Tháo răng sứ có đau không là vấn đề được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là khi răng sứ bị hư hỏng hoặc nhu cầu thay mão răng khác tốt hơn. Đối với câu hỏi trên, câu trả lời là: không đau nếu như được thực hiện ở những cơ sở nha khoa uy tín. Tuy nhiên, sau khi gỡ bỏ răng sứ, bạn nên nhanh chóng bọc lại cái mới để tránh ảnh hưởng xấu tới cùi răng bên trong.
Quá trình tháo răng sứ hoàn toàn không gây bất kỳ cảm giác đau, khó chịu nào khi đã được gây tê và thực hiện bởi những bác sĩ nha khoa chuyên môn giỏi. Công dụng của thuốc tê là làm mất cảm giác ở khu vực cần làm răng, giúp ngăn chặn cảm giác đau trong quá trình tháo răng sứ.
Tuy nhiên, tháo răng sứ có đau không còn phụ thuộc phần lớn vào tay nghề của bác sĩ thực hiện. Nếu như chẳng may gặp phải các bác sĩ chuyên môn kém, tình trạng này hoàn toàn vẫn sẽ xảy ra. Bởi những bác sĩ tay nghề kém thường khó kiểm soát được khoảng cách và độ dày của sứ cần cắt. Ngoài ra, kỹ thuật mài, gắp mão răng chưa chính xác sẽ làm dụng cụ chạm vào ngà răng và gây nhức, ê buốt kéo dài.
Đặc biệt, mão quý kim với độ cứng rất cao. Nếu bác sĩ tháo răng sai kỹ thuật thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới ngà răng và các răng liền kề. Khi đó, hiện tượng ê nhức, khó chịu là điều rõ ràng.
Quá trình bọc răng sứ không gây bất kỳ cảm giác đau nhức hay khó chịu nào. Việc lắp răng sứ diễn ra hết sức dễ dàng và nhanh chóng. Ở quá trình bọc sứ bác sĩ chỉ thực hiện mài cùi răng, lấy dấu răng và tiến hành lắp răng sứ.
Theo bác sĩ nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Implant, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Nghệ An, trong các trường hợp như răng bị hô/lệch nặng, sâu răng nghiêm trọng hoặc chấn thương răng, bạn cần lấy tủy răng trước khi bọc răng sứ để đảm bảo kết quả tốt nhất. Cụ thể như sau:
– Hô/lệch nặng:
Nếu như răng bị hô hoặc mọc lệch nặng, các bác sĩ nha khoa thường tư vấn phương án niềng răng nhằm mang lại hiệu quả tối ưu. Tuy nhiên, nếu như bạn vẫn muốn bọc răng sứ để tiết kiệm thời gian, bác sĩ sẽ cần tiến hành điều trị tủy trước.
Bởi khi đó, độ nghiêng của răng khá lớn. Mài men răng sẽ có nguy cơ cao xâm lấn tới phần tủy răng. Vậy nên, việc lấy tủy răng trước là rất cần thiết để ngăn chặn những biến chứng như đau nhức, ê buốt răng dai dẳng…
– Sâu răng nặng:
Khi bệnh lý sâu răng đã ở mức độ nghiêm trọng, không được điều trị sớm, vi khuẩn sẽ dần phá hủy hết cấu trúc răng. Khi đó, chúng có thể dễ dàng xâm nhập vào sâu bên trong tủy răng và gây viêm nhiễm. Bác sĩ sẽ tiến hành lấy tủy trước khi bọc sứ để loại bỏ hết ổ viêm, giúp duy trì độ bền của răng sứ.
– Chấn thương răng:
Mặc dù có khả năng chịu lực khá tốt (200Mpa) nhưng răng vẫn có thể bị nứt, vỡ và ảnh hưởng đến tủy khi phải chịu những lực tác động mạnh. Đối với trường hợp trên, các bác sĩ cũng chỉ định lấy tủy trước khi bọc sứ để loại bỏ cơn đau buốt nhanh chóng.
Nếu như răng chỉ bị lệch nhẹ, xỉn màu, răng thưa… thì bác sĩ hoàn toàn có thể tiến hành bọc sứ luôn mà không cần phải điều trị tủy răng.
Bác sĩ cần điều trị tủy trong trường hợp răng sâu nặng
Nếu như bác sĩ thực hiện đúng kỹ thuật, quá trình bọc răng sứ sẽ không gây ra cảm giác đau nhức hay ê buốt. Bởi phần tủy răng bị viêm nhiễm đã được lấy đi toàn bộ và răng cũng không còn nhạy cảm như trước.
Hơn nữa, trước khi tiến hành mài răng để bọc sứ, bác sĩ sẽ gây tê với liều lượng phù hợp. Thuốc tê có nhiệm vụ ức chế dẫn truyền dây thần kinh ngoại biên, làm mất cảm giác đau. Khi thuốc tê hết tác dụng, bạn sẽ cảm thấy ê nhức nhẹ nhưng sẽ dần thuyên giảm sau khoảng 2 ngày.
Tuy nhiên, trong trường hợp bác sĩ mài răng quá nhiều, làm tổn thương nghiêm trọng tới cấu trúc răng thật, bạn sẽ bị đau nhức dữ dội và kéo dài trong nhiều ngày. Do đó, bạn cần cân nhắc thật kỹ khi lựa chọn bác sĩ bọc răng sứ để tránh những rủi ro nguy hiểm xảy ra.
Việc mài răng khi bọc sứ hoàn toàn không gây nguy hiểm cho răng cũng như ảnh hưởng xấu tới sức khỏe tổng thể nếu như được thực hiện bởi các bác sĩ nha khoa giỏi và có chuyên môn cao. Bởi tỉ lệ mài răng luôn được bác sĩ tính toán kỹ lưỡng. Ngoài ra, trong quá trình mài răng, các bác sĩ giỏi cũng luôn thực hiện đúng kỹ thuật, giúp hạn chế xâm lấn quá sâu tới cấu trúc răng.
Ngược lại, trong trường hợp bác sĩ tay nghề kém, mài men răng quá nhiều thì chắc chắn răng thật sẽ bị yếu đi. Khi đó, bạn sẽ phải đối mặt với những hệ lụy như:
– Đau buốt răng dữ dội làm ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai.
– Tủy răng bị kích thích, gây viêm tủy, chết tủy…
– Hỏng răng vĩnh viễn và phải trồng răng giả thay thế.
Theo lý thuyết, quá trình bọc răng sứ thẩm mỹ sẽ không gây chảy máu. Bởi các bác sĩ nha khoa chỉ mài đi một phần men răng chứ không hề tác động tới nướu hay các mô mềm khác xung quanh răng. Ngoài ra, răng sứ cũng được kiểm định nghiêm ngặt về chất lượng trước khi sử dụng nên không gây kích ứng răng, nướu.
Bọc răng sứ chỉ gây chảy máu khi:
– Bác sĩ chưa điều trị dứt điểm bệnh lý viêm chân răng, viêm nướu, sâu răng… khiến vi khuẩn tiếp tục phát triển và gây kích ứng nướu.
– Bác sĩ xâm lấn tới các mô mềm xung quanh răng khi mài men răng.
– Thường xuyên sử dụng tăm xỉa răng, chải răng với một lực quá mạnh.
– Mão sứ không đạt chuẩn chất lượng, có pha lẫn thêm nhiều tạp chất khiến cho nướu, răng bị kích ứng.
Hiện tượng chảy máu sau khi bọc răng sứ nếu không được xử lý sớm sẽ khiến cho ổ viêm ngày một lan rộng. Điều đó có thể gây ra hàng loạt biến chứng nguy hiểm như: áp xe nướu, tiêu xương, mất răng vĩnh viễn, ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa…
Chải răng quá mạnh là nguyên nhân gây chảy máu sau khi bọc sứ
Răng sứ sau khi bọc, hoàn toàn có thể tháo ra được và cần được chỉ định và thực hiện bởi bác sĩ chuyên môn cao bằng cách sử dụng các công cụ đặc biệt để loại bỏ bọc răng sứ mà không gây hại cho răng gốc bên dưới. Ngoài ra, tháo răng giả khá phức tạp nên cần thực hiện tại cơ sở nha khoa uy tín với sự hỗ trợ của nhiều thiết bị hiện đại. Bởi như vậy, quá trình tháo mão răng mới đảm bảo được thực hiện đúng cách và ít gây ảnh hưởng xấu tới các răng cũng như mô nướu lân cận.
Về bản chất, mão răng được cố định rất chắc chắn với cùi răng thật bằng một lớp keo nha khoa để đảm bảo ăn nhai hiệu quả. Tuy nhiên, nếu chúng gặp vấn đề hoặc bạn có nhu cầu làm dáng răng khác thì vẫn tháo ra được.
Để thực hiện tháo mão răng, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê trước, vệ sinh miệng sạch sẽ và mài nhỏ phần thân mão để lúc tháo ra ít bị vướng vào các răng khác. Hoặc bác sĩ sẽ áp dụng cách tiến hành mài mão răng theo chiều dọc để làm lộ lớp sườn ra ngoài rồi tháo ra một cách nhẹ nhàng.
Một nghiên cứu được công bố ở Tạp chí Nha khoa Quốc tế vào năm 2019, đã so sánh hiệu quả của việc sử dụng thiết bị hiện đại và phương pháp tháo mão răng truyền thống. Nghiên cứu đã thực hiện trên 100 người với trường hợp sứ bị lỏng hoặc hư hỏng. Kết quả cho thấy, việc sử dụng thiết bị hiện đại giúp giảm đau đớn và tăng độ chính xác trong quá trình gỡ bỏ. Cụ thể, tỷ lệ thành công của quá trình gỡ bỏ bằng thiết bị hiện đại là 92%, trong khi đó với phương pháp truyền thống chỉ là 80%.
Răng sứ có thể gỡ bỏ ra được
Bạn có thể gỡ bỏ mão răng để làm lại trong những trường hợp dưới đây:
– Mão kim loại xuất hiện tình trạng đen viền nướu sau một thời gian sử dụng do phản ứng oxy hóa ở môi trường axit trong khoang miệng.
– Khi có nhu cầu thay một dòng mão răng khác tốt hơn về tính thẩm mỹ và mức độ chịu lực.
– Muốn đổi hình dáng răng mới.
– Xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm sau khi bọc răng do bác sĩ tay nghề kém như viêm nha chu, lệch khớp cắn, vỡ nứt…
– Mão sứ đã sử dụng được một khoảng thời gian dài và không còn đảm bảo chức năng ăn nhai.
Bạn nên tháo sứ khi đen viền nướu
Theo bác sĩ Thanh Huyền, bạn bắt buộc phải tiến hành phục hình răng sau khi tháo răng sứ cũ. Bởi khi tháo ra, lớp cùi răng thật sẽ bị lộ ra bên ngoài. Ngoài ra, bác sĩ cần chia nhỏ từng phần để tránh làm gãy thân răng cũng như ảnh hưởng xấu tới các mô lân cận. Mão sứ cũ đã không còn nguyên vẹn nên không thể gắn lại như lúc ban đầu.
Do đó, bọc cái mới là việc làm cần thiết để khôi phục tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của hàm răng. Khi bọc răng mới, bạn sẽ có được một dáng răng đẹp và trắng sáng. Các bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành lấy dấu răng và chế tác mão răng với hình dáng và màu sắc theo đúng như mong muốn của bạn.
Điển hình như khách hàng N.T.T.L 57 tuổi (Lê Mao, Vinh, Nghệ An) là một trong những trường hợp đến Nha Khoa Paris tháo mão răng đã cũ và bọc mão mới điển hình. Theo đó, sau 8 năm bọc mão kim loại, răng của khách hàng L đã xảy ra tình trạng đen viền và hơi sưng tấy ở vùng xung quanh. Sau khi bác sĩ Huyền thăm khám đã nhận định mão cũ đã xảy ra tình trạng oxy hóa nên gây kích ứng đến mô nướu. Chính vì vậy, khách hàng L đã được chỉ định tháo mão cũ và lắp ngay mão mới sau đó để đảm bảo chức năng của răng.
Sau khi tháo răng sứ cũ, bạn hãy bọc lại sứ mới
Tại Nha Khoa Paris, quá trình tháo mão răng luôn được diễn ra theo quá trình bài bản và khoa học, gồm các bước như sau:
– Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành thăm khám tình trạng răng miệng, tư vấn cho khách hàng xem tình trạng hiện tại.
– Bước 2: Vệ sinh miệng, gây tê
Bác sĩ vệ sinh miệng sạch sẽ và gây tê với một lượng thuốc phù hợp để giảm cảm giác nhức và khó chịu cho khách hàng trong quá trình thực hiện.
– Bước 3: Tháo răng
Sau khi thuốc tê bắt đầu phát huy tác dụng, bác sĩ sẽ tiến hành tháo mão răng theo 1 trong 2 cách sau:
+ Cách 1: Cắt mão răng ra thành nhiều mảnh bỏ và gỡ từng phần ra theo trình tự để không làm ảnh hưởng xấu tới cùi răng thật ở bên trong.
+ Cách 2: Mài nhỏ thân mão răng theo chiều dọc cho đến khi khung sườn bị lộ ra ngoài rồi nhẹ nhàng tháo ra để tránh tình trạng tháo ra bị vướng vào các răng liền kề.
– Bước 4: Khắc phục vấn đề ở răng, nướu và lấy dấu răng
Bác sĩ khắc phục những sự cố như viêm lợi, viêm nha chu… (nếu có) và lấy dấu hàm để chế tác răng mới theo mong muốn của khách hàng.
– Bước 5: Lắp và tinh chỉnh sứ
Bác sĩ gắn sứ mới cho khách hàng, đồng thời nắn chỉnh sao cho khớp cắn chuẩn để đảm bảo chức năng ăn nhai hàng ngày.
Bác sĩ thăm khám răng tổng quát trước khi tháo mão sứ
??? VIDEO 6 điều cấm kỵ sau khi bọc răng sứ
CHỈ CÒN 6 SUẤT ĐẶT HẸN THĂM KHÁM CÙNG BÁC SĨ NHA KHOA HÀNG ĐẦU7.492 lượt đăng ký.
Tháo răng sứ có đau không
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
Tại hệ thống Nha Khoa Paris, chi phí tháo răng sứ cũ là 300.000 đồng/răng. Mức giá bọc răng sứ lần 2 dao động trong khoảng 1.200.000 – 18.000.000 vnđ, cụ thể như sau:
DỊCH VỤ | ĐƠN VỊ | CHI PHÍ (VNĐ) |
Mão toàn diện kim loại Cr- Co | Răng | 1.200.000 |
Mão sứ kim loại Titan | Răng | 2.500.000 |
Răng toàn diện Vàng | Răng | 10.000.000 |
Răng sứ Venus | Răng | 3.500.000 |
Răng Sứ Roland (Zirconia) | Răng | 5.000.000 |
Mão toàn sứ Emax Zic | Răng | 6.000.000 |
Mão sứ Cercon | Răng | 6.000.000 |
Răng Sứ Bio Paris | Răng | 7.000.000 |
Răng Toàn Sứ Lava Plus -3M ESPE & Emax Zic Cad | Răng | 8.000.000 |
Răng Toàn Sứ thẩm mỹ 3S Paris | Răng | 10.000.000 |
Răng Toàn Sứ thẩm mỹ 4S Paris | Răng | 12.000.000 |
Răng Toàn Sứ Thẩm mỹ 5S Paris | Răng | 15.000.000 |
Răng Toàn Sứ Thẩm mỹ Kim cương Paris | Răng | 18.000.000 |
Veneer sứ Emax, Cercon HT | Răng | 8.000.000 |
Veneer sứ 3S Paris | Răng | 10.000.000 |
Veneer sứ 4S Paris | Răng | 12.000.000 |
Veneer ultra thin – cao cấp | Răng | 12.000.000 |
Khách hàng sửa răng cũ bị hỏng tại Nha Khoa Paris
Nha Khoa Paris khắc phục thành công răng sứ bị hỏng
Dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp một số vấn đề được nhiều người thắc mắc liên quan đến tháo răng sứ ra và bọc lại.
Bọc răng sứ lần 2 chắc chắn đẹp hơn lần 1 nếu như bạn lựa chọn đơn vị nha khoa uy tín và được thực hiện bởi bác sĩ sở hữu chuyên môn tốt. Các bác sĩ giỏi luôn tư vấn dòng răng sứ tốt với dáng phù hợp, đem lại tính thẩm mỹ cao nhất và thực hiện chính xác thao tác trong quá trình làm răng.
Ngược lại, trong trường hợp bạn chọn phải địa chỉ nha khoa hoạt động “chui”, mão sứ kém chất lượng, hàm răng sẽ khó đẹp được như mong đợi.
Việc gỡ răng sứ nhiều lần sẽ không tốt cho sức khỏe răng miệng, thậm chí còn ảnh hưởng xấu tới răng thật ở bên trong. Mỗi lần tháo mão sứ cũ và thay mới, răng thật lại thêm một lần phải đối diện với những rủi ro như gãy, vỡ, mòn…. Do vậy, bạn cần đặt niềm tin vào đúng địa chỉ nha khoa, lựa chọn cho mình mão răng phù hợp để tránh phải gỡ sứ và làm lại nhiều lần.
Ngoài ra, nếu như phải tháo sứ, bạn nên nhanh chóng bọc lại sứ để tránh tình trạng mô răng thật bị nhiễm khuẩn và kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm như mất răng vĩnh viễn, ê nhức dữ dội…
Trong trường hợp cần phải tháo răng sứ cũ và bọc sứ lần 2, bạn nên lưu ý một vài vấn đề dưới đây để ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm cũng như hạn chế cơn đau:
– Lựa chọn nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ giỏi, nhiều kinh nghiệm cùng các trang thiết bị tiên tiến để đảm bảo kết quả bọc răng sứ.
– Làm đúng theo hướng dẫn của bác sĩ về cách vệ sinh để đảm bảo răng, nướu luôn sạch sẽ, ngăn chặn vi khuẩn gây hại phát triển.
– Nên lựa chọn những dòng răng toàn sứ như Cercon, Lava… để đảm bảo độ bền cũng như an toàn với sức khỏe răng miệng.
– Kiểm tra cẩn thận thẻ bảo hành của răng sứ trước khi bọc để đảm bảo răng sứ chính hãng, đạt chuẩn chất lượng.
– Tránh ăn thực phẩm quá nóng/lạnh bởi sẽ khiến cho răng bị đau buốt.
– Tránh ăn đồ quá cứng, dai, đặc biệt là khi mới gắn răng sứ bởi răng vẫn chưa thực sự ổn định.
– Thăm khám định kỳ để bác sĩ kiểm tra mão sứ và có phương án xử lý sớm (nếu như cần thiết)
Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ về vấn đề “tháo răng sứ đau không” đã mang đến cho bạn nhiều kiến thức hữu ích. Nhìn chung, răng sứ sau khi bọc vẫn tháo được và không gây ra các cảm giác quá khó chịu trong suốt quá trình thực hiện. Tuy nhiên, bạn không nên gỡ sứ và làm lại nhiều lần để tránh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe răng miệng.
Nhà Thuốc Long Châu: “Trường hợp nào nên tháo răng sứ? Tháo răng sứ có đau không?”
Dental Designs Clinic: “There’s now a fast and easy way to remove your veneers without drilling”
Bell Harbour Dental: “How does a dentist remove a crown to replace it?”
Mão răng đang là một trong những phương pháp phục hình nha khoa thẩm mỹ phổ biến nhất hiện nay. Giải pháp này mang lại nụ cười tự tin
Sau nhiều năm hoạt động, Nha Khoa Paris đã trở thành đơn vị bọc răng sứ uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Chính vì vậy, đây chính là địa
Hiện dịch vụ thẩm mỹ răng sứ đang ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Tuy nhiên, thực tế rất nhiều người Việt ở hải ngoại về
Chất lượng tốt, chế độ bảo hành rõ ràng cùng với chi phí hợp lý là những ưu điểm khiến xu hướng Việt kiều về nước làm răng sứ ngày càng
Bọc răng nhựa là phương pháp phục hình răng phổ biến hiện nay nhờ chi phí khá thấp nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ. Đây là giải pháp
Bọc răng sứ là phương pháp phục hình răng phổ biến, giúp khắc phục khuyết điểm của răng như răng sâu, răng thưa, răng lệch lạc nhẹ,
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×