Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Thuốc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh sạch khuẩn, ngừa bệnh răng miệng

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh đúng cách sẽ giúp trẻ loại bỏ lượng sữa dư thừa trên nướu, tránh các bệnh về răng miệng. Tuy nhiên việc rơ lưỡi cho bé cũng không phải là điều dễ dàng vì bé thường quấy khóc và không chịu hợp tác với mẹ. Bạn có thể sử dụng các loại thuốc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh an toàn ngay sau đây.

1. Thuốc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh được mẹ tin dùng

Nấm lưỡi, tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh mặc dù được xem là bệnh lành tính, không nguy hiểm. Nhưng nếu để lâu không chữa trị, mầm bệnh sẽ di chuyển sang nhiều vùng cơ thể khác và để lại hệ lụy khó lường.

Do đó, bố mẹ nên tìm hiểu các phương pháp điều trị tình trạng này, đặc biệt là dùng thuốc hoặc các sản phẩm hỗ trợ. Dưới đây là các loại thuốc rơ lưỡi cho trẻ nhỏ mà phụ huynh có thể tham khảo.

1.1. Thuốc trị tưa lưỡi Denicol

Dung dịch rơ lưỡi Denicol (1) có thành phần chính là Natri borat. Ngoài ra còn có nhiều thành phần như vanillin, Glycerin,… thường dùng để trị các bệnh lý về răng miệng cho trẻ nhỏ như bệnh lưỡi trắng, lở miệng, nấm lưỡi, sưng nướu.

Ưu điểm:

– Giá thành rẻ, chỉ 15.000VNĐ/ lọ 15ml

– Thành phần có tính sát trùng cao nên điều trị bệnh nhanh chóng và hiệu quả

– Vệ sinh răng miệng cho trẻ sạch sẽ và ngăn chặn tới 99% mảng bám và các vi khuẩn có hại trong khoang miệng

Cách dùng: Vệ sinh tay trước khi rơ lưỡi. Dùng gạc quấn quanh đầu ngón tay, thấm dung dịch thuốc Denicol rồi dùng tay lau nhẹ nhàng vào vùng lưỡi của bé.

Bố mẹ lưu ý nên chọn gạc mềm mại thấm dung dịch tưa lưỡi, tránh kích ứng trên lợi và lưỡi ở trẻ. Hơn nữa không thấm nhiều thuốc, tránh bé nuốt thuốc gây ra buồn nôn và tiêu chảy.

Thuốc trị tưa lưỡi Denicol

Thuốc trị tưa lưỡi Denicol

1.2. Dung dịch tưa lưỡi Wesser

Dung dịch rơ lưỡi cho trẻ Wesser có thành phần chính là trà xanh và xylitol, đây là những hoạt chất kháng khuẩn tự nhiên và lành tính. Wesser có công dụng làm sạch mảng bám sữa trên lưỡi và nướu của trẻ.

Ưu điểm:

– Ngăn ngừa được chứng sâu răng với những bé đang mọc răng sữa

– Thành phần từ thiên nhiên, lành tính với trẻ nhỏ

– Cách dùng đơn giản, tiện lợi

– Vệ sinh răng miệng cho trẻ sạch và ngăn chặn 99% mảng bám và các vi khuẩn có hại trong khoang miệng.

Cách sử dụng:

– Vệ sinh tay mẹ trước khi rơ lưỡi cho bé

– Ấn 2 – 3 giọt sản phẩm vào miếng gạc mềm hoặc bàn chải silicon dành cho trẻ sơ sinh

– Nhẹ nhàng chải sạch các mảng bám trên lưỡi, răng kết hợp mát xa nướu để không làm đau trẻ

– Không cần súc miệng lại

– Mỗi ngày dùng 3 lần, nên thường xuyên rơ lưỡi, răng, nướu cho bé sau mỗi lần bú hoặc ăn dặm

Giá bán: 135.000 – 140.000 VNĐ/ lọ 80ml dùng trong 4 – 5 tháng.

1.3. Thuốc rơ lưỡi Gummi

Dung dịch rơ lưỡi cho trẻ nhỏ Gummi có thành phần chiết xuất từ rau ngót, cỏ mực, lá hẹ,… Đây đều là những nguyên liệu kháng khuẩn tự nhiên và lành tính. Dung dịch có khả năng làm sạch các mảng bám sữa trên lưỡi và nướu của trẻ, loại bỏ vi khuẩn nấm,…

Ưu điểm:

– Thành phần được chiết xuất từ thiên nhiên, lành tính hơn nhiều so với các dung dịch rơ miệng từ hoá học

– Không có tác dụng phụ

– Làm sạch khoang miệng và lưỡi, cho trẻ hạn chế tưa lưỡi

– Bảo vệ khoang miệng ngăn vi khuẩn trong khoang miệng .

– Làm sạch khoang miệng trẻ

– Ngăn ngừa các bệnh về đường hô hấp như đau họng

Cách dùng:

– Mẹ rửa tay sạch, đeo bông gạc vào ngón tay xịt 2 – 3 nhát dung dịch rơ lưỡi Gummi, rơ quanh miệng và lưỡi cho bé

– Dùng ngày 2 lần sáng – tối

Giá bán: 50.000 VNĐ/ lọ 40ml.

Thuốc rơ lưỡi Gummi

Thuốc rơ lưỡi Gummi

1.4. Thuốc trị nấm lưỡi Natri Bicacbonat

Natri Bicarbonat có công dụng trung hòa acid ở dạ dày và giảm nhanh triệu chứng của bệnh. Hơn nữa, nhờ khả năng kiểm soát và loại bỏ nhanh chóng các loại nấm nên được dùng để làm thuốc bôi trị nấm lưỡi cho trẻ sơ sinh.

Thành phần của thuốc không có chất độc hại. Nếu bé lỡ nuốt phải cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe. Gói thuốc sau khi đã mở cần bảo quản cẩn thận để dùng cho lần tiếp theo.

Cách dùng:

– Pha một ít bột Natri Bicarbonat cùng nước sôi để nguội và khuấy đều cho tới khi bột tan hẳn

– Sau khi cho con bú xong, mẹ cần dùng tăm bông hoặc gạc chuyên dụng bôi vào hỗn hợp rồi thoa lên vùng bị nấm lưỡi của bé

– Có thể bôi cả vùng xung quanh để hạn chế các loại nấm lây lan

Nên việc bôi hỗn hợp hằng ngày để giảm đau, giảm ngứa một cách tốt nhất. Sản phẩm sẽ phát huy tác dụng sau 3 – 5 ngày sử dụng.

1.5. Thuốc trị nấm lưỡi Nystatin

Nystatin (2) có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm mạnh. Đây là sản phẩm được bào chế ở dạng viên để tiện lợi trong việc sử dụng và bảo quản.

Cách dùng:

– Mỗi ngày dùng 1 viên, chia nhỏ thành 4 – 5 phần bằng nhau

– Lấy 1 phần pha trong 1 – 2ml nước sôi nguội hoặc nước muối sinh lý, khuấy đều để tan hết

– Dùng gạc chuyên dụng, chấm vào hỗn hợp vừa pha và rơ lưỡi theo hướng dẫn

– Lưu ý không nên cho trẻ bú hoặc uống sữa, uống nước,… trong 20 phút sau khi uống thuốc

Thuốc trị nấm lưỡi Nystatin

Thuốc trị nấm lưỡi Nystatin

1.6. Bột Nyst trị nấm lưỡi cho trẻ

Nyst được bào chế ở dạng bột với thành phần gồm nystatin sorbitol, 25000 IU, vanilin và một số tá dược khác. Đây là những thành phần có khả năng chống nấm, loại bỏ vi khuẩn trong miệng hiệu quả. Do đó được kết hợp lại để tạo thành thuốc trị nấm miệng ở trẻ nhỏ hiệu quả.

Cách dùng:

– Pha 1 gói thuốc 10g vào nước 1 thìa nước sôi để nguội sau đó khuấy đều

– Dùng gạc quấn vào ngón tay đã vệ sinh sạch, nhúng vào dung dịch thuốc rồi bôi đều vào chỗ có nấm

– Chỉ dùng 1 gói/1 lần, mỗi ngày dùng đều đặn 2 lần để đảm bảo sản phẩm phát huy tác dụng tốt nhất

1.7. Thuốc trị nấm lưỡi Daktarin

Daktarin hoạt động dựa vào cơ chế làm thay đổi cấu trúc lipid màng. Nhờ đó phá hủy các tế bào nấm, tác dụng rất tốt trong điều trị nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh và nhiều trường hợp khác.

Cách dùng:

– Dùng 1,25ml/lần (khoảng 1/4 thìa đong thuốc chuyên dụng). Sau đó dùng tăm bông sạch bôi trực tiếp thuốc vào phần bị tổn thương và thoa nhẹ nhàng

– Thực hiện 2 – 4 lần/ngày

– Không dùng cho trẻ nhỏ dưới 4 tháng tuổi. Nếu dùng cho trẻ trên 2 tuổi có thể tăng liều lượng trong mỗi lần dùng

Sản phẩm sẽ có những tác dụng phụ không mong muốn cho trẻ. Vì thế, các mẹ không nên lạm dụng và cần nghe hướng dẫn của bác sĩ.

1.8. Cốm Binystar trị nấm lưỡi

Cốm Binystar được chiết xuất từ Nystatin với hàm lượng 25.000 IU cùng tá dược vừa đủ.

Sản phẩm được đóng gói với liều lượng là 1g/1 gói, đủ cho một ngày dùng của trẻ. Mẹ nên chia mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần dùng nửa gói. Pha cốm Binystar cùng nước sôi để nguội. Sau đó dùng gạc nhúng vào hỗn hợp và rơ lưỡi cho bé. Sản phẩm không hấp thụ qua đường tiêu hóa nên trẻ có thể nuốt mà không ảnh hưởng tới sức khỏe.

Cốm Binystar trị nấm lưỡi

Cốm Binystar trị nấm lưỡi

1.9. Thuốc trị nấm cho trẻ Clotrimazole

Thuốc nấm miệng Clotrimazole có công dụng kìm hãm sự phát triển của bào tử nấm, ngăn ngừa sự phát triển của chúng tại các vùng niêm mạc miệng và lưỡi.

Thuốc nấm lưỡi Clotrimazole được làm dưới dạng viên ngậm, phù hợp với trẻ từ trên 2 tuổi. Clotrimazole có mùi như kẹo, nên dễ dùng để rơ lưỡi cho bé không hợp tác.

Cách sử dụng:

– Chỉ dùng cho trẻ trên 2 tuổi

– Cho trẻ ngậm Clotrimazole trong khoảng từ 15 – 30 phút, cho tới khi thuốc hoà tan hoàn toàn

– Ngậm 5 viên/ngày, trong 14 ngày để có hiệu quả cao nhất

2. Lưu ý khi dùng thuốc rơ lưỡi cho trẻ nhỏ

Trẻ sơ sinh là đối tượng có sức đề kháng và khả năng hấp thu còn kém nên khi dùng bất kỳ loại thuốc nào, bố mẹ cũng cần lưu ý các vấn đề sau:

– Tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc hoặc dùng quá liều lượng

– Nên để các mảng nấm lưỡi bong tự nhiên, không tác động bằng việc gỡ hay kéo ra khỏi miệng trẻ

– Chú ý vệ sinh khoang miệng cho bé trong và sau khi đã điều trị nấm lưỡi

– Nên cho bé bú trực tiếp từ mẹ. Nếu dùng bình hay núm ti giả thì cần sát khuẩn

– Đảm bảo bé không bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Mua thuốc tại cửa hàng uy tín, chính hãng

– Trong quá trình điều trị, nếu tình trạng nấm lưỡi không thuyên giảm hoặc trẻ có dấu hiệu bất thường thì cần đến ngay cơ sở y tế để được xử lý

Trên đây là các loại thuốc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh hiệu quả mà phụ huynh có thể tham khảo. Hy vọng bố mẹ đã có thêm kinh nghiệm nếu trẻ không may bị nấm miệng, tưa lưỡi. Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ ngay với Nha khoa Paris để được hỗ trợ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề cách rơ lưỡi
Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh? Những lưu ý khi thực hiện

Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh? Những lưu ý khi thực hiện

Trẻ sơ sinh bú sữa thường xuyên nên có nhiều cặn sữa dư thừa bám trên bề mặt lưỡi. Do đó, việc rơ lưỡi hàng ngày là rất cần thiết nhằm

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm