Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn Pháp đầu tiên tại Việt Nam
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Đặt lịch hẹn

Tổng hợp những cách trị ê buốt răng an toàn và hiệu quả

Ê buốt răng là tình trạng không ít người gặp phải, thường xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như vệ sinh răng miệng sai cách, tổn thương răng, chế độ ăn uống, mài răng… Tình trạng trên không được xử lý sớm sẽ khiến cho răng ngày càng trở nên nhạy cảm, thậm chí mất răng vĩnh viễn. Bạn có thể khắc phục ngay tại nhà bằng nguyên liệu tự nhiên hoặc các sản phẩm trị ê buốt răng. Tuy nhiên, biện pháp nhanh chóng và an toàn nhất là tới nha khoa để bác sĩ thăm khám.

1. Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng răng ê buốt

Bác sĩ Phạm Thị Hạnh tại Nha Khoa Paris chi nhánh Hải Phòng cho biết, nguyên nhân chính gây nên tình trạng răng ê buốt là do tổn thương cấu trúc răng. Mặc dù được đánh giá khá cao về độ cứng chắc nhưng răng vẫn rất dễ bị nứt, vỡ nếu như phải chịu lực tác động mạnh. Răng sứt, mẻ sẽ làm lộ lớp ngà răng bên trong ra ngoài. Những ống ngà là bộ phận rất dễ bị kích thích và gây đau buốt răng.

Bên cạnh đó, tình trạng răng ê buốt còn có thể xảy ra do những nguyên nhân dưới đây:

Vệ sinh răng miệng sai cách: Răng miệng không được vệ sinh sạch sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại tích tụ. Dần dần chúng sẽ gây ảnh hưởng xấu tới răng, nướu. Bên cạnh đó, việc chải răng quá mạnh hoặc chải theo chiều ngang cũng có thể khiến cho men răng bị tổn thương và gây ê buốt.

Chế độ ăn uống: Việc thường xuyên sử dụng những loại thực phẩm có tính axit cao như trái cây họ cam quýt, thịt đỏ… cũng khiến cho men răng nhanh chóng bị bào mòn và làm mất khoáng chất của răng. Khi đó, răng chắc chắn sẽ trở nên nhạy cảm hơn.

Các bệnh lý răng miệng: Ê buốt răng là một trong những dấu hiệu của những bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu… Đặc biệt là khi phần nướu ở xung quanh chân răng bị tụt xuống. Sau một thời gian, chân răng dần bị bào mòn, gây ra những kích thích cho hệ thống dây thần kinh và khiến răng ê buốt.

Nghiến răng: Những người nghiến răng khi ngủ thường có khả năng cao bị ê buốt răng. Bởi khi đó, mặt nhai của hai hàm răng sẽ ma sát với nhau. Dần dần, răng bị bào mòn và làm tổn thương cấu trúc răng.

Mài răng: Thủ thuật mài răng thường được bác sĩ nha khoa thực hiện khi bọc răng sứ. Mặc dù tỷ lệ mài răng đã được bác sĩ tính toán cẩn thận nhưng cũng thường gây ê buốt do xâm lấn tới cấu trúc răng thật.

Tẩy trắng răng: Răng bị ê buốt cũng là một hiện tượng mà nhiều người gặp phải sau khi tẩy trắng răng. Đó là bởi các thành phần trong thuốc tẩy trắng tác động vào men răng để loại bỏ đi những phân tử gây ố vàng.

Nguyên nhân chính gây nên tình trạng răng ê buốt là tổn thương cấu trúc răng

Nguyên nhân chính gây nên tình trạng răng ê buốt là tổn thương cấu trúc răng

2. Cách trị ê buốt răng tại nhà

Đối với trường hợp ê buốt răng ở mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng các cách sau: sử dụng kem đánh răng chuyên dụng, đánh răng đúng cách, nhai lá ổi, súc miệng nước muối loãng, dùng mật ong, nghệ, trà xanh, lá bàng non, lá ổi, lá trầu không, thuốc và nước súc miệng trị ê buốt răng.

2.1. Kem đánh răng trị ê buốt răng

Hiện trên thị trường có rất nhiều loại kem đánh răng chuyên dành cho răng bị ê buốt, Điểm chung của những loại kem đánh răng đó là trong bảng thành phần không có nhiều chất làm trắng. Ngoài ra, chúng còn chứa hàm lượng fluoride phù hợp, giúp tái khoáng men răng và làm răng thêm cứng, chắc.

Một số loại kem đánh răng cho răng bị ê buốt mà bạn có thể tham khảo là Colgate Sensitive Whitening, Sensodyne Repair & Protect, Crest Pro – Health Sensitive, Colgate Sensitive Pro-Relief… Những loại trên đang được bày bán rất nhiều ở các cửa hàng tạp hóa, siêu thị hoặc các trang thương mại điện tử. Tuy nhiên, bạn nên mua ở những đơn vị uy tín để tránh hàng giả, có chất lượng không đảm bảo.

Kem đánh răng dành cho răng ê buốt

Kem đánh răng dành cho răng ê buốt

2.2. Đánh răng đúng cách

Mỗi ngày, bạn nên chải răng bằng kem đánh răng trị ê buốt ít nhất 2 lần vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Khi đánh răng, bạn chỉ nên chải nhẹ nhàng theo chiều dọc hoặc đường tròn, không sử dụng lực quá mạnh. Sau một thời gian, tình trạng ê buốt răng sẽ dần được cải thiện.

Bạn tuyệt đối không được chải răng theo chiều ngang bởi sẽ làm mài mòn men răng. Điều đó sẽ khiến cho cơn ê buốt kéo dài dai dẳng và không có dấu hiệu thuyên giảm.

2.3. Cách giảm ê buốt răng nhanh bằng lá ổi

Lá ổi cũng là một nguyên liệu tự nhiên mà bạn có thể sử dụng để trị ê buốt răng ngay tại nhà. Trong bảng thành phần của lá ổi có chứa một hợp chất chống oxy hóa có tên gọi là Flavonoid. Đây là chất có khả năng giảm đau tự nhiên, chống viêm và ức chế vi khuẩn gây hại rất tốt. Nhờ đó, tình trạng ê buốt răng cũng nhanh chóng thuyên giảm.

Trong một nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Răng Hàm Mặt năm 2019, các nhà khoa học đã kiểm nghiệm khả năng diệt khuẩn của Flavonoid. Kết quả cho thấy, hợp chất trên có khả năng tiêu diệt tới 60% vi khuẩn gây hại trong khoang miệng.

Bạn có thể nhai lá ổi hoặc sử dụng gel bôi có tinh chất lá ổi bôi trực tiếp lên răng rồi súc miệng lại bằng nước sạch. Sau đó, bạn không được ăn uống hoặc đánh răng trong vòng 30 phút. Chỉ cần bạn kiên trì thực hiện khoảng 3 – 4 lần/ngày, tình trạng ê buốt răng sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

Riêng đối với trường hợp nhai lá ổi, bạn cần rửa lá ổi sạch sẽ và ngâm với nước muối loãng để tránh tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong và khiến cho tình trạng ê buốt răng trở nên nghiêm trọng.

Trị ê buốt răng bằng lá ổi

Trị ê buốt răng bằng lá ổi

2.4. Súc miệng nước muối loãng làm giảm ê buốt

Từ lâu, muối đã được biết đến là một nguyên liệu có công dụng làm sạch vi khuẩn trên bề mặt răng, nướu và giảm hiện tượng đau buốt răng hiệu quả. Hơn nữa, các khoáng chất ở trong muối còn giúp làm dịu những mô nướu đang bị tổn thương và loại bỏ mùi khó chịu ở khoang miệng.

Bạn nên sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày sau khi chải răng. Mỗi lần, bạn ngậm và súc miệng trong vòng 30 – 60 giây. Bạn có thể tự pha nước muối tại nhà nhưng không nên pha quá mặn. Bởi nước muối có nồng độ cao sẽ gây kích ứng niêm mạc miệng và làm cho tình trạng ê buốt răng thêm nghiêm trọng.

2.5. Biện pháp trị ê buốt răng dân gian bằng mật ong

Ngoài công dụng làm đẹp và là nguyên liệu chế biến thực phẩm, mật ong còn được nhiều người sử dụng để cải thiện tình trạng ê buốt răng ngay tại nhà. Bởi mật ong có đặc tính sát khuẩn mạnh, làm dịu các mô mềm đang bị viêm và giảm hiện tượng ê buốt răng.

Không chỉ vậy, với một nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào, mật ong còn giúp bảo vệ men răng và nâng cao sức khỏe răng miệng.

Cách thực hiện:

Bước 1: Cho một thìa mật ong nguyên chất vào trong ly nước ấm và khuấy đều cho đến khi mật ong tan hết.

Bước 2: Súc miệng bằng nước mật ong trong khoảng 2 – 3 phút.

Bước 3: Súc miệng với nước ấm để loại bỏ cặn mật ong trong miệng.

Mỗi ngày, bạn nên súc miệng bằng dung dịch mật ong pha nước ấm khoảng 1 – 2 lần trong ngày. Chỉ cần bạn kiên trì áp dụng, tình trạng răng bị ê buốt sẽ nhanh chóng được giảm bớt.

Trị răng ê buốt bằng mật ong

Trị răng ê buốt bằng mật ong

2.6. Chữa buốt răng tại nhà bằng nghệ

Với hoạt chất curcumin, củ nghệ có tác dụng bảo vệ men răng, nướu khỏi sự tấn công của những loại vi khuẩn gây hại trong khoang miệng. Không chỉ vậy, nghệ còn có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, kiểm soát mảng bám và giúp phòng tránh các bệnh lý như: sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu…

Để khắc phục tình trạng răng bị ê buốt, bạn hãy trộn bột nghệ với nước rồi xoa vào vùng nướu quanh răng ê buốt từ 1 đến 2 phút. Sau đó, bạn cần súc miệng bằng nước sạch.

Ngoài cách trên, bạn cũng có thể trộn hỗn hợp bột nghệ, cà phê, dầu mù tại và muối rồi thoa đều lên vùng răng, nướu bị ê buốt khoảng 2 lần/ngày. Sau đó, bạn cũng nên súc miệng bằng nước sạch để loại bỏ các cặn nghệ, cà phê… ra khỏi khoang miệng.

2.7. Dùng trà xanh trị ê buốt răng

Trà xanh là một nguyên liệu tự nhiên chứa hàm lượng EGCG lactic và fluor dồi dào. Chúng không chỉ có khả năng kháng khuẩn mạnh mà còn giúp củng cố men răng. Nhờ vậy, những cơn ê buốt răng cũng dần được thuyên giảm.

Trước tiên, bạn cần chuẩn bị một vài lá trà xanh và đem đi rửa sạch. Sau đó, bạn nhai lá trà xanh trong khoảng 5 phút rồi súc miệng lại bằng nước để ngăn ngừa vi khuẩn và giảm buốt răng. Mỗi ngày, bạn nên thực hiện theo cách trên khoảng 2 – 3 lần nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất.

Trà xanh có đặc tính kháng khuẩn mạnh

Trà xanh có đặc tính kháng khuẩn mạnh

2.8. Chữa ê buốt răng tại nhà bằng lá bàng non

Bên cạnh những biện pháp mà chúng tôi kể đến ở trong phần trên, bạn cũng có thể sử dụng lá bàng non để trị răng ê buốt tại nhà. Trong lá bàng non chứa rất nhiều thành phần có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn như: Flavonoid, Saponin, Tercatin…

Chúng giúp ngăn chặn các bệnh lý liên quan đến răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu… Những bệnh lý trên cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng đau, buốt răng.

Cách thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị một vài lá bàng non không bị sâu bệnh và đem đi rửa sạch.

Bước 2: Ngâm lá bàng non trong nước muối khoảng 15 phút rồi vớt ra rổ cho ráo nước.

Bước 3: Xay nhuyễn lá bàng non với muối rồi hòa với 1 ly nước ấm.

Bước 4: Sử dụng nước lá bàng non súc miệng khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày để giảm ê buốt răng. Mỗi lần, bạn súc miệng khoảng 1 – 2 phút.

2.9. Chữa răng ê buốt tại nhà bằng lá trầu không

Sử dụng lá trầu không cũng là một mẹo chữa ê buốt răng tại nhà được khá nhiều người áp dụng. Trong lá trầu không chứa nhiều muối khoáng, protein, chất xơ, carbohydrate, kẽm, canxi… Ngoài ra, cứ khoảng 100g lá trầu thì sẽ chứa tới 2,4% tinh dầu có tác dụng chống viêm và ức chế sự hoạt động của rất nhiều loại vi khuẩn gây hại, trong đó có vi khuẩn gây sâu răng Streptococcus Mutans.

Cách thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị 10 lá trầu không tươi và 1 bát nước sạch.

Bước 2: Rửa sạch lá trầu không và cắt nhỏ.

Bước 3: Đun sôi lá trầu không với nước trong khoảng 15 – 10 phút.

Bước 4: Lọc lấy nước để súc miệng 2 – 3 lần hàng ngày.

Bước 5: Súc miệng lại bằng nước để làm sạch khoang miệng.

Với phương pháp trên, bạn nên áp dụng khoảng 7 – 10 ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Lá trầu không có thể ức chế vi khuẩn gây hại

Lá trầu không có thể ức chế vi khuẩn gây hại

2.10. Dùng thuốc trị ê buốt răng

Theo chia sẻ của các bác sĩ trong lĩnh vực răng hàm mặt, hiện không có loại thuốc đặc trị ê buốt răng qua đường uống. Chúng chỉ có công dụng giảm tình trạng buốt răng. Dưới đây là một vài loại thuốc giảm buốt răng mà bạn có thể tham khảo:

Gel fluor: Đây là một sản phẩm có công dụng giảm ê buốt răng tạm thời bằng cách bôi trực tiếp lên vùng răng bị ê buốt. Một số loại gel chống ê buốt răng được nhiều người sử dụng là Sensikin, Emoform, Enamel Pro Varnish…

Paracetamol: Thuốc có công dụng làm dịu những cơn ê buốt răng ở mức độ từ nhẹ đến vừa. Paracetamol được bào chế ở các dạng như viên nén, bột, siro…

Nhóm thuốc kháng sinh và aspirin: Nhóm thuốc trên gồm có tetra, amoxicillin… Chúng giúp giảm đau nhức và ê buốt răng hiệu quả hơn Paracetamol.

Penicillin: Đây là loại thuốc kháng sinh thường được sử dụng để trị ê buốt răng do nhiễm trùng răng miệng.

Trước khi sử dụng những loại thuốc trên, bạn cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ nha khoa. Bạn không nên tự ý uống thuốc bởi có thể khiến cho tình trạng buốt răng thêm nghiêm trọng và gây hại tới sức khỏe răng miệng.

2.11. Dùng nước súc miệng chống ê buốt răng

Ngoài cách sử dụng nguyên liệu tự nhiên hay thuốc, bạn có thể dùng nước súc miệng để trị ê buốt răng tại nhà. Một số loại nước súc miệng đang được sử dụng phổ biến gồm có:

Nước súc miệng SensiKin: Với thành phần chính là Potassium Nitrate 5%, nước súc miệng SensiKin cắt đứt dẫn truyền tín hiệu lên dây thần kinh, giúp làm giảm cảm giác ê buốt răng hiệu quả. Ngoài ra, nước súc miệng còn có chứa Fluoride, giúp tái khoáng hóa men răng và lấp đầy những vết nứt li ti trên bề mặt răng. Sản phẩm thường được bác sĩ chỉ định dùng cho người lớn hoặc trẻ em từ 12 tuổi trở lên.

Nước súc miệng Foramen Sensitive: Bảng thành phần của nước súc miệng Foramen Sensitive có chứa chlorhexidine digluconate, giúp chống viêm và kháng khuẩn hiệu quả. Sản phẩm không chứa cồn, lành tính và có mùi hương dịu nhẹ nên phù hợp với cả trẻ em từ 12 tuổi trở lên và phụ nữ mang thai.

Nước súc miệng Lacalut Sensitive: Đây là dòng nước súc miệng cao cấp có xuất xứ từ Đức. Thành phần của sản phẩm gồm có: Amine Fluoride, Sodium Fluoride, Chlorhexidine Digluconate… Chúng giúp mô nướu thêm chắc khỏe, hạn chế sự phát triển quá mức của vi khuẩn gây hại và giảm ê buốt răng.

Nước súc miệng Dentiplus Whitening & Anti-Tartar: Nước súc miệng Dentiplus chứa Fluoride với nồng độ 225ppm có công dụng ngăn ngừa sâu răng và ê buốt răng. Ngoài ra, thành phần Cetylpyridinium Chloride còn loại bỏ vi khuẩn và ngăn ngừa viêm nướu. Sản phẩm có thể dùng cho người lớn và trẻ em từ 6 tuổi trở lên.

Nước súc miệng Vitis Sensitive: Dòng nước súc miệng trên được sản xuất dựa trên công nghệ tái tạo nano dental, tạo thành một lớp bảo vệ giúp tái tạo bề mặt men răng. Ngoài ra, nhờ chứa thành phần hydroxyapatite siêu phân tử, Vitis Sensitive còn bịt kín các ống ngà bị lộ và phục hồi. Do đó, tình trạng ê buốt sẽ dần giảm thiểu.

3. Cách giảm ê buốt răng sau khi tẩy trắng

Như những thông tin chúng tôi đã chia sẻ ở trong phần trên, tẩy trắng có thể làm cho răng bị ê buốt. Để cải thiện tình trạng trên, bạn có thể áp dụng những cách sau:

Tránh thức ăn và đồ uống quá nóng hay quá lạnh: Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều có thể khiến cho tình trạng ê buốt răng trở nên trầm trọng hơn. Thay vì thế, bạn nên ăn thực phẩm đã nguội để cơn ê buốt nhanh chóng giảm bớt.

Tránh thực phẩm và đồ uống có tính axit: Những thực phẩm có tính axit cao như trái cây họ cam quýt, cà chua, nước ngọt có gas… sẽ làm mất khoáng chất của răng, mòn lớp men răng và khiến cho răng trở nên nhạy cảm hơn.

Ưu tiên các thực phẩm mềm: Các món ăn mềm như sữa chua, súp, cháo… không phải sử dụng quá nhiều lực nhai nên sẽ giúp bạn giảm bớt khó chịu trong quá trình ăn nhai.

Sử dụng kem đánh răng chống ê buốt: Sau khi tẩy trắng răng, bạn có thể dùng kem đánh răng chống ê buốt như Sensodyne, Emoform F, Crest pro, Colgate sensitive… Hầu hết các sản phẩm trên đều có chứa thành phần giúp khôi phục men răng khá tốt và giảm ê buốt răng.

Đánh răng nhẹ nhàng: Sau khi làm trắng răng, bạn chỉ nên đánh răng nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm để tránh tình trạng răng, nướu bị kích ứng thêm.

Dùng sản phẩm chăm sóc răng miệng có chứa florua: Đây là một hợp chất giúp tăng cường men răng và làm chậm quá trình sản xuất axit của vi khuẩn gây hại. Một số sản phẩm mà bạn có thể tham khảo là: kem đánh răng The Real Red Anti-Cavity, kem đánh răng Sensodyne, nước súc miệng Orthokin…

Dùng ống hút khi uống nước: Nước tiếp xúc trực tiếp với răng vừa tẩy trắng cũng có thể gây ra khó chịu. Do đó, bạn nên sử dụng ống hút để ngăn không cho nước tiếp xúc trực tiếp với răng.

Thực phẩm mềm giúp giảm khó chịu sau khi tẩy trắng răng

Thực phẩm mềm giúp giảm khó chịu sau khi tẩy trắng răng

4. Cách giảm ê buốt sau khi mài răng

Để giảm thiểu cảm giác ê buốt sau khi mài răng, bạn có thể dùng nước muối súc miệng 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần khoảng 30 – 60 giây. Bạn nên dùng nước muối natri clorid 0,9 %. Việc sử dụng nước muối có nồng độ quá cao có thể khiến cho tình trạng ê buốt thêm nghiêm trọng.

Bạn có thể tự pha nước muối ấm để súc miệng theo tỷ lệ 250ml nước trắng và 1 thìa muối. Chỉ cần bạn kiên trì súc miệng nước muối nhiều lần trong ngày, tình trạng ê buốt sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng những cách sau:

Chườm lạnh: Bạn hãy chườm túi đá lạnh vào vùng má bên ngoài vị trí bọc răng sứ. Hơi lạnh sẽ làm tê liệt dây thần kinh, giúp cơn đau buốt nhanh chóng giảm bớt. Tuy nhiên, bạn không nên chườm trực tiếp lên răng vừa mài bởi sẽ khiến cho răng càng nhạy cảm hơn.

Gel nha khoa: Bạn có thể bôi trực tiếp gel nha khoa lên vùng răng bị ê buốt. Đây là một sản phẩm giúp giảm ê buốt sau khi làm răng khá hiệu quả.

Đeo hàm bảo vệ: Nếu như bạn có thói quen nghiến răng khi ngủ thì nên sử dụng hàm bảo vệ. Hàm sẽ giúp ngăn chặn hai hàm răng tiếp xúc trực tiếp với nhau và giảm thiểu tác động lực tới răng bị mài.

5. Cách trị răng ê buốt tại nha khoa

Muốn tình trạng ê buốt răng nhanh chóng thuyên giảm, bạn nên tới cơ sở nha khoa uy tín để bác sĩ kiểm tra răng miệng và xác định chính xác nguyên nhân gây buốt răng. Dựa vào đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị tối ưu.

Dưới đây là một số biện pháp trị răng bị ê buốt đang được áp dụng tại nha khoa:

Tái khoáng: Phương pháp tái khoáng thường được áp dụng đối với trường hợp răng chỉ bị hư tổn nhẹ. Các bác sĩ sẽ dùng một dung dịch gồm có các chất calcium, fluoride, phosphate trám lên răng để che lấy những vùng răng bị tổn thương và ngăn chặn vi khuẩn tiếp tục xâm nhập vào bên trong.

Trám răng: Nếu như răng bị ê buốt do bệnh lý sâu răng, các bác sĩ sẽ làm sạch lỗ sâu và hàn bằng những vật liệu chuyên dụng để bổ sung vào phần mô răng bị khuyết thiếu.

Bọc sứ: Đối với trường hợp ê buốt do răng bị nứt, mẻ, bác sĩ sẽ tiến hành bọc răng sứ để bảo vệ mô răng thật bên trong, khôi phục tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của răng.

Điều trị triệt để bệnh lý: Nếu nguyên nhân gây ê buốt răng là do các bệnh lý như viêm nướu, viêm nha chu… các bác sĩ sẽ xây dựng phương án điều trị bệnh triệt để. Khi bệnh đã được chữa trị, tình trạng ê buốt răng cũng sẽ dần biến mất.

Phương pháp tái khoáng răng

Phương pháp tái khoáng răng

6. Biện pháp phòng tránh hiện tượng răng ê buốt

Để ngăn ngừa hiện tượng ê buốt răng, bạn cần lưu ý một vài điều sau đây:

Hạn chế ăn những chải răng sau khi ăn khoảng 30 phút để giảm thiểu những tác hại của axit lên răng.

Duy trì thói quen chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày bằng kem đánh răng chuyên dụng và bàn chải lông mềm. Bạn chỉ nên chải theo chiều dọc hoặc đường tròn để tránh gây hại tới men răng.

Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng mỗi ngày để làm sạch răng miệng.

Đeo máng bảo vệ răng nếu như có thói quen nghiến răng lúc ngủ. Máng bảo vệ sẽ giúp giảm thiểu sự cọ xát giữa hai hàm răng.

Thăm khám răng miệng định kỳ 6 tháng 1 lần để bác sĩ làm sạch cao răng và kiểm tra sức khỏe răng, nướu.

Nhìn chung, những biện pháp tại nhà chỉ có công dụng làm giảm tình trạng ê buốt răng chứ không thể điều trị dứt điểm, đặc biệt là đối với trường hợp răng bị tổn thương. Bạn vẫn nên tới gặp bác sĩ để được tư vấn giải pháp trị răng ê buốt tốt nhất.

NHA KHOA PARIS - HỆ THỐNG CHUỖI NHA KHOA TIÊU CHUẨN PHÁP
Cơ sở 1: 12 Thái Thịnh, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Cơ sở 2: 110-112 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Cơ sở 3: 386 Tô Hiệu, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng
Cơ sở 4: Shop House 6-7, KĐT Times Garden, Lê Thánh Tông, Bạch Đằng, TP Hạ Long
Cơ sở 5: 143 Nguyễn Văn Cừ, Thành phố Vinh
Cơ sở 6: 261-263 đường Hoàng Diệu, Phường Nam Dương, Q. Hải Châu, Đà Nẵng
Cơ sở 7: 87 Nguyễn Thái Học, Phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ sở 8: 84A Bà Huyện Thanh Quan, Phường 9, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ sở 9: 97 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
Cơ sở 10: 688A Đường Cách Mạng Tháng 8, phường Chánh Nghĩa, TP. Thủ Dầu Một
Cơ sở 11: 519-521 Ngô Gia Tự, phường Tiền An, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
Cơ sở 12: Số 103 đường Nguyễn Trãi, Phường Ba Đình, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Cơ sở 13: 26 Lê Thánh Tông, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm

Đã kiểm duyệt nội dung

Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề răng ê buốt
Gọi what app Whatspp Gọi viber Viber
Đăng ký Đăng ký
Messenger messenger << Địa chỉ