Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Sưng lợi sau khi nhổ răng khôn: Nguyên nhân và cách khắc phục

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng sưng lợi sau khi nhổ răng khôn là do quá trình thực hiện đã tác động vào vùng nước và xương ô răng dẫn đến tổn thương. Tình trạng đó chỉ diễn ra trong vòng vài ngày và sẽ giảm nhanh chóng nếu cơ địa bạn tốt cũng như chăm sóc đúng cách. Ngoài ra, nếu muốn nướu hết sưng nhanh chóng thì bạn nên chườm lạnh, chườm nóng, uống thuốc theo đơn của bác sĩ…

1. Nguyên nhân gây sưng lợi sau khi nhổ răng khôn

Nhổ răng khôn xong bị sưng lợi thực chất là hiện tượng hết sức bình thường, nguyên nhân là do việc nhổ răng đã tác động tới xương ổ răng và nướu khá nhiều.

Thông thường thì tình trạng trên sẽ kéo dài từ 2 – 7 ngày, tùy vào cơ địa cũng như cách chăm sóc răng miệng của mỗi người.

Tuy nhiên, nếu tình trạng sưng tấy kéo dài nhiều ngày với mức độ nghiêm trọng hơn và kèm theo các triệu chứng khác như đau nhức, sốt thì lại do một số nguyên nhân dưới đây:

Nhổ răng sai kỹ thuật: Tuy rằng nhổ răng khôn hay răng số 8 không phải là một kỹ thuật khó nhưng không phải bác sĩ nha khoa nào cũng am hiểu rõ, dày dặn kinh nghiệm. Chỉ cần một thao tác sai trong quá trình thực hiện cũng có thể dẫn đến rất nhiều biến chứng và sưng lợi kéo dài là một trong số những điều đấy.

Nhổ còn sót chân răng: Răng số 8 có nhiều chân răng, nếu như bác sĩ thực hiện tay nghề kém không nhổ hết chân răng sẽ khiến nướu bị sưng tấy, đau nhức dữ dội.

Dụng cụ nhổ răng chưa được vô trùng: Điều đó sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng khiến cả nướu và vùng mặt bên ngoài đều bị sưng tấy trong nhiều ngày.

Tay nghề bác sĩ kém: Thao tác của bác sĩ không khéo, dùng quá nhiều lực để nhổ răng làm các mô mềm cũng như các dây thần kinh xung quanh bị tổn thương.

Chăm sóc sau khi nhổ răng sai cách: Việc chăm sóc sai cách sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng làm lợi bị sưng tấy, đau nhức nhiều ngày.

Như vậy, đôi khi tình trạng sưng nướu lại là dấu hiệu cảnh báo cho các biến chứng nguy hiểm sau khi nhổ răng khôn.

Nguyên nhân gây sưng lợi sau khi nhổ răng khôn

Nguyên nhân gây sưng lợi sau khi nhổ răng khôn

2. Sưng lợi sau khi nhổ răng khôn có nguy hiểm không

Có thể thấy, sưng lợi sau nhổ răng khôn là một hiện tượng hết sức bình thường nếu như quá trình thực hiện đảm bảo đúng kỹ thuật, bác sĩ tay nghề tốt, vô trùng đầy đủ và tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ trong việc chăm sóc tại nhà.

Thế nhưng, trong trường hợp tình trạng sưng nướu kéo dài thì lại rất nguy hiểm. Vì như đã đề cập đến ở phần trên thì đây là dấu hiệu của rất nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, sót chân răng, viêm ổ răng khô

Sưng lợi sau khi nhổ răng khôn có nguy hiểm không

Sưng lợi sau khi nhổ răng khôn nếu liên quan đến các biến chứng thì rất nguy hiểm

3. Cách khắc phục tình trạng lợi bị sưng sau khi nhổ răng khôn

Để khắc phục tình trạng sưng lợi sau khi thực hiện nhổ răng khôn bạn chỉ cần áp dụng một số cách đơn giản như chườm lạnh, chườm nóng, súc miệng nước muối, uống thuốc theo đơn…

3.1. Sưng lợi sau khi nhổ răng khôn – Chườm lạnh

Sau khi nhổ răng khôn trong vòng 2 – 3 ngày đầu tiên bạn nên chườm lạnh để giảm đau, giảm sưng tấy. Đây là phương pháp được các bác sĩ nha khoa khuyến khích nên áp dụng sau khi nhổ răng.

Vì nhiệt độ lạnh sẽ giúp làm chậm quá trình lưu thông máu đến vị trí đang bị ảnh hưởng và đồng thời làm tê liệt dây thần kinh tạm thời. Nên cảm giác đau cũng như sưng tấy sẽ được xoa dịu nhanh chóng.

Cách thực hiện cũng rất đơn giản bạn hãy lấy một lượng vừa đủ cho vào túi chườm hoặc khăn sạch, sau đó áp nhẹ vào má bên ngoài vùng răng đã nhổ. Nên chườm trong vòng 10 – 15 phút sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn, sau đó bạn cũng cần nghỉ với khoảng thời gian tương tự trước khi thực hiện lần thứ hai.

Một ngày bạn có thể chườm lạnh từ 2 – 3 lần để giảm bớt cảm giác khó chịu cũng như sưng nướu.

Chườm lạnh

Chườm lạnh

3.2. Sưng lợi sau khi nhổ răng khôn – Chườm nóng

Tiếp đến vào những ngày sau bạn nên chuyển sang chườm nóng để giảm sưng lợi. Bởi chườm nóng sẽ hỗ trợ tan máu bầm cũng như tăng lưu thông máu giúp vết thương mau lành hơn.

Lưu ý khi thực hiện bạn chỉ nên chườm nóng ở nhiệt độ 60 – 70 độ C, tránh tình trạng bị tổn thương vùng da ngoài.

Mỗi lần chườm cũng chỉ nên thực hiện trong vòng 2 – 3 phút, sau đó nghỉ một lúc rồi mới thực hiện lần tiếp theo. Kiên trì thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

3.3. Uống thuốc theo đơn

Thông thường, sau khi thực hiện tiểu phẫu nhổ răng số 8 bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau, kháng viêm, chống sưng bầm cho khách hàng.

Nên bạn chỉ cần uống thuốc theo đúng đơn của bác sĩ đã kê thì tình trạng sưng tấy hay đau nhức cũng không có gì đáng lo lắng.

Tuyệt đối không tự ý mua thuốc khác hay thay đổi liều lượng, cách sử dụng như trong đơn đã được kê nhằm tránh tác dụng phụ cũng như những ảnh hưởng không mong muốn tới sức khỏe.

Uống thuốc theo đơn

Uống thuốc theo đơn

3.4. Súc miệng nước muối loãng

Muối có đặc tính kháng viêm, sát khuẩn rất đặc hiệu nên chúng sẽ giúp khắc phục tình trạng sưng lợi cũng như ngăn chặn biến chứng nhiễm trùng rất tốt.

Nhưng bạn cần lưu ý là trong ngày đầu tiên sau khi nhổ răng số 8 không nên súc miệng bằng nước muối loãng. Bởi đây là thời điểm cục máu đông đang hình thành, súc miệng bằng nước muối sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình hình thành của cục máu đông và làm vết thương khó lành.

Bạn có thể pha nước muối loãng hoặc mua nước muối sinh lý với nồng độ là 0,9% để súc miệng sau khi nhổ răng khôn.

3.5. Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý

Tuy nhổ răng số 8 chỉ là một ca tiểu phẫu đơn giản, nhưng sau khi thực hiện bạn vẫn cần phải có chế độ ăn uống cũng như nghỉ ngơi hợp lý.

Đây cũng chính là một trong cách khắc phục tình trạng sưng nướu rất hiệu quả sau khi nhổ bỏ răng khôn mà bạn không nên bỏ qua.

+ Đối với chế độ ăn uống:

Trong 2 – 3 tuần nên ưu tiên đồ ăn mềm, dễ nhai như cháo, súp, đồ ninh nhừ…

Bổ sung thêm vào khẩu phần ăn hàng ngày các loại hải sản như cá, cua, tôm… bởi đây là nhóm thực phẩm giàu protein, canxi, axit béo omega – 3 rất tốt cho sức khỏe và quá trình liền vết thương.

Nên uống các loại sinh tố hoa quả cũng như ăn nhiều rau xanh.

Kiêng các món ăn quá cứng, dai, cay, nóng vì có thể khiến vết thương bị kích ứng, khó lành.

Không nên uống các loại đồ uống có ga, nhiều đường hay có cồn vì có thể làm vết thương bị nhiễm trùng.

+ Đối với chế độ nghỉ ngơi:

Cần nghỉ ngơi hoàn toàn trong vòng 1 – 2 ngày đầu.

Không làm việc nặng cũng như tham gia vào các môn thể thao cần hoạt động mạnh dễ khiến vết thương bị rách, chảy máu, đau nhức và sưng nhiều hơn.

Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý

Có chế độ ăn uống hợp lý

3.6. Thăm khám bác sĩ nha khoa

Nếu như tình trạng sưng nướu của bạn kéo dài nhiều ngày, thậm chí vùng mặt bên ngoài cũng bị sưng lớn và áp dụng các cách trên đều không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn nên thăm khám nha khoa ngay.

Bởi trong trường hợp như vậy thì khả năng rất lớn là bạn đã gặp phải các biến chứng nguy hiểm sau khi nhổ răng khôn, cần phải xử lý càng sớm càng tốt.

Với những thông tin được chia sẻ trong khuôn khổ bài viết, ắt hẳn đã giúp bạn hiểu rất rõ về hiện tượng sưng lợi sau khi nhổ răng khôn. Hầu hết tất cả mọi người sau khi nhổ bỏ răng số 8 sẽ đều gặp phải tình trạng trên, mức độ sẽ có sự khác nhau. Chỉ cần bạn chăm sóc đúng cách và tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ thì sau một vài ngày vùng nướu sẽ quay về trạng thái bình thường. Nhưng nếu vùng nướu ngày càng sưng lớn, đau nhức dữ dội thì nên tới phòng khám nha khoa uy tín để kiểm tra kỹ lưỡng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề cách trị sưng lợi
Lợi sưng đau, ê buốt và nổi hạch có nguy hiểm không?

Lợi sưng đau, ê buốt và nổi hạch có nguy hiểm không?

Lợi sưng đau, ê buốt và nổi hạch là dấu hiệu viêm nhiễm của nướu khi bị vi khuẩn có hại tấn công. Người mắc phải sẽ thấy rất khó chịu

Ngày 01/04/2024 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Sưng lợi do đâu và biện pháp phòng ngừa hiệu quả

Sưng lợi do đâu và biện pháp phòng ngừa hiệu quả

Sưng lợi không chỉ gây đau nhức, khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy sưng lợi do đâu? Bài viết sau đây sẽ chia sẻ chi

Ngày 14/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Lê Thị Hải
Sưng lợi răng cửa: Dấu hiệu, nguyên nhân và biện pháp điều trị

Sưng lợi răng cửa: Dấu hiệu, nguyên nhân và biện pháp điều trị

Tình trạng sưng lợi răng cửa gây đau nhức khó chịu, khiến việc ăn uống và công việc hàng ngày khó khăn hơn. Khi bạn gặp những biểu hiện

Ngày 20/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền
TOP 5 Cách trị sưng lợi răng hàm đơn giản & Hiệu quả nhất

TOP 5 Cách trị sưng lợi răng hàm đơn giản & Hiệu quả nhất

Sưng lợi răng hàm thường rất hay gặp gần khu vực răng khôn số 8 hàm dưới. Cao răng được xem là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Sưng mộng răng: nguyên nhân và cách điều trị

Sưng mộng răng: nguyên nhân và cách điều trị

Sưng mộng răng thực sự là nỗi “ám ảnh kinh hoàng” trong tất cả những vấn đề về răng miệng. Lúc này, bạn sẽ cảm giác vô cùng khó chịu và

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Nổi cục cứng ở lợi: Các nguyên nhân và phương pháp điều trị

Nổi cục cứng ở lợi: Các nguyên nhân và phương pháp điều trị

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương