Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

List 8 loại thuốc giảm đau răng khôn nhanh chóng

Quá trình mọc răng khôn rất dễ gây ra tình trạng đau nhức dai dẳng do chúng thường mọc ngầm, mọc lệch. Những cơn đau chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới sinh hoạt của bạn. Để cải thiện tình trạng trên, bạn có thể sử dụng những loại thuốc giảm đau răng khôn như Paracetamol, Spiramycin, Benzocain…

1. Bị đau khi mọc răng khôn có nên uống thuốc giảm đau không

Theo bác sĩ nha khoa Hồ Nhật Anh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Implant, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Đà Nẵng, bạn nên uống thuốc giảm đau khi mọc răng khôn gây ra tình trạng đau nhức dữ dội.

Trên thực tế, những cơn đau do răng khôn gây ra kéo dài, đặc biệt là khi răng mọc lệch, mọc ngầm dưới nướu. Do đó, khi tới nha khoa, bạn cũng thường được bác sĩ kê đơn thuốc hỗ trợ giảm đau, kháng viêm tại nhà để tình trạng đau nhanh chóng biến mất.

Tuy nhiên, nhóm đối tượng dưới đây không được khuyến khích uống thuốc giảm đau khi mọc răng bởi có thể làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe:

– Phụ nữ đang mang thai, đặc biệt là ở giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ.

– Người đang mắc các bệnh lý về gan như xơ gan, viêm gan…

– Người mắc bệnh về thận như suy thận, thận đa nang…

Bạn có thể uống thuốc khi đau răng khôn dữ dội

Bạn có thể uống thuốc giảm đau răng số 8

2. Các loại thuốc giảm đau răng khôn được dùng phổ biến

2.1. Thuốc giảm đau răng số 8 Paracetamol

Paracetamol là một trong những thuốc có công dụng giảm đau rất tốt được nhiều bác sĩ nha khoa chỉ định trong trường hợp mọc răng khôn. Không chỉ vậy, thuốc còn được sử dụng để hạ sốt do răng khôn gây ra.

Thuốc không có chứa hoạt tính kháng viêm nên rất an toàn. Do đó, trong trường hợp thực sự cần thiết, phụ nữ mang thai và trẻ em vẫn có thể sử dụng nhưng cần theo đúng chỉ định của bác sĩ.

– Thành phần: Paracetamol và tác dược vừa đủ.

– Liều dùng: Uống 1 – 2 viên/lần, mỗi lần uống cách nhau khoảng 4 – 6 tiếng.

– Tác dụng phụ: Sưng lưỡi, sưng họng, ngứa da, nổi mẩn đỏ, đau bụng, tăng huyết áp đột ngột…

Thuốc giảm đau Paracetamol

Thuốc giảm đau Paracetamol

2.2. Thuốc giảm đau răng khôn Spiramycin

Đối với trường hợp mọc răng khôn bị đau kèm theo tình trạng lợi sưng tấy do viêm nhiễm, bạn có thể sử dụng thuốc Spiramycin. Đây là một loại kháng sinh thuộc nhóm macrolid có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn gây hại phân chia tế bào và tổng hợp protein.

Nhờ vậy, tình trạng viêm nhiễm nướu tại vị trí mọc răng số 8 sẽ thuyên giảm. Khi đó, những cơn đau nhức cũng dần biến mất.

– Thành phần: Spiramycin và các tác dược vừa đủ.

– Liều dùng: Uống 6.0 – 9.0 triệu IU/ngày, chia ra thành 2 – 3 lần. Trong trường hợp các mô nướu tại vị trí mọc răng bị nhiễm khuẩn nặng, bạn có thể uống 15.0 triệu IU/ ngày,

– Tác dụng phụ: Buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, chảy máu cam, có cảm giác bị đè ép ở ngực…

Thuốc giảm đau nhức răng khôn Spiramycin

Thuốc giảm đau Spiramycin

2.3. Benzocain – Thuốc giảm đau răng nhanh nhất

Thuốc Benzocain có công dụng giảm đau nhức nhanh chóng nhờ có chứa hoạt chất Benzocain. Thuốc thuộc nhóm gây tê cục bộ, có khả năng ức chế quá trình khử cực của màng tế bào thần kinh và giảm sự dẫn truyền của dây thần kinh cảm giác. Do đó, Benzocain thường được các bác sĩ nha khoa chỉ định trong trường hợp đau nhức răng, nướu khi mọc răng khôn.

– Thành phần: Benzocain và các tá dược vừa đủ.

– Liều dùng: Sử dụng thuốc Benzocaine 2,5 – 20% ở dạng dạng dung dịch mỗi khi cần.

– Tác dụng phụ: Có cảm giác châm chích trong khoang miệng, nhức đầu, nhịp tim đập nhanh, khó thở…

Thuốc Benzocain

Thuốc Benzocain

2.4. Thuốc giảm đau Ibuprofen

Ibuprofen là một loại thuốc thuộc nhóm kháng viêm không steroid. Các hoạt chất trong thuốc sẽ làm giảm tổng hợp prostaglandin E2α, giúp ức chế các sợi dây thần kinh cảm giác. Nhờ vậy, những cơn đau nhức tại vị trí mọc răng số 8 sẽ dần dần được giảm bớt. Ngoài ra, thuốc Ibuprofen cũng được các bác sĩ nha khoa sử dụng với công dụng chống viêm và hạ sốt.

– Thành phần: Hoạt chất Ibuprofen và tá dược vừa đủ.

– Liều dùng: Uống 200 – 400mg/lần, mỗi lần cách nhau khoảng 4- 6 giờ.

– Tác dụng phụ: Phát ban, nổi mẩn đỏ trên da, chóng mặt, ù tai, viêm loét dạ dày…

Thuốc giảm đau nhức răng khôn Ibuprofen

Thuốc giảm đau Ibuprofen

2.5. Thuốc Dorogyne

Dorogyne là một loại được phẩm do công ty CP XNK Y tế Domesco trực tiếp nghiên cứu và sản xuất. Thuốc được phối hợp giữa kháng sinh Spiramycin thuộc nhóm Macrolid và Metronidazol thuộc nhóm Nitro-5-imidazol. Nhờ hai hợp chất trên, thuốc Dorogyne mang đến công dụng giảm đau và kháng viêm rất hiệu quả.

– Thành phần: Spiramycin, Metronidazo, Lactose, Avicel, Hydroxypropylmethyl Cellulose, Talc, Titan Dioxyd…

– Liều dùng: Uống 4 – 6 viên thuốc/ngày, chia 2 – 3 lần.

– Tác dụng phụ: Rối loạn tiêu hóa, chóng mặt, giảm bạch cầu, viêm lưỡi…

Thuốc Dorogyne

Thuốc Dorogyne

2.6. Thuốc giảm đau răng khôn Alaxan

Bên cạnh những loại thuốc trên, bạn cũng có thể sử dụng thuốc Alaxan để giảm bớt những cơn đau nhức ở răng khôn nhanh chóng. Thuốc được bào chế với hai thành phần chính là Paracetamol và Ibuprofen.

Khi đi vào cơ thể, các thành phần của thuốc sẽ ức chế sự tổng hợp của chất Prostaglandin tại hệ thần kinh trung ương. Từ đó, những cơn đau nhức tại răng khôn sẽ dần thuyên giảm.

– Thành phần: Paracetamol, Ibuprofen, Lactose Monohydrate, Povidone…

– Liều dùng: Uống 1 viên/1 lần, mỗi lần uống cách nhau 6 tiếng.

– Tác dụng phụ: Choáng váng, viêm bàng quang, đau dạ dày, rối loạn thị giác, nhức đầu…

Thuốc Alaxan

Thuốc Alaxan

2.7. Thuốc Naproxen

Trong danh sách những loại thuốc giảm đau răng số 8 chắc chắn không thể thiếu Naproxen. Đây là một loại thuốc giảm đau, chống viêm không Steroid có dẫn xuất từ Acid Propionic.

Tác dụng giảm đau của thuốc là nhờ khả năng ức chế Cyclooxygenase – enzyme xúc tác tạo thành Prostaglandin từ Acid Propionic. Từ đó, thuốc sẽ giảm khả năng tổng hợp của Prostaglandin tại hệ thần kinh, giúp hạn chế các cơn đau nhức hiệu quả.

– Thành phần: Naproxen Sodium và các tá dược vừa đủ.

– Liều dùng: Uống 500mg, cách nhau khoảng 6 – 8 giờ/lần. Tổng liều lượng thuốc trong ngày đầu tiên không được vượt quá 1250mg

– Tác dụng phụ: Buồn nôn, trướng bụng, rối loạn thị giác, khó thở…

Thuốc Naproxen

Thuốc Naproxen

2.8. Thuốc Corticosteroid

Đây là một loại thuốc giảm đau có chứa cortisol hoặc các dẫn xuất cortisol. Ngoài tác dụng giảm đau nhức răng nhanh chóng, thuốc còn giúp giảm viêm nhiễm hiệu quả nên được bác sĩ nha khoa kê trong trường hợp răng khôn mọc ngầm gây đau dữ dội kèm viêm nhiễm nướu.

– Thành phần: Cortisol, dẫn xuất cortisol và tá dược vừa đủ.

– Liều dùng: Uống 7,5 – 30mg/ngày.

– Tác dụng phụ: Tăng cân, giảm phản ứng miễn dịch, chảy máu đường tiêu hóa…

Thuốc Corticosteroid

Thuốc Corticosteroid

3. Những lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc giảm đau răng khôn

Khi dùng thuốc giảm đau răng số 8, bạn cần lưu ý một vài vấn đề dưới đây:

– Uống thuốc theo đúng liều lượng, thời gian mà bác sĩ đã chỉ định để tránh biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.

– Thuốc giảm đau chỉ nên sử dụng ngắn ngày. Nếu như không đạt được kết quả như mong muốn, bạn cũng không nên tiếp tục sử dụng thuốc.

– Ngưng sử dụng thuốc và báo ngay với bác sĩ nếu như gặp tác dụng phụ như buồn nôn, đau đầu, kích ứng…

– Kết hợp uống thuốc giảm đau với vệ sinh răng miệng sạch sẽ và ăn uống khoa học để đạt được kết quả tốt nhất.

– Tuyệt đối không được dùng thuốc giảm đau nếu như dị ứng với các thành phần trong thuốc.

– Tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc để làm giảm cơn đau nhức do mọc răng khôn, đặc biệt là phụ nữ mang thai, đang cho con bú…

4. Một số mẹo khác để giảm đau nhức răng khôn

Bên cạnh uống thuốc, bạn cũng có thể áp dụng những cách sau để giảm đau nhức khi mọc răng số 8:

– Chườm lạnh: Hơi lạnh sẽ làm giảm hoạt động của dây thần kinh, từ đó giảm đau nhức răng hiệu quả. Bạn chỉ cần bọc vài viên đá lạnh vào khăn sạch hoặc túi chườm rồi chườm nhẹ nhàng lên vùng má bên ngoài răng khôn khoảng 10 – 15 phút. Bạn không nên chườm lâu vì sẽ gây ra tình trạng bỏng lạnh.

– Dùng đinh hương: Trong đinh hương có chứa một hoạt chất gây tê có tên gọi là Eugenol nên cũng giúp giảm đau hiệu quả. Bạn chỉ cần đặt đinh hương đã cắt nhỏ vào khoang miệng, cắn nhẹ để tinh dầu tiết ra và ngậm trong khoảng 30 phút.

– Lá bạc hà: Trong lá bạc hà cũng có chứa nhiều loại tinh dầu giúp giảm đau và kháng viêm như Eugenol, Citronellol, Linalool… Bạn hãy rửa sạch, xay nhuyễn lá bạc hà và chắt lấy nước. Sau đó, bạn lấy bông gòn thấm vào hỗn hợp trên và đắp lên vị trí mọc răng khôn trong khoảng 10 – 15 phút.

Chườm lạnh giảm đau răng

Chườm lạnh giảm đau răng

Bài viết trên đây đã cung cấp tới các bạn những loại thuốc giảm đau răng khôn được sử dụng phổ biến nhất. Mặc dù đem lại hiệu quả giảm đau nhanh chóng nhưng thuốc vẫn có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nếu như bạn sử dụng sai cách. Do đó, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nha khoa trước khi uống thuốc.

Hiển thị nguồn

Hapacol: “Đau răng khôn, mọc răng cùng- Triệu chứng và cách chữa trị”
Colgate: “9 cách giảm đau răng khôn tại nhà nhanh chóng”
Nhà Thuốc Long Châu: “Khi mọc răng khôn có nên uống thuốc giảm đau không?”
Sudbury Dental Excellence: “Home Remedies for Wisdom Teeth Pain”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề chữa đau răng
Nhức răng kinh khủng là do đâu? Cách khắc phục triệt để

Nhức răng kinh khủng là do đâu? Cách khắc phục triệt để

Nhức răng kinh khủng là một trong những vấn đề răng miệng phổ biến nhất, gây khó chịu và đau đớn cho người bệnh. Nguyên nhân gây nhức

Đau răng uống thuốc gì để giảm viêm nhiễm, sưng tấy

Đau răng uống thuốc gì để giảm viêm nhiễm, sưng tấy

Thuốc giảm đau răng thường chứa nhiều thành phần kháng khuẩn, kháng viêm từ đó làm dịu cơn đau nhanh chóng. Nha sĩ khuyên khách hàng

Đau buốt răng phải làm sao? – 5 cách chữa trị an toàn, hiệu quả nhất

Đau buốt răng phải làm sao? – 5 cách chữa trị an toàn, hiệu quả nhất

Đau buốt răng phải làm sao? Khi gặp phải hiện tượng đau buốt răng, bạn có thể áp dụng 5 cách sau: chườm lạnh, dùng muối, tỏi, túi trà

Cần làm gì để giảm đau răng? Bỏ túi 9 biện pháp siêu hiệu quả

Cần làm gì để giảm đau răng? Bỏ túi 9 biện pháp siêu hiệu quả

Cần làm gì để giảm đau răng? Khi các cơn đau răng xuất hiện bạn có thể khắc phục ngay tại nhà bằng cách chườm lạnh, dùng tỏi, nước muối

Thuốc đau răng Rodogyl là gì? Liều dùng ? Cách dùng đúng – chuẩn

Thuốc đau răng Rodogyl là gì? Liều dùng ? Cách dùng đúng – chuẩn

Thuốc đau răng Rodogyl là loại thuốc kháng sinh được bác sĩ khuyên người bệnh dùng sau quá trình trồng răng. Cụ thể, loại thuốc này như

5 Cách bấm huyệt chữa đau răng Đơn Giản & Hiệu Quả

5 Cách bấm huyệt chữa đau răng Đơn Giản & Hiệu Quả

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, Implant,

Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map