Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Viêm họng do liên cầu khuẩn: Triệu chứng và cách điều trị

Viêm họng do liên cầu khuẩn là bệnh lý rất dễ xảy ra khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Bệnh không chỉ gây ra tình trạng đau nhức, sốt, phát ban… mà còn có nguy cơ lây nhiễm rất cao. Đồng thời, bệnh còn có thể ảnh hưởng xấu tới các bộ phận khác như thận, amidan, van tim… Do đó, bạn không nên chủ quan khi nhiễm bệnh.

1. Tìm hiểu viêm họng do liên cầu khuẩn

Viêm họng liên cầu khuẩn là một bệnh lý nhiễm trùng ở cổ họng do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A (Streptococcus Pyogenes) gây ra. Bệnh lý trên có thể xảy ra ở mọi đối tượng nhưng phổ biến nhất là trẻ em từ 5 – 15 tuổi.

Trên thực tế, vi khuẩn Streptococcus Pyogenes vẫn thường trú ngụ ở họng nhưng không gây bệnh. Tuy nhiên, nếu cơ thể suy yếu, hệ miễn dịch suy giảm, vi khuẩn sẽ tiết ra độc tố, tấn công niêm mạc họng và gây viêm nhiễm. So với trường hợp tác nhân gây bệnh là loại virus hoặc vi khuẩn khác, bệnh viêm họng liên cầu khuẩn thường nghiêm trọng và kéo dài hơn nên bạn tuyệt đối không được chủ quan.

Bệnh viêm họng liên cầu khuẩn

Bệnh viêm họng liên cầu khuẩn

2. Những triệu chứng viêm họng liên cầu khuẩn

Bệnh viêm họng liên cầu khuẩn có những triệu chứng điển hình như sau:

– Đau rát ở vùng cổ họng, gây ra nhiều khó khăn khi nuốt.

– Sốt trên 38 độ.

– Ho từng cơn.

– Đau nhức đầu.

– Nổi phát ban ở da.

– Buồn nôn.

– Ăn không ngon miệng.

– Xuất hiện những mảng trắng ở trong cổ họng.

– Có những chấm đỏ rải rác ở vòm miệng.

– Sưng hạch bạch huyết kèm cảm giác đau nhức.

– Trẻ có thể bị đau bụng, đau dạ dày.

– Sưng amidan.

Thời gian ủ bệnh của viêm họng liên cầu khuẩn là từ 2 – 5 ngày. Sau khoảng thời gian trên, các triệu chứng của bệnh mới xuất hiện. Ở trẻ em, các triệu chứng của bệnh thường nghiêm trọng hơn so với người lớn do sức đề kháng còn yếu.

3. Hình ảnh viêm họng liên cầu khuẩn thực tế

Sau đây là hình ảnh thực tế của những trường hợp bị nhiễm bệnh viêm họng liên cầu khuẩn:

Chấm đỏ rải rác ở miệng khi bị viêm họng liên cầu

Chấm đỏ rải rác ở miệng khi bị viêm họng liên cầu

Họng bị viêm do liên cầu khuẩn

Họng bị viêm do liên cầu khuẩn

Họng sưng tấy

Họng sưng tấy

4. Viêm họng liên cầu khuẩn có gây nguy hiểm không

Bệnh lý viêm họng liên cầu khuẩn nếu không được điều trị sớm và đúng cách sẽ gây ra nhiều nguy hiểm đối với sức khỏe. Bởi vi khuẩn Streptococcus Pyogenes sẽ tiếp tục phát triển, khiến cho tình trạng viêm nhiễm càng nghiêm trọng và lây lan sang những bộ phận khác. Khi đó, bạn sẽ phải đối mặt với những biến chứng như nhiễm trùng ở amidan, tai, máu, viêm thận, sốt thấp khớp và ảnh hưởng đến hoạt động của tim.

Cụ thể như sau:

– Nhiễm trùng ở amidan, tai, máu: Vi khuẩn Streptococcus Pyogenes sẽ dễ dàng xâm nhập vào amidan và gây viêm. Chưa kể, chúng còn có thể di chuyển lên tai thông qua liên kết giữa ống tai và họng. Từ đó gây ra tình trạng nhiễm trùng tai kèm nhiều triệu chứng như sưng đỏ trong tai, chảy mủ tai… Thậm chí, vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu thông qua những vết viêm nhiễm, gây nhiễm trùng máu và nguy hiểm tới tính mạng.

– Viêm thận: Khi bạn mắc bệnh viêm họng liên cầu khuẩn, cơ thể sẽ tự động sản sinh ra những kháng thể để chống lại kháng nguyên của vi khuẩn gây hại. Khi đó, phức hợp kháng khuyên, kháng thể trong máu sẽ lắng đọng tại cầu thận và gây viêm.

– Sốt thấp khớp: Trong trường hợp bệnh viêm họng liên cầu khuẩn không được điều trị, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ phải hoạt động liên tục để chống chọi với các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, chúng cũng có thể tấn công các mô khỏe mạnh trong cơ thể là gây ra bệnh lý sốt thấp khớp.

– Ảnh hưởng đến hoạt động của tim: Sau khi xâm nhập vào trong niêm mạc họng, vi khuẩn Streptococcus Pyogenes sẽ đi theo đường máu, tiếp tục di chuyển đến tim và gây tổn thương cho van tim. Tình trạng trên kéo dài có thể gây hở van tim, suy tim và nguy hiểm tới tính mạng.

5. Viêm họng liên cầu khuẩn có dễ lây nhiễm không

Vi khuẩn Streptococcus Pyogenes có thể dễ dàng lây lan từ người này sang người khác qua hệ hô hấp khi tiếp xúc với dịch mũi, họng của người bệnh. Bởi loại vi khuẩn trên tồn tại rất nhiều trong nước bọt, đờm và cả dịch mũi. Nếu như bạn tiếp xúc với chất dịch hắt hơi, ho, chạm vào đồ vật có dính vi khuẩn gây bệnh hoặc dùng chung đồ với người bị bệnh thì vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập vào niêm mạc họng và gây viêm.

Thời điểm lý tưởng để bệnh viêm họng liên cầu khuẩn dễ bị lây nhiễm nhất là khi các triệu chứng đã trở nặng. Tuy nhiên, thời gian lây nhiễm vẫn có thể kéo tới 3 tuần nên bạn tuyệt đối không được chủ quan trong việc phòng ngừa.

Viêm họng liên cầu có thể bị lây nhiễm khi tiếp xúc gần

Viêm họng liên cầu có thể bị lây nhiễm khi tiếp xúc gần

6. Phác đồ điều trị viêm họng do liên cầu khuẩn nhóm A

Phương pháp điều trị bệnh lý viêm họng liên cầu khuẩn là sử dụng thuốc kết hợp với chăm sóc cẩn thận tại nhà.

6.1. Sử dụng thuốc

Những loại thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn là: Penicillin, Amoxicillin, Clindamycin và Paracetamol.

– Penicillin: Thuốc kháng sinh Penicillin được sử dụng để giảm thời gian lây bệnh và điều trị tình trạng nhiễm trùng. Bởi thuốc có công dụng ức chế tổng hợp vách tế bào của vi khuẩn, từ đó loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể. Liều dùng là người lớn và trẻ em trên 12 tuổi uống 250 – 500 mg/lần, cách nhau 6 – 8 giờ. Trẻ dưới 12 tuổi uống 25 – 50 mg/kg/ngày, chia ra thành 3 – 4 lần;

– Amoxicillin: Công dụng của thuốc Amoxicillin tương tự như Penicillin. Tuy nhiên, thuốc thường được bác sĩ sử dụng cho trẻ em nhiều hơn do mùi vị dễ uống. Liều dùng là 125 – 250mg/lần, mỗi lần cách 8 giờ.

– Clindamycin: Thuốc Clindamycin được sử dụng đối với những trường hợp dị ứng với nhóm thuốc Penicillin. Thuốc có khả năng ức chế sự tổng hợp protein của vi khuẩn, giúp giảm viêm hiệu quả. Người lớn uống liều 150 – 300mg, 6 giờ một lần. Liều uống đối với trẻ em là uống 3 – 6 mg/kg, 6 giờ một lần.

– Paracetamol: Thuốc Paracetamol có công dụng giảm sốt do viêm họng liên cầu khuẩn. Thuốc không có chứa hoạt tính kháng viêm nên có độ an toàn cao. Người lớn có thể uống 1 – 2 viên 500mg/liều, trẻ em uống 10-15mg/kg, cách 4 – 6 giờ.

6.2. Kết hợp chăm sóc tại nhà

Để bệnh viêm họng liên cầu khuẩn nhanh khỏi, bạn cần kết hợp uống thuốc với chăm sóc cẩn thận tại nhà. Cụ thể, bạn nên:

– Nghỉ ngơi điều độ, ngủ sớm, ngủ đủ giấc để cơ thể có đủ sức chống lại các tác nhân gây viêm nhiễm.

– Uống nhiều nước để giữ họng đủ ẩm, giúp giảm cảm giác đau rát.

– Ăn những thực phẩm mềm, lỏng để tránh tác động mạnh vào cổ họng khi nhai, nuốt.

– Ưu tiên những thực phẩm giàu dưỡng chất trong thực đơn ăn uống hàng ngày để nâng cao hệ miễn dịch.

– Hạn chế thực phẩm cay, nóng hoặc có tính axit cao như chanh, dưa muối… vì sẽ khiến cho viêm nhiễm càng nghiêm trọng.

– Súc họng 2 – 3 lần/ngày bằng nước muối sinh lý 0,9% để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.

– Tránh sử dụng những đồ có chứa chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá… vì chúng sẽ gây kích ứng cổ họng.

Người bị viêm họng nên ăn thực phẩm mềm

Người bị viêm họng nên ăn thực phẩm mềm

7. Biện pháp phòng ngừa viêm họng liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A

Để phòng ngừa bệnh lý viêm họng liên cầu khuẩn, bạn cần lưu ý vài vấn đề dưới đây:

– Rửa tay thật sạch bằng dung dịch sát khuẩn hàng ngày.

– Đeo khẩu khi tiếp xúc với những người đang mắc bệnh hoặc ở khu vực đông người.

– Tuyệt đối không sử dụng chung những loại đồ vật như cốc, bát, ống hút, bàn chải đánh răng…

– Vệ sinh đồ chơi cho trẻ nhỏ thường xuyên.

– Cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể bằng việc ăn uống khoa học, ngủ đủ giấc, tập thể dục hàng ngày…

– Không hút thuốc lá và tránh tiếp xúc trực tiếp với khói thuốc.

Như vậy, bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn hoàn toàn có thể khỏi nếu như bạn chữa trị và chăm sóc đúng cách. Do đó, ngay khi có dấu hiệu của bệnh lý, bạn nên nhanh chóng tới gặp bác sĩ để được điều trị theo phương pháp tốt nhất. Trong trường hợp bạn chủ quan, không chữa sớm, bệnh lý sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe.

Hiển thị nguồn

Hello Bacsi: “Viêm họng do liên cầu khuẩn có nguy hiểm không, điều trị thế nào?”
Cleveland Clinic: “Strep Throat: Symptoms, Causes, Diagnosis & Treatment”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề bệnh về họng
Bệnh viêm amidan mãn tính có gây ung thư không

Bệnh viêm amidan mãn tính có gây ung thư không

Viêm amidan mãn tính có gây ung thư không là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm. Đây là tình trạng amidan bị viêm nhiễm kéo dài. Bệnh

Trẻ bị viêm họng có tự khỏi không, Cách chăm sóc trẻ tại nhà

Trẻ bị viêm họng có tự khỏi không, Cách chăm sóc trẻ tại nhà

Trẻ bị viêm họng có tự khỏi được không là vấn đề được nhiều cha mẹ quan tâm do bệnh lý trên xảy ra rất phổ biến. Về cơ bản, bệnh lý có

Viêm họng có hạt trắng nguyên nhân do đâu

Viêm họng có hạt trắng nguyên nhân do đâu

Viêm họng có hạt trắng là tình trạng viêm niêm mạc họng kèm theo các hạt trắng tại ổ viêm nhiễm. Đây là bệnh lý tiềm ẩn nhiều nguy hiểm

Viêm amidan có lây không, Biện pháp phòng ngừa

Viêm amidan có lây không, Biện pháp phòng ngừa

Bệnh viêm amidan xảy ra khi có quá nhiều sự tấn công của các tác nhân gây hại, khiến cho amidan ngày một suy yếu và dẫn đến hiện tượng

Viêm họng cấp ở trẻ em do đâu, Xem ngay cách điều trị

Viêm họng cấp ở trẻ em do đâu, Xem ngay cách điều trị

Viêm họng cấp là bệnh lý đường hô hấp phổ biến ở trẻ, bệnh nếu để lâu ngày và không điều trị dứt điểm có thể dẫn đến nhiều biến chứng

Cách chữa viêm họng cho bà bầu nhanh nhất

Cách chữa viêm họng cho bà bầu nhanh nhất

Mang thai là giai đoạn nhạy cảm nên viêm họng có thể khiến mẹ bầu khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt. Nha khoa Paris sẽ chia

Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map