Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn Pháp đầu tiên tại Việt Nam
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Đặt lịch hẹn

Sốt xuất huyết chảy máu chân răng có nguy hiểm không

Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm, có thể bùng phát thành dịch. Bệnh có thể tiến triển nặng và rất phức tạp. Trong đó sốt xuất huyết chảy máu chân răng là biến chứng nguy hiểm của người bệnh sốt xuất huyết. Nếu không điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Để tìm hiểu chi tiết về biện pháp điều trị và cách phòng tránh bệnh, hãy cùng xem ngay bài viết sau nhé!

1. Vì sao sốt xuất huyết làm chảy máu chân răng

Sốt xuất huyết gây chảy máu chân răng xảy ra do sự tác động của virus Dengue làm rối loạn chức năng tiểu cầu, khiến tiểu cầu suy giảm. Qua đó làm tổn thương ở mạch bạch huyết và mạch máu, khiến mao mạch giãn mỏng và dễ bị nứt vỡ, gây ra xuất huyết dưới da. Một trong những biểu hiện của xuất huyết dưới da là xuất huyết niêm mạc, đặc trưng là chảy máu chân răng.

Theo thống kê, trong tổng số các trường hợp mắc sốt xuất huyết, có tới 30% trường hợp bị tổn thương ở niêm mạc miệng. Các triệu chứng có thể xảy ra trong niêm mạc miệng như: nổi ban đỏ ở lưỡi, môi, mụn nước trên vòm miệng, xuất huyết ở màng lưỡi nhầy, có nhiều mảng sần sùi trên niêm mạc miệng khiến chảy máu ở nướu, dễ gây chảy máu chân răng.

Tình trạng sốt xuất huyết gây chảy máu chân răng thường xuất hiện cùng các triệu chứng khác của bệnh sốt xuất huyết như đau nhức khớp và cơ, đau nhức sau hốc mắt, đau đầu dữ dội,… Đây là những dấu hiệu cảnh báo bệnh đang tiến triển nặng. Người bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được xử lý kịp thời nếu không có thể gây các biến chứng nặng, đe dọa đến tính mạng.

Nguyên nhân sốt xuất huyết làm chảy máu chân răng

Nguyên nhân sốt xuất huyết làm chảy máu chân răng

2. Sốt xuất huyết gây chảy máu chân răng nguy hiểm không

Sốt xuất huyết gây chảy máu chân răng là tình trạng nguy hiểm, đây là dấu hiệu cho thấy bệnh đã chuyển biến nặng nề. Tình trạng chảy máu chân răng khi bị sốt xuất huyết nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:

– Chảy nhiều máu khiến cơ thể suy nhược, tình trạng sốt xuất huyết trầm trọng hơn

– Huyết tương thoát ra khỏi lòng mạch, máu cô đặc lại, có thể dẫn tới hạ huyết áp, sốc, trụy tim,…

– Người bệnh còn có thể bị xuất huyết nội tạng với các biểu hiện như nôn ra máu, nôn mửa, lạnh tay chân, đau tức thượng vị, gan,…

– Với trường hợp nặng, người bệnh có nguy cơ bị xuất huyết não, có thể dẫn tới tử vong

3. Cách điều trị sốt xuất huyết gây chảy máu chân răng

Các dạng sốt xuất huyết được điều trị chủ yếu bằng cách chăm sóc, điều trị triệu chứng kết hợp với việc theo dõi và ngăn ngừa biến chứng như sau:

3.1. Ngăn ngừa mất nước

Người mắc sốt xuất huyết dễ bị thoát nước qua tuyến mồ hôi và đường tiểu. Khi cơ thể bị thiếu nước, bệnh lý càng trở nên nghiêm trọng, người bệnh mệt mỏi, li bì và uể oải. Do đó, cần bổ sung nước liên tục bằng cách uống nhiều nước lọc nhiều hơn bình thường và tăng cường bổ sung chất điện giải.

Khi sốt cao, có thể uống oresol, các loại nước ép trái cây (bưởi, chanh, cam, dừa, kiwi, chuối,…) và nước ép rau củ quả để phục hồi sức khỏe và tăng cường sức đề kháng nhanh chóng.

Trong nhiều trường hợp người bệnh không thể tự uống nước vì nhiều lý do khác nhau, có thể truyền dịch qua tĩnh mạch để bổ sung nước.Cần lưu ý không thực hiện truyền dịch tại nhà mà không có sự hỗ trợ của nhân viên y tế.

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước

3.2. Theo dõi thân nhiệt

Sốt là phản ứng tích cực của cơ thể để chống lại virus. Tuy nhiên, nhiều người làm mọi cách để hạ nhiệt độ xuống nên sẽ lạm dụng Paracetamol liều cao, gây ngộ độc gan và giảm khả năng miễn dịch của cơ thể. Hãy theo dõi nhiệt độ hàng ngày, nếu nhiệt độ luôn ở mức cao 39 đến 40 độ C không hạ từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7, người mệt lả, tay chân lạnh, vã mồ hôi, nôn, khó thở, chảy máu,… cần đến ngay cơ sở y tế để điều trị và ngăn ngừa biến chứng của bệnh.

3.3. Nghỉ ngơi, thư giãn

Người bệnh sốt xuất huyết thường mệt mỏi, sốt cao, đau mỏi người. Vì thế, chế độ nghỉ ngơi rất quan trọng để mau phục hồi sức khỏe, nhanh khỏi bệnh. Hãy nghỉ ngơi và ngủ càng nhiều càng tốt. Giấc ngủ ngon là cách để cơ thể phục hồi và tái tạo năng lượng. Khi ngủ, tuyến yên sẽ tiết ra các hormone tăng trưởng giúp cơ thể phát triển và phục hồi tổn thương.

3.4. Vệ sinh mắt, mũi

Vệ sinh mắt và mũi bằng nước muối sinh lý để làm sạch, hạn chế viêm nhiễm và bảo vệ sức khỏe. Mũi được vệ sinh sạch sẽ giúp loại bỏ bụi bẩn, giảm nguy cơ kích ứng và nhiễm trùng mũi, hỗ trợ hô hấp, hạn chế tổn thương vùng mũi như phù nề, giúp quá trình hồi phục nhanh hơn.

3.5. Dinh dưỡng phù hợp

Dinh dưỡng cho người bệnh sốt xuất huyết cần dựa vào giai đoạn của bệnh.

– Chế độ ăn lỏng: thích hợp với người bệnh ở giai đoạn đầu của sốt xuất huyết, sốt cao

– Chế độ ăn nhẹ: thích hợp với người sốt xuất huyết khi cơn sốt giảm và cơ thể dần hồi phục

– Chế độ ăn uống bình thường: đang trong thời gian hồi phục

Cơ thể người bệnh cần được cung cấp đủ khoáng chất, vitamin, protein và các chất béo cần thiết cho sức khỏe của tủy xương để sản xuất tiểu cầu.

Cơ thể người bị sốt xuất huyết cần có chế độ dinh dưỡng đủ chất, ưu tiên thực phẩm giúp tăng tiểu cầu, chế độ ăn giàu calo, ít béo, giàu đạm, giàu khoáng chất, vitamin, uống nhiều nước, nước ép trái cây, súp rau củ, nước dừa,… để hồi phục nhanh chóng.

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng

4. Phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết nghiêm trọng

Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh cần được nâng cao sức đề kháng của cơ thể để tránh xuất huyết trở nên nghiêm trọng và chảy máu chân răng.

– Hạn chế truyền máu, chỉ thực hiện khi nồng độ tiểu cầu có trong máu dưới 10.000 tiểu cầu/ microlit máu

– Tích cực bổ sung thêm vitamin C để tăng cường sức đề kháng

– Ăn thức ăn mềm, dinh dưỡng, dễ tiêu hóa và hấp thụ như súp, canh, cháo,…

– Không sử dụng kháng sinh nếu bệnh sốt xuất huyết không có các biểu hiện của viêm nhiễm

– Không để muỗi đốt bởi cơ thể dễ nhiễm thêm một loại virus Dengue khác, gây ra xung đột chéo, choáng váng, xuất huyết hay thậm chí là trụy tim, dẫn tới tử vong

Trên đây những thông tin về bệnh sốt xuất huyết chảy máu chân răng cũng như cách điều trị, phòng ngừa. Cần lưu ý, khi bị sốt xuất huyết, bạn cần đến cơ sở y tế uy tín để được hướng dẫn điều trị phù hợp với thể trạng để đảm bảo sức khỏe.

Hiển thị nguồn
NHA KHOA PARIS - HỆ THỐNG CHUỖI NHA KHOA TIÊU CHUẨN PHÁP
Cơ sở 1: 12 Thái Thịnh, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Cơ sở 2: 386 Tô Hiệu, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng
Cơ sở 3: Shop House 6-7, KĐT Times Garden, Lê Thánh Tông, Bạch Đằng, TP Hạ Long
Cơ sở 4: 143 Nguyễn Văn Cừ, Thành phố Vinh
Cơ sở 5: 261-263 đường Hoàng Diệu, Phường Nam Dương, Q. Hải Châu, Đà Nẵng
Cơ sở 6: 87 Nguyễn Thái Học, Phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ sở 7: 84A Bà Huyện Thanh Quan, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ sở 8: 97 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ sở 9: 688A Đường Cách Mạng Tháng 8, phường Chánh Nghĩa, TP. Thủ Dầu Một
Cơ sở 10: 519-521 Ngô Gia Tự, phường Tiền An, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
Cơ sở 11: Số 103 đường Nguyễn Trãi, Phường Ba Đình, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Cơ sở 12: 194 Phan Đình Phùng, Thái Nguyên
Cơ sở 13: 26 Lê Thánh Tông, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Đã kiểm duyệt nội dung

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề chảy máu chân răng
Bé 1 tuổi chảy máu chân răng có sao không? Nguyên nhân do đâu

Bé 1 tuổi chảy máu chân răng có sao không? Nguyên nhân do đâu

Chảy máu chân răng là hiện tượng thường gặp ở cả người lớn và trẻ em khi ăn uống hoặc đánh răng. Điều này tưởng chừng không nguy hiểm

Ngày 23/02/2024 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Hỏi đáp: “Đánh răng bị chảy máu thường xuyên có nguy hiểm không”

Hỏi đáp: “Đánh răng bị chảy máu thường xuyên có nguy hiểm không”

Đánh răng bị chảy máu là tình trạng nhiều người gặp phải nhưng không quan tâm vì cho rằng không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu tình trạng

Ngày 23/02/2024 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Vì sao bị chảy máu chân răng? 15 Phương pháp chữa hiệu quả

Vì sao bị chảy máu chân răng? 15 Phương pháp chữa hiệu quả

Chảy máu chân răng là hiện tượng phổ biến mà hầu hết mỗi người đều gặp phải ít nhất một lần trong đời. Hiện tượng trên thường xảy ra do

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Dùng tăm nước bị chảy máu chân răng: Nguyên nhân và cách điều trị

Dùng tăm nước bị chảy máu chân răng: Nguyên nhân và cách điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng,

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Chảy máu chân răng khi niềng: Nguyên nhân và cách hạn chế

Chảy máu chân răng khi niềng: Nguyên nhân và cách hạn chế

Chảy máu chân răng khi niềng thường xảy ra do bị khí cụ cọ xát, thiếu chất dinh dưỡng, viêm lợi hoặc liên quan đến một số bệnh lý toàn

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Giải đáp: Chảy máu chân răng súc miệng nước muối được không

Giải đáp: Chảy máu chân răng súc miệng nước muối được không

Súc miệng bằng nước muối không chỉ có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn mà còn giúp bạn cầm máu rất tốt. Vì vậy, chảy máu chân răng súc

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Gọi what app Whatspp Gọi viber Viber
Đăng ký Đăng ký
Messenger messenger << Địa chỉ