Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn Pháp đầu tiên tại Việt Nam
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Đặt lịch hẹn

TOP 3 Cách chữa sâu răng bằng lá lốt tại nhà Nhanh Chóng Hiệu Quả

Lá lốt không chỉ là nguyên liệu nấu ăn mà còn là một bài thuốc dân gian chữa sâu răng được ông cha ta để lại. Trong lá lốt có chứa các thành phần hoạt chất như alcaloid và benzylacetat giúp ức chế vi khuẩn trong khoang miệng, hỗ trợ giảm đau và giảm viêm hiệu quả. Vậy cách chữa sâu răng bằng lá lốt tại nhà như thế nào? Đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây của Nha khoa Paris để biết thêm chi tiết.

1. Công dụng của lá lốt trong điều trị sâu răng

Lá lốt là bài thuốc dân gian trị sâu răng do ông cha ta để lại bởi những đặc tính như:

  • Tính kháng khuẩn: Lá lốt chứa tinh dầu benzyl axetat, có khả năng kháng khuẩn cao, giúp giảm viêm nhiễm ở nướu, làm dịu các cơn đau nhức tạm thời (1)
  • Giảm sưng: Các thành phần trong lá lốt có tác dụng giảm sưng, giúp giảm áp lực lên dây thần kinh, từ đó làm dịu cơn đau.

Tuy nhiên, quý vị cần lưu ý, lá lốt có thể hỗ trợ giảm các triệu chứng của sâu răng như đau nhức, viêm nướu nhưng không thể chữa khỏi sâu răng hoàn toàn. Thậm chí, có một số người có thể bị kích ứng với lá lốt gây nguy hiểm. Vì vậy, khi bị sâu răng, cách tốt nhất đó là đến gặp nha sĩ để thăm khám và điều trị.

Lá lốt có chứa một số hoạt chất hỗ trợ giảm các triệu chứng do sâu răng gây ra

Lá lốt có chứa một số hoạt chất hỗ trợ giảm các triệu chứng do sâu răng gây ra

2. Những cách chữa sâu răng bằng lá lốt tại nhà

Những cách chữa sâu răng bằng lá lốt vô cùng đơn giản, lại tiết kiệm chi phí sau có thể khiến bạn bất ngờ vì hiệu quả nhận được:

2.1. Cách 1: Súc miệng bằng nước cốt lá lốt với muối trắng

Chuẩn bị: Khoảng 20 lá lốt, 1 thìa cafe muối

Cách thực hiện:

  • Lá lốt ngâm với nước muối trong khoảng 30 phút, sau đó rửa sạch để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn có hại.
  • Cho lá lốt vào cối giã nhuyễn, sau đó hòa cùng 1 lít nước và 1 thìa cafe muối.
  • Bạn đánh răng sạch sẽ, sau đó sử dụng dung dịch nước lá lốt thu được để ngậm trong miệng tầm 2 – 3 phút mỗi lần.
  • Súc miệng lại 1 lần nữa để làm sạch khoang miệng hoàn toàn.

Tần suất: Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên áp dụng cách chữa sâu răng bằng lá lốt này thường xuyên 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần ngậm trong miệng khoảng 2 – 3 phút và kiên trì thực hiện trong tối thiểu 1 – 2 tuần để thấy hiệu quả rõ rệt.

Lưu ý:

  • Không ngậm nước lá lốt quá lâu sẽ gây kích ứng hoặc khô miệng.
  • Nếu vùng niêm mạc miệng nhạy cảm hoặc có tổn thương, nên thử một lượng nhỏ trước để kiểm tra trước.
  • Nếu không dùng hết dung dịch, hãy bảo quản trong tủ lạnh nhưng không nên để quá 24 giờ để đảm bảo hiệu quả.

2.2. Cách 2: Đắp hỗn hợp lá lốt và muối

Chuẩn bị: 5 chiếc lá lốt già cùng vài hạt muối

Cách thực hiện:

  • Lá lốt chọn lá già, sau đó rửa sạch, để ráo.
  • Giã nhuyễn lá lốt cùng với muối.
  • Với hỗn hợp thu được, bạn dùng để đắp lên chiếc răng bị sâu trong vòng 3 phút.
  • Sau 3 phút, khi các tinh chất trong lá lốt đã ngấm vào răng, bạn nhổ bỏ, sau đó lại tiếp tục đắp một lần nữa trong 2 phút tiếp theo.
  • Súc miệng lại cùng nước sạch để loại bỏ phần bã lá lốt còn sót lại trong khoang miệng.

Tần suất: Cách chữa sâu răng bằng lá lốt trên chỉ tốn của bạn 5 phút mỗi lần nhưng hiệu quả có thể vượt ngoài sự mong đợi. Tuy nhiên, bạn cần kiên nhẫn thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ngày trong ít nhất 1 tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý:

  • Tránh đắp quá lâu sẽ gây kích ứng nướu và niêm mạc miệng.
  • Trước khi đắp lá lốt, bạn cần đánh răng sạch sẽ để loại bỏ mảng bám.
Hỗn hợp lá lốt và muối giúp kháng viêm hiệu quả

Hỗn hợp lá lốt và muối giúp kháng viêm hiệu quả

2.3. Cách 3: Sử dụng rễ lá lốt

Phần rễ của lát lốt không có mùi nhưng vẫn chứa hoạt chất benzyl axetat giúp kháng viêm, cải thiện tình trạng ê buốt do sâu răng gây ra (3).

Chuẩn bị: 500g rễ lá lốt

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch rễ lá lốt với nước sạch, đảm bảo loại bỏ hoàn toàn bụi đất bám trên rễ.
  • Cho lá lốt vào sắc cùng khoảng 1 lít nước sạch trong vòng 30 phút để rễ tiết ra các chất kháng khuẩn, chống viêm cần thiết.
  • Sau đó, chờ nước nguội, bạn đánh răng sạch sẽ và ngậm nước này trong vòng 5 – 10 phút. 
  • Cuối cùng, súc miệng lại một lần nữa cùng nước sạch. 

Tần suất: Thực hiện phương pháp này đều đặn 2 – 3 lần/ngày trong vài tuần liên tiếp. Bạn sẽ thấy những cơn nhức răng xuất hiện thưa dần và không còn đau đớn nữa.

Lưu ý:

  • Rửa sạch rễ cây lá lốt trước khi sử dụng để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất.
  • Không nuốt nước sắc rễ lá lốt sẽ gây ra tác dụng phụ.
  • Phương pháp này chỉ nên dùng hỗ trợ, vẫn cần duy trì việc đánh răng và chăm sóc răng miệng hàng ngày.

3. Ưu và nhược điểm của việc dùng lá lốt trị sâu răng

Khi sử dụng lá lốt để trị sâu răng sẽ có những ưu và nhược điểm sau đây:

3.1. Ưu điểm

  • Dễ tìm, chi phí thấp: Lá lốt là loại cây dễ trồng và phổ biến ở nhiều nơi, vì vậy rất dễ tìm và chi phí để mua cũng rất rẻ.
  • Thành phần tự nhiên, an toàn: Lá lốt là nguyên liệu tự nhiên, ít gây kích ứng da hoặc niêm mạc miệng.
  • Giảm đau tạm thời: Các thành phần trong lá lốt có tác dụng giảm đau, kháng viêm, giúp làm dịu các cơn đau nhức do sâu răng gây ra.
  • Tiện lợi: Bạn có thể dễ dàng thực hiện các phương pháp điều trị bằng lá lốt tại nhà mà không cần đến nha sĩ.
Ưu điểm khi dùng lá lốt trị sâu răng tại nhà

Ưu điểm khi dùng lá lốt trị sâu răng tại nhà

3.2. Nhược điểm

  • Không điều trị tận gốc: Lá lốt chỉ giúp giảm các triệu chứng của sâu răng chứ không thể loại bỏ nguyên nhân gốc rễ khiến răng bị sâu (3).
  • Hiệu quả hạn chế: Hiệu quả của việc sử dụng lá lốt còn phụ thuộc vào mức độ sâu răng và cơ địa của mỗi người. Đối với các trường hợp sâu răng nặng, lá lốt không mang lại hiệu quả đáng kể.
  • Đòi hỏi sự kiên trì: Để đạt được hiệu quả nhất định, bạn cần kiên trì thực hiện các phương pháp điều trị bằng lá lốt trong thời gian dài.
  • Có thể gây kích ứng: Mặc dù hiếm gặp, nhưng một số người có thể bị dị ứng hoặc kích ứng với lá lốt.
  • Không phù hợp với tất cả mọi người: Việc sử dụng lá lốt không phù hợp với những người có vết thương hở trong miệng hoặc đang mang thai.

4. Các phương pháp dân gian khác

Ngoài áp dụng cách chữa sâu răng bằng bằng lá lốt tại nhà, chúng tôi sẽ gợi ý các phương pháp khác cho bạn tham khảo lựa chọn như lá bàng, tỏi, gừng…

4.1. Sử dụng lá bàng

Nước lá bàng có tính kháng viêm, sát khuẩn mạnh, giúp giảm đau nhức và làm dịu các mô nướu bị viêm.

  • Cách dùng: Đun lá bàng với nước, để nguội và dùng nước này để súc miệng từ 2 – 3 lần/ngày, kiên trì thực hiện trong 3 ngày để thấy kết quả.
  • Lưu ý: Không nên lạm dụng quá 1 tuần vì lá bàng có thể làm xỉn màu răng.

4.2. Sử dụng tỏi

Tỏi chứa allicin, có khả năng kháng khuẩn mạnh, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây sâu răng và giảm viêm (4).

  • Cách dùng: Dùng tỏi tươi băm nhỏ, đắp lên vùng răng bị sâu.
  • Lưu ý: Tỏi có thể gây bỏng rát nếu tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở. Vì vậy, cần hết sức cẩn thận 

4.3. Dùng gừng

Tinh chất gừng giúp giảm đau và kháng viêm, hỗ trợ giảm bớt triệu chứng do sâu răng gây ra.

Cách dùng: Dùng gừng tươi giã nát, đắp lên vùng răng bị sâu.

Lưu ý: Gừng có thể gây kích ứng niêm mạc miệng nếu sử dụng quá nhiều.

Các nguyên liệu tự nhiên khác giúp giảm bớt triệu chứng sâu răng tại nhà

Các nguyên liệu tự nhiên khác giúp giảm bớt triệu chứng sâu răng tại nhà

4.4. Khi nào nên đi khám bác sĩ nha khoa?

Sử dụng lá lốt chỉ có khả năng giảm triệu chứng sâu răng tạm thời. Vì vậy, nếu tình trạng đau nhức không cải thiện sau 1 – 2 tuần hoặc xuất hiện thêm triệu chứng sưng tấy, sốt cao, hôi miệng, chảy mủ thì cần đến nha khoa để kiểm tra và điều trị tận gốc. Tuyệt đối không nên trì hoãn bởi việc điều trị có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm hơn.

Trên đây là 3 cách chữa sâu răng bằng lá lốt tại nhà an toàn quý vị có thể áp dụng ngay hôm nay. Trong trường hợp không hiệu quả sau 3 – 4 ngày áp dụng, cần đến ngay Nha khoa Paris để được xử lý kịp thời.

Hiển thị nguồn
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Đã kiểm duyệt nội dung

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Gọi what app WhatsApp Gọi viber Viber
Đăng ký Đăng ký
Messenger messenger Địa chỉ