06/05/2025
Tác giả: Nha khoa paris
Trồng răng giả bằng hàm tháo lắp là lựa chọn phổ biến với nhiều khách hàng, đặc biệt là người cao tuổi và những ai đang tìm kiếm giải pháp trồng răng tiết kiệm chi phí. Vậy hàm giả tháo lắp là gì? Để hiểu thêm về phương pháp trồng răng tháo lắp, hãy theo dõi bài viết dưới đây.
Trồng răng giả bằng hàm tháo lắp là phương pháp phục hình răng đã mất bằng cách sử dụng một bộ răng giả có thể tháo ra, lắp vào dễ dàng. Hàm giả tháo lắp được chỉ định cho cả trường hợp mất nhiều răng hoặc mất răng toàn hàm.
Hàm tháo lắp gồm 2 phần chính là hàm khung răng và răng giả:
– Hàm khung răng (nền hàm) làm bằng nhựa dẻo hoặc nhựa cứng và được thiết kế ôm khít cung hàm thật của người dùng, giúp nâng đỡ toàn bộ hàm giả.
– Răng giả làm từ kim loại hoặc sứ, liên kết với hàm khung răng thành một khối thống nhất để thay thế cho răng đã mất của khách hàng.
Hàm tháo lắp được chia làm 2 loại:
– Hàm tháo lắp bán phần: Dành cho người mất một hoặc vài răng.
– Hàm tháo lắp toàn phần: Sử dụng trong trường hợp khách hàng mất toàn bộ răng ở một hoặc cả hai hàm.
Trồng răng giả bằng hàm tháo lắp là gì?
Hàm tháo lắp là giải pháp thay thế răng được nhiều khách hàng lựa chọn nhờ có nhiều ưu điểm như quy trình thực hiện đơn giản, không xâm lấn, tiết kiệm chi phí, vệ sinh dễ dàng, chất liệu an toàn.
– Chi phí thấp: So với các phương pháp hiện đại như cầu răng sứ hay cấy ghép Implant, hàm tháo lắp có giá thành rẻ hơn.
– Quy trình thực hiện đơn giản, không xâm lấn: Quá trình làm hàm tháo lắp diễn ra nhanh chóng, không cần mài răng thật nên không gây tổn thương mô mềm hay cấu trúc răng tự nhiên.
– Dễ tháo lắp và vệ sinh: Người dùng có thể tháo hàm ra để làm sạch hàng ngày, giúp hạn chế tình trạng hôi miệng, viêm nướu.
– Chất liệu an toàn: Vật liệu làm hàm tháo lắp thường là nhựa dẻo hoặc hợp kim nha khoa đã qua kiểm định nên không gây kích ứng, tác dụng phụ cho cơ thể.
– Phục hình được nhiều răng trong một lần: Dù mất một vài răng hay toàn bộ răng, hàm tháo lắp vẫn có thể phục hình hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí.
– Tỉnh thẩm mỹ: Vì khung hàm và răng được thiết kế có màu sắc gần giống với hàm răng thật nên sẽ đảm bảo tính thẩm mỹ cho khách hàng.
Tuy nhiên, trồng răng bằng hàm tháo lắp tồn tại một số hạn chế dưới đây:
– Hàm giả tháo lắp chỉ chịu được lực nhai khoảng 30% – 40% so với răng thật, nên khách hàng cần hạn chế ăn các thực phẩm quá cứng hoặc quá dai.
– Hàm giả tháo lắp có tuổi thọ không cao thường chỉ duy trì từ 3-5 năm.
– Sau 1 thời gian sử dụng, hàm có thể trở nên lỏng lẻo, gây khó khăn trong ăn uống, nói chuyện.
– Do không có chân răng thay thế trong xương hàm, hàm tháo lắp không ngăn được tình trạng tiêu xương.
Nhược điểm của trồng răng giả bằng hàm tháo lắp
Quy trình trồng răng bằng hàm giả tháo lắp bao gồm 6 bước:
Bước 1: Thăm khám tổng quát
Bác sĩ kiểm tra tình trạng răng miệng, chụp X-quang đánh giá mức độ mất răng, độ bám của nướu để xem xét khách hàng có phù hợp để làm hàm tháo lắp không.
Bước 2: Lấy dấu hàm
Bác sĩ tiến hành lấy dấu răng bằng vật liệu chuyên dụng để tạo mẫu mô phỏng khoang miệng.
Bước 3: Chế tác hàm giả
Từ mẫu lấy dấu, kỹ thuật viên nha khoa sẽ tạo hàm giả phù hợp với tình trạng mất răng.
Bước 4: Thử và hiệu chỉnh hàm giả
Bác sĩ tiến hành thử hàm để kiểm tra độ vừa vặn, khả năng bám dính, sự ổn định khi nói chuyện hoặc ăn nhai. Nếu chưa tương thích, nha sĩ sẽ điều chỉnh lại hàm giả để khớp với cung hàm thật.
Bước 5: Hướng dẫn sử dụng
Sau khi chắc chắn hàm giả đã đáp ứng được tình trạng và nhu cầu của khách hàng, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách đeo, tháo, vệ sinh và bảo quản đúng cách.
Bước 6: Tái khám định kỳ
Khách hàng cần tái khám định kỳ để kiểm tra độ khít của nền hàm, tình trạng nướu và điều chỉnh lại nếu hàm có dấu hiệu lỏng, đau hay viêm nướu
Trồng răng giả bằng hàm tháo lắp có 6 bước quan trọng
Hiện nay, trồng răng bằng hàm giả tháo lắp thường được các nha sĩ chỉ định trong các trường hợp sau đây:
– Khách hàng bị mất từ 3 răng trở lên.
– Người cao tuổi, xương hàm yếu
– Phục hình trong trường hợp mất nhiều răng xen kẽ.
– Người muốn phục hình nhiều răng cùng lúc với chi phí tiết kiệm
– Người đang trong quá trình chờ đợi lắp răng sứ hoặc làm cầu răng bằng Implant.
Trồng răng giả bằng hàm tháo lắp phù hợp với người cao tuổi xương hàm yếu
Chi phí làm răng hàm giả tháo lắp khoảng 800.000 VNĐ/răng và dao động từ 2.500.000 – 80.000.000 VNĐ/hàm tùy vào số lượng răng đã mất, chất liệu răng và khung hàm mà khách hàng lựa chọn.
Dưới đây là bảng giá hàm tháo lắp:
Dịch vụ | Đơn vị | Chi phí (VNĐ) |
Răng sứ (tháo lắp) | Răng | 800.000 |
Hàm giả tháo lắp bằng nhựa dẻo (Chưa có răng) – Thay nền hàm (1 hàm) | Gói | 2.500.000 |
Hàm giả tháo lắp bán phần bằng nhựa mềm Biosoft (Chưa có răng) (1 hàm) | Gói | 2.500.000 |
Hàm giả tháo lắp cả hàm trên và dưới (2 hàm) | Gói | 21.000.000 |
Hàm tháo lắp sứ công nghệ mới sườn PEKKTON phủ sứ NANO có hệ thống kết nối trên Implant (1 hàm) | Gói | 82.250.000 |
Hàm tháo lắp sứ thế hệ mới Ceramco kết nối trên Implant (1 hàm) | Gói | 58.750.000 |
Hàm tháo lắp nhựa siêu nhẹ Mỹ, có hệ thống kết nối trên implant (1 hàm) | Gói | 23.500.000 |
Hy vọng qua những chia sẻ trên, bạn đã hiểu rõ hơn về phương pháp trồng răng bằng hàm tháo lắp. Tuy nhiên, để biết chính xác bản thân có thể sử dụng hàm giả tháo lắp không, bạn nên đến trực tiếp nha khoa để được bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể.
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×