Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Nhổ răng khôn có nguy hiểm đến sức khỏe không?

Nhổ răng khôn là một trong những chỉ định quen thuộc trong điều trị các vấn đề răng miệng. Để đảm bảo về sức khỏe cũng như hạn chế các biến chứng không mong muốn, quá trình trên đòi hỏi phải được thực hiện bởi nha sĩ có chuyên môn giỏi, kinh nghiệm dày dặn. Mức giá dịch vụ trên sẽ dao động từ 1.500.000 – 5.000.000 đồng/răng.

1. Răng khôn là gì?

Răng khôn hay còn gọi là răng số 8, là một trong những răng cuối cùng mọc trong hàm và mọc trong độ tuổi từ 17 – 25. Tuy nhiên, răng khôn thường gây ra nhiều phiền toái cho con người, bao gồm đau đớn, sưng tấy và nhiễm trùng.

Do đó, cho đến thời điểm hiện tại vẫn còn nhiều quan điểm trái chiều về chức năng cũng như tầm quan trọng của răng khôn.

Thông thường, một người trưởng thành sẽ có tất cả 32 răng vĩnh viễn. Trong số đó có 4 răng khôn mọc tại 4 góc hàm. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp không có đủ 4 răng khôn, chỉ mọc 1, 2, 3 chiếc hoặc thậm chí không có răng số 8.

Răng khôn thường mọc ra từ phía sau của hàm trên và dưới, vì thế chúng thường gây ra khó chịu hoặc đau đớn cho chúng ta. Một số người có thể cần phải nhổ răng khôn nếu chúng không mọc đúng vị trí hoặc gây ra các vấn đề sức khỏe khác.

Răng khôn là gì? 

Răng khôn là gì?

2. Răng khôn nằm ở vị trí nào?

Như đã chia sẻ chia ở phần trên, răng khôn nằm ở góc trong cùng của cả hàm trên và dưới. Chúng là răng cối lớn thứ ba và cuối cùng trong quá trình phát triển răng của con người.

Tính từ răng cửa vào thì chúng là chiếc răng số 8 trên hàm, nên đây cũng là lý do vì sao mà chúng còn được gọi là răng số 8.

3. Nguyên nhân gây đau nhức khi mọc răng khôn

Răng khôn có thể gây đau nhức và khó chịu cho nhiều người khi chúng bắt đầu mọc hoặc bị sâu. Trong quá trình phát triển, răng khôn sẽ đâm xuyên qua nướu để mọc lên, từ đó gây ra cảm giác đau nhức dữ dội.

Không chỉ vậy, việc thiếu không gian để mọc cũng khiến răng khôn gây đau nhức nhiều hơn và khiến cho người bị thậm chí không thể ngủ được.

Theo đó, răng số 8 mọc gây ra tình trạng đau nhức là do những nguyên nhân cụ thể dưới đây.

  • Nướu bị tách ra: Răng số 8 muốn mọc lên thì cần phải phá vỡ bề mặt nướu. Do đó, tình trạng đau nhức khi mọc răng khôn là điều không thể tránh khỏi. Không chỉ vậy, nhiều người còn gặp phải hiện tượng nướu sưng tấy, màu đỏ thẫm và có mủ.
  • Tổn thương răng liền kề: Nếu xương hàm nhỏ, không còn đủ chỗ trống để phát triển bình thường, răng khôn sẽ có xu hướng mọc lệch, mọc ngầm dưới nướu. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, răng còn chèn ép răng hàm số 7 và gây nên những cơn đau nhức dữ dội.
  • Vi khuẩn: Trong quá trình mọc răng khôn, các mô nướu xung quanh rất nhạy cảm và dễ bị tấn công bởi vi khuẩn có hại trong khoang miệng. Khi đó, lợi sẽ bị sưng đỏ và kèm theo triệu chứng đau nhức dai dẳng.
Cơn đau sau khi nhổ răng khôn thường kéo dài 4 - 7 ngày

Nguyên nhân gây đau nhức khi mọc răng khôn

4. Khi nào nên nhổ răng khôn và không nên nhổ

Ngay cả khi chức năng của răng số 8 không quá rõ ràng, nhưng không phải trường hợp nào khi chúng mọc lên cũng cần phải nhổ bỏ như nhiều người vẫn nghĩ.

4.1. Trường hợp nên nhổ

Theo bác sĩ Ngô Quý Vinh (Nha Khoa Paris chi nhánh Đà Nẵng) cho biết, khi răng khôn mọc và gây ra các biến chứng đau, u nang, nhiễm trùng lặp đi lặp lại, ảnh hưởng đến các răng lân cận, cần phải nhổ bỏ để ngăn ngừa các biến chứng.

Nếu răng khôn chưa gây biến chứng, nhưng có khe hở giữa răng khôn và răng lân cận, việc loại bỏ răng khôn cũng được khuyến nghị để ngăn ngừa các vấn đề tiềm tàng ảnh hưởng đến răng lân cận trong tương lai

Ngoài ra, răng khôn cần phải nhổ bỏ trong những trường hợp sau.

  • Răng khôn mọc thẳng, có đủ chỗ trống trên cung hàm nhưng lại không có răng đối diện. Khi đó, răng số 8 sẽ có xu hướng trồi dài tới hàm đối diện, gây vướng víu, ăn nhai khó khăn, thậm chí là lệch hàm.
  • Răng khôn mọc thẳng, đúng vị trí nhưng lại có hình dạng bất thường, tạo điều kiện thuận lợi cho thức ăn giắt lại.
  • Răng khôn bị sâu, viêm lợi trùm, viêm nha chu làm cho vi khuẩn gây bệnh dễ lây lan sang răng khác.
  • Nhổ bỏ răng số 8 để tạo khoảng trống cho răng sai lệch di chuyển tới đúng vị trí trên cung hàm.

4.2. Trường hợp không nên nhổ

Không phải cứ mọc răng khôn là cần phải nhổ và bạn có thể giữ lại chúng trong các trường hợp dưới đây:

  • Răng khôn mọc đúng vị trí và không gây ra vấn đề nào cho sức khỏe răng miệng.
  • Răng khôn chưa mọc hoàn toàn hoặc chỉ mọc một phần và không gây ra vấn đề nào cho sức khỏe răng miệng.
  • Răng khôn mọc hoàn toàn và có đủ không gian trong miệng để mọc lên.
  • Răng khôn mọc hoàn toàn nhưng không gây ra vấn đề cho sức khỏe răng miệng, chẳng hạn như việc vệ sinh răng miệng một cách dễ dàng.
Răng khôn mọc ngầm cần nhổ bỏ

Khi nào nên nhổ răng khôn và không nên nhổ

5. Tác hại khi răng khôn mọc lệch

Nếu răng khôn của bạn mọc lệch và không được xử lý kịp thời, có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe răng miệng của bạn. Hệ lụy lớn nhất là sẽ làm hỏng xương hàm, răng cũng như dây thần kinh xung quanh.

Điều đó có thể dẫn đến các vấn đề như đau nhức răng, viêm nướu và u nang xương hàm. Trong những trường hợp nặng, phải loại bỏ mô nước và xương răng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe răng miệng. Vì vậy, việc xử lý răng khôn mọc lệch là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe răng miệng của bạn

5.1. Gây viêm nhiễm

Khi răng khôn mọc lệch, khoảng trống giữa các răng trở nên hẹp lại, dễ dàng tạo điều kiện cho mảng bám và vi khuẩn sinh sôi, phát triển.

Nếu không được chăm sóc cẩn thận và làm sạch đầy đủ, mảng bám và vi khuẩn có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm nướu, viêm nhiễm chân răng, thậm chí là gây sốt và viêm khớp trong trường hợp nghiêm trọng hơn.

Viêm nhiễm do răng số 8 mọc lệch có thể gây đau, sưng, đỏ, sốt, khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của bạn.

Do đó, việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng hàng ngày đều đặn,  kỹ lưỡng là rất quan trọng để tránh các vấn đề trên xảy ra. Nếu bạn gặp phải triệu chứng viêm nhiễm, hãy tìm kiếm sự tư vấn và điều trị kịp thời từ bác sĩ nha khoa.

5.2. Bị u, nang thân răng

Khi răng khôn mọc lệch, chúng thường không có đủ không gian để phát triển đúng vị trí, nên sẽ chen lấn vào các răng lân cận, làm cho chúng bị nghiêng, chèn ép và gây ra áp lực lớn. Áp lực đó nếu kéo dài có thể dẫn đến tình trạng u răng hoặc nang thân răng.

U răng là tình trạng khi các răng lân cận bị nghiêng, chèn ép dẫn đến sự tách rời, lợi lõm xuống, tạo thành khoảng trống giữa chúng. Tình trạng đó không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn làm giảm chức năng nhai nghiền thức ăn, gây ra những vấn đề khác như đau nhức, viêm nhiễm và khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng.

Nang thân răng là tình trạng khi các răng lân cận bị áp lực chèn ép liên tục, dẫn đến sự phát triển nang thân xung quanh răng. Tình trạng đó cũng gây ra đau đớn, viêm nhiễm và nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tổn thương và mất răng.

5.3. Rối loạn cảm giác và phản xạ

Răng khôn mọc lệch, phát triển sai vị trí chúng có thể chen lấn vào các dây thần kinh và mô mềm xung quanh, gây ra rối loạn cảm giác và phản xạ. Đây là biến chứng rất dễ dẫn đến các tình trạng như đau đớn, khó chịu, tê liệt hay giảm cảm giác ở khu vực miệng và mặt.

Ngoài ra, răng khôn mọc lệch cũng có thể gây ra tình trạng tắc nghẽn hô hấp trong trường hợp chúng gây áp lực lên các dây thần kinh và mô mềm xung quanh hệ thống hô hấp.

Những chiếc răng khôn mọc sai lệch, đặc biệt là răng lệch sẽ chèn ép vào các dây thần kinh và khiến bạn bị mất cảm giác ở mô, má, niêm mạc… Chưa hết, chúng còn có thể gây nên hội chứng giao cảm với các dấu hiệu điển hình như: đau ở một bên mặt, phù, đỏ quanh ổ mắt…

Nếu bạn gặp các triệu chứng như đau đớn, khó chịu hoặc tê liệt ở khu vực miệng cũng như mặt, hãy tìm kiếm sự tư vấn và điều trị kịp thời từ bác sĩ nha khoa để tránh các tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn.

5.4. Răng chen chúc

Đối với tình trạng răng số 8 mọc lệch và chen lấn vào các răng lân cận, chúng sẽ làm cho các răng bị xê dịch, chèn ép, nghiêng hoặc bị lệch khỏi vị trí ban đầu. Tình trạng đó gọi là răng chen chúc.

Răng chen chúc không chỉ gây mất thẩm mỹ cho hàm răng mà còn làm cho chức năng ăn nhai bị giảm sút, gây ra những vấn đề khác như đau nhức, viêm nhiễm và khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng.

Nếu không được điều trị kịp thời, răng chen chúc có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn như tổn thương mô mềm, răng sâu, viêm nha chu…

Tác hại khi răng khôn mọc lệch

Tác hại khi răng khôn mọc lệch

6. Các loại thức ăn cần kiêng khi nhổ răng khôn

Sau khi nhổ răng khôn, để giúp vết thương mau lành và không gặp các biến chứng nguy hiểm thì bạn cần kiêng đồ ăn dai – cứng; nóng – cay; chua ngọt; các chất kích thích, bia, rượu.

6.1. Đồ ăn dai, cứng

Nhổ răng số 8 sẽ để lại vết thương hở trong miệng, kèm theo tình trạng đau nhức, sưng tấy trong vài ngày. Do đó, bạn nên tránh ăn các loại đồ ăn dai, cứng có thể làm ảnh hưởng đến vết thương như cánh gà, mía, xương sườn, thịt bò dai…

Bởi đây đều là những thực phẩm dai, cứng khi ăn sẽ cần nhiều sức để cắn, nhai nên dễ khiến cho vết thương bị chảy máu, đau nhức và sưng tấy nghiêm trọng hơn.

Thay vào đó, nên ăn những loại đồ ăn mềm, dễ ăn như súp, cháo, cơm nấu mềm, thịt băm nhuyễn, trái cây chín mềm như chuối, dưa hấu…

Những loại đồ ăn trên có thể tạo cảm giác dễ chịu cho vùng miệng sau khi nhổ răng khôn.

6.2. Đồ ăn nóng, cay

Đồ ăn nóng, cay có thể làm kích thích và tăng cảm giác đau nhức sau khi nhổ răng số 8. Các loại thực phẩm như lẩu, ớt, hạt tiêu… cần phải kiêng trong một khoảng thời gian, chính xác hơn là khi vết thương đã lành hoàn toàn thì bạn mới nên ăn lại.

Nếu muốn ăn thực phẩm nóng, bạn nên để thực phẩm nguội một chút trước khi ăn để giảm thiểu cảm giác khó chịu trong miệng.

Ngoài ra, nên tránh các loại thức uống có nhiệt độ cao như trà, cà phê hoặc nước nóng. Thay vào đó, bạn hãy chuyển sang uống nước có nhiệt độ phòng để tạo cảm giác dễ chịu khi uống.

6.3. Đồ ăn chua, ngọt

Trong khoảng 1 – 2 tuần sau khi nhổ răng số 8, chúng ta cần tránh ăn đồ ăn chua và ngọt. Các loại thực phẩm như chanh, dưa chua, nước sốt có chua ngọt, các loại đồ ngọt như kem, bánh quy… sẽ trực tiếp làm ảnh hưởng đến quá trình lành thương.

Thậm chí, đồ ăn chua và ngọt còn gây ra tình trạng kích ứng vết thương, tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Bạn hãy tập trung ăn các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, như trái cây tươi, rau xanh, thịt tươi và được chế biến mềm để giúp huyệt răng nhanh phục hồi và khỏe mạnh.

6.4. Các chất kích thích, bia, rượu

Các chất kích thích như cà phê, nước ngọt có ga, thuốc lá và các loại đồ uống có chứa cồn như bia, rượu đều nằm trong danh sách những thực phẩm cần tránh sau khi nhổ bỏ răng khôn.

Những loại đồ uống trên có thể làm tăng cảm giác đau và làm chậm quá trình phục hồi của huyệt răng. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc lá và uống rượu, bia còn gây đau nhức dữ dội và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Do đó, bạn cần tạm thời ngừng sử dụng những loại chất kích thích và đồ uống đó trong thời gian phục hồi sau khi nhổ răng số 8 để đảm bảo sức khỏe của vùng miệng.

Hút thuốc lá sau khi nhổ răng khôn có thể ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc tê

Các loại thức ăn cần kiêng khi nhổ răng khôn

7. Cần chuẩn bị gì khi nhổ răng khôn

Nhổ răng khôn là một ca tiểu phẫu, nhưng vẫn đòi hỏi sự chuẩn bị và chăm sóc trước khi thực hiện một cách kỹ lưỡng. Để chuẩn bị cho quá trình nhổ răng số 8 được tốt nhất bạn cần lưu ý tới những điều dưới đây.

  • Đảm bảo sức khỏe và tâm lý thoải mái: Sức khỏe và tâm lý của bạn sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình nhổ răng số 8. Vì vậy, hãy đảm bảo sức khỏe của mình thật tốt và tâm lý thật thoải mái thì mới nên tiến hành thực hiệu ca tiểu phẫu trên.
  • Ngủ đủ giấc và tránh thức khuya trước ngày nhổ răng: Ngủ đủ giấc, không thức khuya trước ngày đi nhổ răng sẽ giúp bạn có được một tinh thần thoải mái nhất. Việc ngủ không đủ giấc hay thức quá khuya luôn khiến chúng ta bị mệt mỏi, uể oải vào ngày hôm sau.
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh, kiêng rượu bia và thuốc lá ít nhất 1 ngày trước khi nhổ răng: Nhằm hạn chế các ảnh hưởng không tốt của rượu bia và thuốc lá, bạn cần kiêng chúng ít nhất là 1 ngày trước khi nhổ răng. Cùng với đó là nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh để bồi bổ sức khỏe thật tốt.
  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên và sạch sẽ cũng rất quan trọng: Điều đó sẽ giúp hạn chế các vấn đề viêm nhiễm trước khi tiến hành nhổ bỏ răng khôn.
  • Cần sắp xếp thời gian cho phù hợp: Sau khi nhổ răng khôn bạn sẽ cần nghỉ ngơi trong vài ngày, vì vậy đừng quên sắp xếp thời gian sao cho thật hợp lý để có đủ thời gian cho việc nghỉ ngơi. Ngoài ra, bạn nên ưu tiên đi nhổ răng vào buổi sáng hoặc đầu giờ chiều. Bởi đây đều là những thời điểm trong ngày cơ thể của chúng ta nhiều năng lượng nhất.
  • Nếu có vấn đề về sức khỏe hãy thông báo ngay từ đầu cho nha sĩ: Nếu bạn có tiền sử bệnh tiểu đường, tim mạch, huyết áp cao hoặc các vấn đề sức khỏe khác, hãy thông báo cho nha sĩ để được tư vấn và chăm sóc phù hợp sau khi nhổ răng khôn.

8. Những câu hỏi thường gặp khi nhổ răng khôn

Nhổ bỏ răng khôn vốn là một chỉ định quen thuộc trong điều trị y khoa. Tuy nhiên, không ít người vẫn còn nhiều câu hỏi, băn khoăn xoay quanh việc đi nhổ răng khôn.

Thấu hiểu điều đó, ngay sau đây chúng tôi sẽ giải đáp những câu hỏi thường gặp về vấn đề trên.

8.1. Nhổ răng khôn có đau không? Đau tầm mấy ngày

Nhổ răng khôn có thể gây ra cơn đau khó chịu và khiến cho nhiều người sợ hãi. Tuy nhiên, việc sử dụng gây tê cục bộ sẽ giúp giảm đau trong quá trình nhổ răng khôn, phần lớn mọi người sẽ không bị đau trong thời điểm đó.

Tuy nhiên, sau khi thuốc tê hết tác dụng thì các cơn đau sẽ bắt đầu xuất hiện. Nếu bạn lo ngại về những cơn đau sau khi nhổ răng số 8, hãy yên tâm, bởi thường thì chúng chỉ kéo dài khoảng 2 – 3 ngày và sẽ dần dần giảm theo thời gian. Sau khoảng 7 ngày, vết thương sẽ lành và không còn gây ra cảm giác đau đớn gì.

8.2. Các cách giảm đau sau khi nhổ răng khôn

Bạn có thể thực hiện các phương pháp sau để giảm đau và sưng nhanh chóng dưới đây sau khi nhổ bỏ răng số 8:

  • Chườm đá lạnh: Sử dụng túi đá hoặc gói đá lạnh để áp lên vùng má bên ngoài ở vị trí đang bị đau hoặc sưng tấy. Chườm đá lạnh giúp giảm đau và làm giảm sưng nhanh chóng, bởi nhiệt độ thấp sẽ có tác dụng gây tê tạm thời cũng như giảm lưu lượng máu đến vùng đang bị ảnh hưởng.
  • Chườm nóng: Sau 2 – 3 ngày kể từ khi nhổ răng số 8, bạn hãy dùng túi nước nóng để áp lên vùng miệng bị đau hoặc sưng.
  • Uống thuốc theo đơn: Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau hoặc kháng viêm để giúp giảm đau và hạn chế nhiễm trùng. Hãy dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý: Súc miệng bằng nước muối sinh lý giúp làm sạch vết thương và giảm vi khuẩn, giảm nguy cơ nhiễm trùng. Nhưng bạn cần tránh sử dụng trong 24 tiếng đồng hồ đầu tiên.
  • Cần có chế độ ăn uống hợp lý: Hạn chế ăn đồ cứng và nóng, chuyển sang ăn thực phẩm mềm và dễ nhai, tránh ăn quá nhiều đồ ngọt hoặc đồ uống có cồn.
  • Nghỉ ngơi hợp lý: Nghỉ ngơi và tránh vận động quá mức trong vài ngày đầu sau khi nhổ răng khôn để giúp cơ thể hồi phục.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách: Chải răng nhẹ nhàng và tránh chải trực tiếp vào vùng răng mới nhổ. Ngoài ra, trong ngày đầu tiên bạn cũng không nên chải răng, vì dễ làm ảnh hưởng đến quá trình hình thành cục máu đông.
Các cách giảm đau sau khi nhổ răng khôn

Các cách giảm đau sau khi nhổ răng khôn

8.3. Nhổ răng khôn có gây hại tới sức khỏe không

Nhổ răng khôn cũng không gây ảnh hại cho sức khỏe hay các dây thần kinh liền kề và không phải là một quy trình phức tạp. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho việc nhổ răng khôn, bạn nên hỏi ý kiến ​bác sĩ nha khoa để được tư vấn và điều trị phù hợp.

Ngược lại, điều đó còn có thể đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe răng miệng, bao gồm bảo vệ các răng lân cận khỏi các tác động xấu và đảm bảo chức năng ăn nhai.

Một nghiên cứu công bố trên tạp chí Y khoa The Lancet vào năm 2019 đã phân tích dữ liệu từ hơn 500 người tham gia nghiên cứu để đánh giá các rủi ro và lợi ích của việc nhổ răng khôn. Nghiên cứu cho thấy rằng, trong phạm vi tối đa 10 năm sau khi nhổ răng khôn, không có sự khác biệt đáng kể về tình trạng sức khỏe tổng thể giữa những người đã nhổ răng khôn và những người chưa nhổ răng khôn.

8.4. Nhổ răng khôn có ảnh hưởng đến dây thần kinh không

Nhổ răng khôn không chỉ không ảnh hưởng đến thần kinh, mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các biến chứng do răng khôn gây ra như viêm lợi, sâu răng và tiêu xương hàm.

Tuy nhiên, việc nhổ răng số 8 phải được thực hiện bởi bác sĩ nha khoa có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao để tránh tác động đến hệ thống dây thần kinh bên dưới.

Nếu nhổ răng khôn sai kỹ thuật, nguy cơ tác động xấu đến hệ thống dây thần kinh sẽ tăng lên. Vì vậy, nếu bạn đang cân nhắc nhổ răng số 8, hãy tìm kiếm bác sĩ nha khoa giỏi và đáng tin cậy để đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Nhổ răng khôn có ảnh hưởng đến dây thần kinh không

Nhổ răng khôn có ảnh hưởng đến dây thần kinh không

8.5. Nhổ răng khôn bao nhiêu tiền

Tại hệ thống Nha Khoa Paris, dịch vụ nhổ răng khôn đang có mức giá dao động từ 1.500.000 – 5.000.000 VNĐ/răng tùy thường từng trường hợp cụ thể.

Các ca răng khôn mọc lệch, mọc ngầm hay chân khó thì bao giờ cũng sẽ có mức gái cao hơn, vì quá trình thực hiện sẽ phức tạp.

8.6. Tại sao nhổ răng khôn lại đắt hơn các răng khác

Kỹ thuật nhổ răng khôn có thể phức tạp hơn so với các loại răng khác. Thậm chí trong một số trường hợp, bác sĩ còn phải mở nướu và cắt xương hàm mới có thể đưa chúng ra ngoài. Trong quá trình nhổ răng khôn, bác sĩ sẽ sử dụng các công cụ đặc biệt để loại bỏ răng một cách an toàn và hiệu quả. Do đó, chi phí nhổ răng số 8 sẽ luôn đắt hơn các răng khác trên hàm.

Cùng với đó, vì dễ tác động hơn nên chi phí nhổ răng khôn hàm trên thường thấp hơn so với hàm dưới.

Để đảm bảo thành công cho quá trình nhổ răng khôn, bạn cần tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ và chăm sóc răng miệng của mình sau khi phẫu thuật một cách cẩn thận.

8.7. Các biến chứng có thể gặp sau khi nhổ răng khôn

Nếu như quá trình nhổ bỏ răng số 8 không thực hiện đúng kỹ thuật hoặc bạn chăm sóc sai cách tại nhà thì rất dễ xảy ra các biến chứng dưới đây.

  • Gây tổn thương dây thần kinh răng dưới: Trong quá trình nhổ răng, nếu bác sĩ không cẩn thận, có thể làm tổn thương dây thần kinh răng dưới. Khi đó, bạn có thể cảm thấy tê hoặc đau rát ở vùng cằm, môi hoặc lưỡi.
  • Nhiễm trùng huyệt ổ răng: Nếu như nha sĩ không nắm rõ chuyên môn, thực hiện sai thao tác khi nhổ răng sẽ dẫn đến huyệt ổ răng bị nhiễm trùng. Điều đó sẽ gây ra tình trạng đau, sưng, nóng ran hoặc chảy máu khó cầm.
  • Tổn thương răng số 7: Bác sĩ thực hiện thao tác quá mạnh sẽ trực tiếp gây tổn thương răng số 7 ngay bên cạnh.
  • Vỡ xương hàm: Trong một số trường hợp, răng khôn có thể bị vướng trong xương hàm. Khi bác sĩ cố gắng loại bỏ răng ra khỏi hàm, thao quá quá mạnh có thể làm vỡ xương hàm.
  • Thủng xoang hàm trên: Khi nhổ răng khôn trên, bác sĩ làm sai kỹ thuật hoặc dùng sức quá mạnh sẽ dẫn tới thủng xoang hàm trên.
  • Nhổ sót chân răng: Nếu như bác sĩ không kiểm tra kỹ khi nhổ răng rất dễ xảy ra tình trạng sót chân răng. Từ đó dẫn đến tình trạng đau nhức, sưng tấy nghiêm trọng nhiều ngày.
  • Không há được miệng: Trong một số trường hợp, sau khi nhổ răng số 8 nếu bị tổn thương dây thần kinh, xương hàm hoặc xoang hàm thì bạn sẽ gặp khó khăn trong việc há miệng.

Bài viết trên đây là những thông tin cơ bản nhất liên quan đến mức nhổ răng khôn. Lời khuyên chân thành mà chúng tôi dành cho các bạn là nên lựa chọn cơ sở nhổ răng uy tín và chăm sóc răng miệng đúng cách sau khi thực hiện để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Có 0 bình luận bài Nhổ răng khôn có nguy hiểm đến sức khỏe không?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bài viết liên quan
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map