Chăm sóc sau nhổ răng khôn là quá trình quan trọng để bảo vệ vết thương vùng răng miệng. Tiến sĩ Đàm Ngọc Trâm, Giáo sư Philippe Tarot – chuyên môn cấp cao tại Nha khoa Paris sẽ chia sẻ chi tiết tới bạn cách chăm sóc và vệ sinh sau nhổ răng số 8 theo chuẩn nha khoa.
Sau nhổ răng khôn, chúng ta thường gặp các tình trạng như chảy máu, nhức răng, tê bì má, môi, sưng vùng hàm má, cứng hàm,… Những biểu hiện này có thể xảy ra vào ngày đầu tiên. Sau khi loại bỏ hết chân răng khôn, mỗi người có thể mất vài ngày, lâu hơn là vài tuần để hồi phục vết thương.
Cụ thể các triệu chứng xảy ra như sau:
– Chảy máu
Máu tươi chảy ra nhiều bên trong hốc ổ răng. Nguyên nhân gây chảy máu là do khi nhổ răng, bác sĩ cần có những thao tác cắt nướu, rạch lợi khiến các mạch máu bị vỡ ra làm máu tuôn từ mô mềm ra ngoài.
Chảy máu ở vùng mới nhổ răng
– Sưng, đỏ tím vùng xương hàm, 1 bên mặt hoặc mắt
Tương tự với nguyên nhân làm chảy máu sau khi nhổ răng. Hiện tượng bầm tím, sưng tấy vùng má là do sự hoạt động gián đoạn của mạch máu, cộng thêm với các thao tác xâm lấn đến cấu trúc giải phẫu bên trong xương hàm.
Đây đều là những biểu hiện rất bình thường khi cơ thể bị va đập, trầy xước, tổn thương và hở mô mềm. Vì thế, bạn có thể yên tâm, không cần quá hoảng loạn. Chỉ với việc chăm chỉ chườm ấm, chườm lạnh, uống thuốc kháng sinh tiêu viêm là vết sưng bầm này sau khoảng 3 ngày sẽ xẹp lại.
Sưng mặt sau khi nhổ răng khôn
– Nhức vùng rạch nướu
Bất cứ thao tác nào tác động đến phần mô mềm trong cơ thể đều gây ra cảm giác đau nhức, đặc biệt là vùng răng miệng. Với tiểu phẫu nhổ răng khôn, biểu hiện thường gặp là nhức, đau ở miệng vết thương trên nướu.
Nguyên nhân chính gây đau nhức là do nướu bị rạch ra, mạch máu vỡ, dây thần kinh răng bị nhổ lên theo răng.
Nướu đau nhức do bị rạch để nhổ răng
– Tê bì, mất cảm giác một số bộ phận trên gương mặt
Hiện tượng tê bì được bác sĩ nha khoa giải thích là do trong quá trình nhổ bỏ chân răng khôn, các dây thần kinh ở phía dưới xương ổ răng bị tác động. Bạn sẽ có thể cảm thấy tê, ê buốt vùng má, môi, góc hàm vị trí nhổ răng.
Tuy nhiên, nếu nhận thấy hiện tượng tê cứng hàm, mất cảm giác diễn ra trên 4 ngày, bạn cần liên hệ ngay với nha sĩ để được chụp chiếu lại tổ chức răng để xử lý.
Có thể xảy ra tình trạng ê, nhức xung quanh nơi nhổ răng khôn
Nha sĩ khuyến cáo khách hàng nên thực hiện theo chỉ dẫn dưới đây để giảm đau đớn và ngăn chặn chảy máu nhiều.
– Để giảm tình trạng chảy máu, sau khi nhổ răng bạn phải cắn chặt bông gạc trong miệng khoảng 30 phút. Sau đó gỡ ra đợi máu đông lại. Nếu vết nhổ răng vẫn còn rỉ máu, bạn có thể tiếp tục ngậm bông băng để thấm máu.
– Uống thuốc giảm đau theo sự kê đơn và theo hướng dẫn của nha sĩ. Có 2 loại thuốc phổ biến được đánh giá mang lại hiệu quả giảm đau tốt là paracetamol và ibuprofen. Sau khi uống, bạn sẽ thấy các cơn đau vùng miệng giảm đi rõ rệt.
– Lấy vài viên đá nhỏ cho vào túi nilon chống thấm và bọc bên ngoài bằng khăn mặt mỏng rồi chườm lên vùng sưng. Chườm lạnh giúp lưu thông các mạch máu tại vùng bị tổn thương, hồi phục lại vết hở. Nhờ đó giảm đau, ê buốt, tê bì, sưng môi má rõ rệt.
– Nhúng khăn mặt vào nước ấm khoảng 50 độ C vắt khô và chườm xung quanh vùng má bị sưng. Hơi ấm sẽ làm tan cục bầm, giãn nở mạch máu, tan việc tụ máu đông. Vùng sưng tấy ở quanh xương ổ răng sẽ giảm đi đáng kể.
– Bạn nên chườm đá vào ngày đầu nhổ răng và những ngày sau sẽ kết hợp với chườm ấm xen kẽ. Mỗi lần chườm trong 8 – 10 phút luân phiên nhau.
– Khoảng 6 đến 24h sau khi nhổ răng, bạn đã có thể súc miệng bằng nước muối để khử vi khuẩn trên miệng vết thương.
– Không cử động hàm quá mạnh hay bóc cục máu đông để tránh việc chảy máu trở lại.
Ngậm chặt bông gạc giúp cầm máu và giảm đau
Bạn có thể áp dụng một số mẹo dưới đây để cầm máu sau khi nhổ răng:
Cố định gạc cầm máu đúng vị trí
Cách thực hiện như sau:
– Chuẩn bị 1 miếng gạch sạch.
– Gấp nhỏ miếng gạc lại thành hình vuông.
– Đặt miếng gạc đã chuẩn bị vào vị trí vừa nhổ răng.
– Cắn giữ để cố định miếng gạc trong khoảng 45 – 60 phút.
Uống thuốc theo đơn của bác sĩ
Khi dùng thuốc, bạn lưu ý:
– Tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ.
– Không tự ý mua các loại thuốc bên ngoài để sử dụng.
Tránh gây tác động đến cục máu đông
Trong 24 giờ đầu tiên sau nhổ răng, bạn cần hạn chế tác động đến cục máu đông. Máu đông có vai trò quan trọng đối với việc cầm máu và hồi phục vết thương. Vì vậy bạn cần hạn chế những thói quen như:
– Súc miệng, khạc nhổ mạnh.
– Vận động mạnh.
– Ăn đồ cứng.
– Dùng ống hút.
– Dùng tay hoặc lưỡi để chạm vào vết nhổ.
– Chơi nhạc cụ như kèn hay sáo,…
Nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý
Trong quá trình ăn uống, nghỉ ngơi sau nhổ răng, bạn cần lưu ý:
– Giữ tinh thần thoải mái.
– Tránh làm việc nặng nhọc 1 – 2 ngày đầu sau khi nhổ răng.
– Kê cao đầu khi ngủ.
– Ăn thức ăn dạng lỏng, mềm như cháo, súp,…
– Nhai nhẹ nhàng và chậm rãi.
– Tránh ăn đồ cứng, dai.
– Không sử dụng rượu bia để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.
– Bổ sung dinh dưỡng bằng các loại sinh tố trái cây.
– Không hút thuốc trong ít nhất là 48 giờ sau khi nhổ răng.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
– Súc miệng nhẹ nhàng với nước muối sinh lý trong 1 – 2 ngày đầu.
– Đánh răng bằng bàn chải lông mềm, chải nhẹ nhàng và tránh chạm vào vết thương.
Thăm khám bác sĩ
Nếu những cách trên khôn cho hiệu quả, bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra và có phương án xử lý phù hợp:
– Nếu tình trạng chảy máu do bị rách nướu, vỡ ổ xương, bác sĩ sẽ tiến hành rửa sạch và khâu lại miệng vết thương.
– Nếu chảy máu do sót chân răng, tổ chức viêm, bác sĩ sẽ nạo bỏ hết những phần này, rửa sạch và cắn gạc tẩm oxy già để ngăn ngừa nhiễm trùng.
– Đối với tình trạng chảy máu do bị đứt mạch, bác sĩ sẽ tiến hành tiểu phẫu để thắt lại mạch máu đó.
Khoảng 2 ngày đầu tiên sau khi nhổ răng, bạn nên làm theo những lời khuyên sau:
– Nghỉ ngơi: Trong ngày đầu tiên, bạn cần dành thời gian nghỉ ngơi, tránh hoạt động mạnh.
– Uống thuốc giảm đau: Bạn có thể uống thuốc giảm đau theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ nha khoa.
– Chườm lạnh: Chườm lạnh lên vùng má bị sưng trong khoảng 10 – 20 phút mỗi lần để giảm đau nhức, sưng tấy.
– Không dùng ống hút: Sử dụng ống hút sẽ tạo áp lực trong miệng, làm cục máu đông bị vỡ ra gây chảy máu.
– Tránh xì mũi và hắt hơi: Những hành động này cũng có thể làm cục máu đông bị bong ra.
– Không hút thuốc: Hút thuốc sẽ khiến cho vết thương khó lành. Bạn cần bỏ thuốc lá trong suốt quá trình lành vết thương, đặc biệt là trong vài ngày đầu sau nhổ răng.
– Ăn uống cẩn thận: Bạn nên nhai ở phía không nhổ răng và tránh ăn, uống đồ quá nóng hay lạnh.
Nghỉ ngơi sau khi nhổ răng
Trong khoảng thời gian từ ngày thứ 3 – 10 sau khi nhổ răng, bạn cần thực hiện:
– Súc miệng bằng nước muối ấm: Khi cục máu đông đã ổn định, bạn nên súc miệng nhẹ nhàng bằng nước muối ấm để loại bỏ vi khuẩn và làm sạch vết thương.
– Chải răng và dùng chỉ nha khoa: Lúc này, bạn có thể chải răng và dùng chỉ nha khoa như bình thường. Nhưng cần tránh chạm vào vết nhổ. Bạn cũng có thể dùng nước súc miệng có thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
– Ăn uống đúng cách: Nên ăn các loại thức ăn mềm, dễ nuốt và không gây kích ứng cho vết nhổ. Ví dụ như sữa chua, súp, cháo, sinh tố. Bạn nên tránh các món ăn giòn, cứng, có hạt hoặc dễ mắc kẹt trong ổ răng trống.
Thời gian hồi phục sau khi nhổ răng phụ thuộc vào vị trí cũng như tình trạng của răng. Tuy nhiên, hầu hết mọi người sẽ cảm thấy đỡ đau hơn sau 3 ngày. Nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, hãy liên hệ với bác sĩ nha khoa ngay lập tức.
Đội ngũ nha sĩ tại Nha Khoa Paris sẽ giải đáp 13 câu hỏi được thắc mắc nhiều nhất khi nhổ răng số 8 sau đây.
Sau khi nhổ răng, bạn cần tránh những loại thức ăn có nhiệt độ bất thường, dễ vỡ vụn, dễ làm kẹt vào vùng răng bị trống. Cụ thể:
– Đồ ăn dai, cứng, giòn bám dính như hoa quả, xương, sườn, sụn, bánh đa, bim bim, kẹo dẻo, bỏng ngô,…
– Thức ăn từ ngũ cốc, các loại hạt như hạt dẻ, lạc, đậu, hạt điều,…
– Món ăn có nhiệt độ nóng, lạnh hoặc chua, cay như lẩu, kem, nước đá, mì cay, tương ớt, chanh, ớt,…
– Đồ ngọt, nước uống có chứa gas, cafein, phẩm màu như nước ngọt, cà phê, bia, rượu,…
– Bỏ thói quen hút thuốc lá.
– Thực phẩm giòn và dễ vỡ vụn như bánh quy, khoai tây chiên,…
Tránh ăn thực phẩm lạnh
Sau khi nhổ răng số 8 khoảng 2 – 3 ngày, các triệu chứng sưng đau, chảy máu sẽ giảm đi rõ rệt. Sau 3 – 4 tuần vết thương tại vị trí nhổ răng khôn sẽ lành lại gần như hoàn toàn. Lúc này, bạn có thể sinh hoạt, ăn uống như bình thường.
Các biểu hiện từ khi mới nhổ đến khi lành thương tại vị trí răng khôn cụ thể như sau:
– 1 tiếng sau lấy chân răng
Sau nhổ xong vài phút, thuốc tê hết công dụng. Bạn sẽ cảm thấy hơi đau, ê buốt cung hàm. Mức độ đau nhẹhay nặng còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Có người sẽ đau ê ẩm không thường xuyên nhưng kéo dài 2 – 3 tiếng, có nhiều người đau nặng nhưng chỉ đau trong vòng 1 giờ đầu tiên.
– 1 ngày đầu tiên
Máu ngừng chảy, các cục máu đông xuất hiện xung quanh vết nhổ. Nhìn có thể hơi khó chịu, hoặc thấy tanh trong miệng. Tuy nhiên điều này là diễn biến hết sức bình thường, chỉ khi hình thành máu đông thì vết nhổ răng mới có thể mau lành.
Ngày đầu tiên và ngày thứ 2 là đỉnh điểm của tình trạng sưng má. Tích cực chườm đá, chườm nóng sẽ giúp bạn mau hết sưng.
Má sưng sau nhổ răng số 8
– 3 ngày sau
Phần lớn mọi người sẽ giảm tê bì, sưng má và đau nhức sau 3 ngày kể từ khi nhổ răng khôn. Lúc này, bạn có thể ăn nhai bình thường được nhưng chỉ được dùng thức ăn mềm.
– 1 tuần sau
Sau khoảng 1 tuần, các triệu chứng không còn rõ ràng nữa. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể cảm thấy xót nhẹ vùng khâu nướu, cứng hàm. Nếu tình trạng sưng đau kéo quá 1 tuần thì rất có thể bạn đã gặp một vài biến chứng nhẹ sau nhổ chân răng khôn.
Sau 7 ngày, đi cắt chỉ (nếu là chỉ thông thường), bạn hãy thông báo với nha sĩ những biểu hiện bất thường này. Theo một số nghiên cứu, mỗi tuần các mô lợi sẽ phủ kín lỗ hổng được 1mm.
– 2 tuần – 1 tháng sau
Lúc này, hàm đã hết tê cứng, các mô ở vùng lợi đã tái tạo và lành thương nhanh. Vết nhổ đã được niêm mạc lấp kín, nướu cũng lành dần. Việc ăn uống, vệ sinh răng miệng có thể trở lại như trước khi chưa nhổ răng khôn.
Theo các bác sĩ tại Nha Khoa Paris, nhổ răng khôn sau khoảng 5 tiếng đồng hồ là đã có thể thu nạp được thức ăn mềm dễ nuốt như súp, cháo, khoai tây nghiền,… nhưng chưa thể ăn được cơm. Về chế độ ăn cụ thể, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để xem món nào được ăn và món nào không được ăn.
Sau 3 – 5 ngày, bạn có thể ăn được cơm nhão, thức ăn mềm, đồ nấu nhừ, xay nhuyễn,…
Nếu không nghe lời bác sĩ mà vội ăn cơm ngay hoặc không kiêng cữ, thức ăn cứng tác động vào vết khâu, làm vỡ máu đông tại vết nhổ, nguy cơ bị nhiễm trùng khoang miệng là rất cao.
Thực phẩm tốt số 1 nên bổ sung sau khi nhổ răng khôn:
– Chuối chín.
– Sữa chua, phô mai.
– Súp rau củ quả.
– Sinh tố hoa quả tươi.
– Hải sản không tanh như cá hồi, cua, thịt tôm.
Ăn đồ mềm để bảo vệ vết thương – Cách chăm sóc sau nhổ răng khôn
Quá trình lành thương có thể diễn ra lâu hơn nếu phần chân răng khôn và vùng đầu bị tác động nhiều. Bạn nên ghi nhớ những việc cấm kị sau:
– Không hút ống hút, hắt xì, khạc nhổ.
– Không ăn thực phẩm cứng, cần hoạt động cơ hàm mạnh như cơm, rau, đồ chiên rán xào, rán,…
– Không tham gia hoạt động thể dục, thể thao trong 1 ngày đầu sau khi nhổ răng khôn.
– Tránh xa món ăn cứng, đồ uống chứa cồn, gas.
– Không dùng thuốc chứa aspirin vì có thể làm loãng máu, chảy máu nhiều, dẫn tới khó hình thành cục máu đông.
– Chỉ chườm đá trong 1 – 2 ngày đầu, sau đó kết hợp với chườm nóng để đẩy nhanh quá trình lành thương.
– Không đưa vật nhọn, lưỡi, đũa, thìa, khăn lau, ngón tay vào vị trí vết nhổ.
– Chỉ súc miệng tốc độ nhẹ, không súc miệng quá kỹ bằng nước muối.
– Không nằm đè lên vùng má vừa nhổ răng.
Để bảo vệ vùng chân răng khôn vừa nhổ, bạn không được làm những hành động kể trên. Vì mọi hành động đều làm cho cục máu đông vỡ ra, khiến máu chảy trở lại, vết thương hở miệng. Đây là nguyên nhân chính gây ra viêm nha chu, áp xe răng, hôi miệng, sâu răng, nhiễm trùng xương ổ răng,…
Không vận động mạnh vùng cơ hàm
Nha sĩ khuyến cáo, sau khi nhổ răng, bạn nên nghỉ ngơi 1 – 2 ngày đầu. Việc nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc sẽ giúp hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Nghỉ ngơi, hạn chế vận động cũng là cách bảo vệ vùng miệng hiệu quả.
Từ ngày thứ 2 – 5 trở đi, nếu cơ thể đã khỏe lại, triệu chứng đau nhức giảm dần, bạn có thể đi làm lại. Tuy nhiên chỉ nên làm những việc không tốn quá nhiều sức. Nếu đặc thù công việc của bạn cần phải lao động nặng nhọc, bạn nên nghỉ ngơi 1 tuần rồi mới đi làm trở lại.
Sau nhổ bỏ răng khôn, bạn cần nằm ngủ, đọc sách, nghỉ ngơi, thư giãn để huyệt ổ răng mau tái tạo vết thương và cầm máu. 3 ngày đầu, bạn nên tích cực giảm sưng, giảm đau bằng cách chườm đá lạnh kết hợp với chườm khăn ấm.
Khi đã qua giai đoạn nhạy cảm, khoảng 1 tuần sau, bạn đã có thể đánh răng được. Lưu ý khi đánh răng:
– Dùng bàn chải nhỏ, lông mềm an toàn (có thể sử dụng bàn chải răng của trẻ em).
– Dùng kem đánh răng ít mùi, không có vị ngọt, the cay.
– Chải nhẹ nhàng theo chiều dọc của men răng. Chải chậm tại vị trí các răng gần răng khôn để đảm bảo lông bàn chải không đụng đến vết thương.
– Ngoài đánh răng, bạn có thể kết hợp sử dụng chỉ nha khoa luồn sâu vào kẽ răng, làm sạch chân răng một cách tốt hơn.
– Nếu thấy cục máu đông tự động bung ra, hãy chuẩn bị băng gạc sạch để ngậm lại hoặc đến cơ sở nha khoa gần nhất để được bác sĩ xử lý.
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
Sau nhổ răng khôn, bác sĩ khuyên bạn không nên tắm rửa ngay. Tốt nhất chỉ nên rửa ráy và lau người từ phần cổ trở xuống bằng nước ấm.
Lý do là bởi khi tắm bằng vòi sen hoặc dội nước thông thường, nước có thể làm ướt vùng mặt và tóc. Việc đụng chạm, kì cọ, lau khô những vùng này sẽ vô tình tác động đến vị trí nhổ răng. Nhẹ làm cho hàm đau buốt hơn, nặng làm vỡ cục máu đông, gây nhiễm trùng, sưng nề lâu ngày. Sau 3 ngày, bạn có thể tắm nhưng không nên gội đầu.
Không tắm ngay sau nhổ răng
KHÔNG SÚC MIỆNG với nước muối sau nhổ bỏ chân răng số 8. Bởi trong nước muối có chứa các thành phần có tính năng khử khuẩn cao. Chúng có thể gây tổn thương các tế bào vừa mới hình thành trên miệng vết nhổ gây chảy máu, rát nướu, lở loét vùng rạch,… ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hồi phục.
Nước muối được coi là công thức làm giảm chảy máu chân răng, loại bỏ vi khuẩn, điều trị viêm nha chu, làm răng chắc khỏe hơn. Tuy nhiên, khoảng 1 ngày sau khi nhổ răng, bạn mới được súc miệng bằng “thần dược” này. Vì khi đó các mao mạch đã lành lại và bịt kín được miệng vết thương.
Khi việc ngậm nước muối không làm ảnh hưởng đến vết nhổ, bạn cần súc miệng nhẹ nhàng theo tần suất 2 – 3 lần/ngày.
Viêm xương ổ răng là hiện tượng các cục máu đông bị vỡ ra trước khi miệng vết thương kịp lành. Nếu xảy ra, tình trạng này sẽ biểu hiện ngay trong 3 – 4 ngày đầu tiên.
Cục máu đông hiểu đơn giản là vùng máu bị đông lại theo cơ thế tự chữa lành vết thương của cơ thể con người. Máu đông này có tác dụng như một lớp màng bảo vệ ổ chân răng bên dưới và các dây thần kinh xương hàm. Tạo điều kiện để xương chân răng và mô mềm tích hợp với nhau.
Khi cục máu đông tan ra, thức ăn trong miệng sẽ lọt vào chỗ trống do răng khôn để lại. Dù cho bạn chải răng và súc miệng sạch sẽ cũng không ngăn ngừa được tình trạng này. Thức ăn đọng lại trong ổ răng, nhanh chóng tạo thành 1 ổ vi khuẩn gây ra viêm nhiễm, hôi miệng.
Ổ răng viêm nhiễm khiến cho xương và các dây thần kinh hàm mặt bị tổn thương. Không chỉ đau dây thần kinh cạnh ổ răng mà còn ảnh hưởng tới dây thần kinh dọc khuôn hàm. Bạn sẽ thấy đau dữ dội, nhức hàm không muốn cử động, đau tai, đau nửa đầu, tê nửa mặt,…
Ổ răng khô
Trước nhổ:
– Lựa chọn nơi nhổ chân răng khôn uy tín, có bác sĩ tay nghề cao.
– Ngừng hút thuốc, bia rượu.
– Thông báo cho bác sĩ về bệnh nền, các loại thuốc đang dùng.
Sau khi nhổ:
– Thực hiện theo khuyến cáo của bác sĩ Nha khoa Paris trong mục 4.4.
Bác sĩ khuyến cáo khách hàng nên uống thật nhiều nước ấm sau hoàn thành tiểu phẫu nhổ chân răng khôn. Vì sau khi xâm lấn vào chân răng, máu chảy ra nhiều, khiến cơ thể đau nhức, tinh thần lo lắng. Uống nước sẽ giúp tâm lý bình tĩnh lại, tránh tình trạng thiếu hụt nước sau tiểu phẫu. Bạn nên uống nước ép táo và nước ấm là tốt nhất.
Thông thường sau khi phẫu thuật nhổ bỏ chân răng số 8, bác sĩ sẽ khuyến cáo nên giữ môi trường trung tính trong vòm miệng và bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ. Vì vậy ngoài việc tránh dùng ống hút, uống nước nhẹ nhàng thì bạn nên bổ sung nước không pha đường, không chứa gia vị, không nóng, lạnh cay. Nước ấm khoảng dưới 50 độ C (đã được đun sôi và để nguội bớt) sẽ an toàn cho miệng sau khi nhổ răng nhất.
Uống nước ấm
Sau nhổ chân răng số 8, bạn không nên nói chuyện nhiều. Tốt nhất nên đợi sau khoảng 8 – 12 tiếng mới cử động cơ hàm dần dần.
– Khi đang ngậm miếng gạc thấm máu trong miệng, nói chuyện có thể làm gạc bung ra khỏi vị trí vết thương, máu sẽ chảy ra nhiều hơn.
– Nói chuyện làm cơ hàm phải hoạt động, bộ phận đối diện có thể chạm vào vết nhổ. Chúng sẽ làm chậm quá trình tạo ra các cục máu đông dẫn tới việc vết thương khó lành lại, thậm chí xảy ra nhiều rủi ro bất ngờ.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Đàm Ngọc Trâm khẳng định rằng việc nhổ răng khôn hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến việc trò chuyện giao tiếp hàng ngày. Chỉ là chúng ta nên tránh nói chuyện sau nửa ngày kể từ khi nhổ răng để giúp vết thương nhanh chóng bình phục nhất.
Như đã phân tích, sau 2 tuần mọi triệu chứng đau nhức ban đầu sẽ biến mất hoàn toàn. Các cục máu đông làm mô lợi liên kết với nhau, từ đó giúp lành thương nhanh chóng. Miệng xương ổ răng khi đó sẽ được bịt kín, các vết khâu, rạch lành lại.
Nếu kết thúc phẫu thuật, bác sĩ sử dụng chỉ tự tiêu để khâu nướu thì sau khoảng 2 tuần chỉ này sẽ dần tiêu biến.
Nếu bác sĩ sử dụng chỉ nha khoa thông thường thì sau khoảng 10 – 15, bạn hãy đến cơ sở nha khoa để cắt chỉ.
Lưu ý: Hầu hết những người nhổ răng sau 2 tuần là đã có thể trở lại sinh hoạt như trước. Tuy nhiên vẫn có 1 số người sau nửa tháng vẫn còn các triệu chứng như ban đầu, thậm chí là nghiêm trọng hơn. Điều này cho thấy đã có biến chứng viêm nhiễm xảy ra. Bạn cần tới gặp bác sĩ ngay để thông báo và điều trị giai đoạn sau.
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay3.799 lượt đăng ký
Vết thương lành lại sau 2 tuần nhổ răng
Sau khoảng 6 tiếng khi nhổ răng số 8 là bạn có thể ngậm được nước muối trong khoang miệng. Vì lúc này cục máu đã đông lại, nước muối sẽ không làm bong máu đông và gây xót lợi nữa.
Giáo sư Philippe Tarot – Nha Khoa Paris khuyến cáo: Sau khi nhổ răng khôn khoảng 6 tiếng, bạn có thể ngậm dung dịch nước muối. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ngậm trong miệng nhẹ nhàng rồi nhổ ra. Nên súc miệng từ 2 – 3 lần mỗi ngày sau các bữa ăn, mỗi lần ngậm trong khoảng 1 phút.
Sau khi nhổ răng, bác sĩ sẽ cho bạn ngậm bông gạc để cầm máu và giúp cục máu đông hình thành. Nếu sau khi nhổ 1 – 2 giờ mà máu vẫn chảy nhiều và không có dấu hiệu dừng lại, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ điều trị.
Từ 8 – 12 giờ sau khi thực hiện tiểu phẫu, bạn chỉ nên súc miệng nhẹ nhàng bằng dung dịch nước muối loãng. Mặc dù có thể xảy ra tình trạng đau nhức nhưng bạn cũng không được bỏ bê việc vệ sinh răng miệng. Hãy chải răng nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm, đồng thời tránh tổn thương tới vị trí lỗ nhổ răng.
Nếu muốn vệ sinh thức ăn mắc vào huyệt răng khôn, bạn hãy súc miệng bằng nước muối pha loãng. Bạn cần tránh dùng tay, tăm nhọn để gắp hay chọc trực tiếp vào lỗ nhổ răng. Nếu không thể tự xử lý, bạn cần đến ngay nha khoa để được hỗ trợ.
Vệ sinh răng miệng 2 ngày đầu
Ở thời điểm này, vết nhổ răng đã khá ổn định nên bạn có thể thoải mái khi chăm sóc và vệ sinh răng miệng hàng ngày. Bạn cần duy trì thói quen súc miệng bằng nước muối để loại bỏ vi khuẩn một cách triệt để.
Uống nhiều nước mỗi ngày để giữ cho khoang miệng luôn ẩm ướt, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng và viêm ổ răng khô.
Chải răng nhẹ nhàng với kem đánh răng như bình thường, chuyển động bàn chải nhẹ nhàng, chậm rãi theo vòng tròn. Nhổ bớt bọt để tránh gây ảnh hưởng đến quá trình đông máu. Đừng quên chải sạch vùng lưỡi để loại bỏ vi khuẩn ngăn chặn chúng xâm nhập đến vết thương, gây ra viêm nhiễm.
Có thể dùng thêm máy tăm nước để tăng hiệu quả làm sạch khoang miệng. Dùng chỉ nha khoa để có thể lấy sạch thức ăn mắc trong kẽ răng.
Đánh răng chậm rãi theo vòng tròn
Sau khi nhổ răng nếu xảy ra tình trạng sưng đau thì bạn nên chườm lạnh trong 24 giờ đầu và chườm nóng bắt đầu từ ngày thứ 2 sau khi nhổ răng.
Trong 24 giờ đầu sau nhổ răng, bạn nên chườm lạnh để giúp giảm tình trạng sưng đau. Đá lạnh có khả năng làm tê liệt các dây thần kinh tạm thời, mang lại công dụng giảm sưng và đau nhức hiệu quả. Cách thực hiện:
– Chuẩn bị khăn lông sạch và đá lạnh.
– Thấm ướt khăn bông với nước sạch, sau đó bọc khoảng 2 – 3 viên đá.
– Chườm nhẹ nhàng lên vùng má bị sưng đau trong 8 – 10 phút.
– Nên chườm từ từ vào phần má, không áp ngay khăn đá vào vùng bị đau, dần dần bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn vì tình trạng sưng, đau giảm dần.
Chườm lạnh
Ngoài chườm lạnh, bạn cũng có thể kết hợp phương pháp chườm nóng để làm giảm đau nhức do nhổ răng khôn. Lưu ý rằng, chườm nóng chỉ thực hiện từ ngày thứ 2 sau nhổ răng trở đi. Hơi nóng sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, làm tan máu tụ, giảm tình trạng sưng mặt, cơn đau nhức cũng được xoa dịu nhanh chóng. Cách thực hiện:
– Bạn cần chuẩn bị một chiếc khăn bông mềm và sạch.
– Đun sôi nước đến khoảng 70 đến 80 độ C.
– Nhúng khăn sạch vào nước nóng đã chuẩn bị, vắt khô rồi chườm lên vùng má bị sưng, đau.
– Mỗi lần chườm trong khoảng 2 – 3 phút. Thực hiện trong 10 phút bạn sẽ thấy dễ chịu hơn rất nhiều.
Chườm nóng
Trên đây là những giải đáp cụ thể của đội ngũ chuyên gia tại Nha Khoa Paris về cách chăm sóc sau nhổ răng khôn. Tuân thủ đúng những chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên môn, chắc chắn vết thương sẽ hồi phục nhanh chóng. Đến khi vết nhổ răng khôn lành lại, bạn có thể tự tin ăn nhai mọi thứ mà không lo đau, nhức răng nữa.
Báo Thanh Niên: “Làm gì để cầm máu, giảm đau sau nhổ răng khôn?”
Nhà thuốc Long Châu: “Hướng dẫn chăm sóc lỗ sau khi nhổ răng khôn nhanh lành”
Suckhoe123: “Chăm sóc sau khi nhổ răng khôn như thế nào”
Healthline: “Wisdom Teeth Recovery: What to Expect After Surgery”
Nhổ răng khôn mặt nhỏ lại, má hóp tuy không phải ai cũng gặp nhưng hoàn toàn có thể xảy ra. Nguyên nhân thường đến từ chế độ ăn uống,
Vi khuẩn tấn công, sót chân răng, tay nghề bác sĩ là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhổ răng khôn bị sốt, một tình trạng phổ
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Lê Quốc Huy – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia trồng răng Implant,
Nhổ bỏ răng vĩnh viễn thường được bác sĩ chỉ định trong trường hợp răng bị sâu, viêm tủy, viêm nha chu… quá nghiêm trọng và không
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Lê Quốc Huy – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia trồng răng Implant,
Giá nhổ răng khôn bảo hiểm y tế là một vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm. Theo quy định của Luật Bảo Hiểm y tế, nhổ răng khôn
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×