mô xương hàm không có lực tác động lâu ngày nên bị tiêu biến. Hàm sứ tháo lắp không thay thế chân răng mới, nên không thể ngăn chặn tiêu xương. Từ đó dẫn đến hậu quả là khuôn mặt bị biến dạng khiến bạn già đi trước tuổi.
– Bất tiện khi sử dụng:
Hàm sứ tháo lắp cũng gây nhiều bất tiện trong quá trình sử dụng. Đầu tiên, bạn cần phải tháo lắp hàm ra để vệ sinh sau mỗi lần ăn uống. Hơn nữa, nếu nhai quá nhiều, phần khung hàm sẽ tác động lực vào nướu và gây đau. Sau thời gian dài sử dụng, nướu sẽ chảy máu và nguy cơ bị nhiễm trùng.
Ngoài ra, lực cắn của hàm sứ tháo lắp không quá tốt, chỉ phù hợp cho những người cao tuổi ăn nhai thực phẩm mềm. Đây là hạn chế lớn của biện pháp phục hình này.
Thực hiện phục hình hàm sứ tháo lắp cần theo quy trình chuyên nghiệp và khoa học, tuân thủ quy định của cơ quan Y Tế. Thông thường một ca phục hình sẽ được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Kiểm tra răng miệng
Bác sĩ thực hiện khám tổng quát tình trạng răng miệng, chỉ định chụp phim X-quang với thiết bị hiện đại để kiểm tra cấu trúc răng và xương hàm. Từ đó sẽ đưa ra hướng phục hình thích hợp.
Bước 2: Lấy dấu răng
Muốn trồng hàm sứ tháo lắp được vừa vặn và chuẩn xác, bác sĩ cần tiến hành lấy dấu răng bằng dụng cụ y khoa chuyên dụng. Sau đó thông tin sẽ được chuyển tới Labo để chế tạo hàm giả.
Bước 3: Sát khuẩn miệng
Trước khi gắn hàm giả, bác sĩ vệ sinh sạch sẽ khoang miệng cho bạn để đảm bảo vô trùng tối đa. Nếu bạn đang mắc bệnh nha chu thì cần phải điều trị dứt điểm trước khi phục hình.
Bước 4: Trồng răng tháo lắp
Bác sĩ sẽ lắp hàm giả và điều chỉnh chính xác vị trí để đảm bảo thẩm mỹ và chức năng ăn nhai cao nhất. Cuối cùng, bạn sẽ được dặn dò về chế độ ăn uống và cách vệ sinh răng miệng tại nhà.
Cần chú ý đến cách chăm sóc hàng ngày để đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như chất lượng và thời gian sử dụng của hàm tháo lắp:
– Dùng bàn chải lông mềm và đánh răng 2 lần/ngày sau khi ăn để làm sạch hàm giả. Bởi nếu để thức ăn bám lâu ngày sẽ làm ố vàng màu răng
– Khi đi ngủ, nên tháo và ngâm hàm với nước muối loãng hoặc dấm. Rửa sạch lại lần nữa khi sử dụng
– Cầm răng giả nhẹ nhàng và cẩn thận để tránh làm gãy, vỡ
– Có chế độ ăn uống hợp lý, không nhai cắn vật cứng
– Nên đến bác sĩ để thăm khám răng định kỳ
Răng sứ tháo lắp là một trong những giải pháp phục hình hiệu quả, mang lại sự thuận tiện, tính thẩm mỹ cao và tiết kiệm chi phí đáng kể. Tuy nhiên không phải đối tượng nào cũng thích hợp để sử dụng phương pháp này. Để biết chính xác tình trạng răng miệng của mình và được tư vấn miễn phí về phương án phục hình răng, bạn hãy đặt hẹn ngay với bác sĩ tại Nha khoa Paris nhé.
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×