Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Viêm họng hạt ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm họng hạt ở trẻ em là tình trạng viêm nhiễm ở niêm mạc họng và xảy ra rất phổ biến. Bệnh làm xuất hiện các hạt có kích thước khác nhau ở cổ họng, kèm theo cảm giác đau rát, vướng víu. Bố mẹ nên hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh để sớm có phương pháp điều trị cho trẻ.

1. Nguyên nhân gây bệnh viêm họng hạt ở trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ dễ bị tổn thương bởi những tác nhân gây hại từ môi trường do hệ miễn dịch còn yếu. Những nguyên nhân chính khiến trẻ bị viêm họng hạt như: do vi khuẩn – virus, thay đổi thời tiết, do bệnh lý, môi trường sống, vệ sinh cá nhân, cơ địa của trẻ.

1.1. Vi khuẩn, virus

Các virus, vi khuẩn, nấm thông qua hệ hô hấp và đường ăn uống có thể xâm nhập vào vùng họng của trẻ. Trong đó, vi khuẩn Streptococcus pyogenes và Streptococcus nhóm A là nguyên nhân chính gây bệnh viêm họng do nhiễm khuẩn. Chúng tấn công và làm tổn thương tới niêm mạc họng và lan ra các vùng lân cận. Lúc đó tế bào lympho T phải hoạt động quá sức, hình thành nên các hạt viêm.

1.2. Thay đổi thời tiết

Thời tiết bước vào giai đoạn chuyển mùa, nhiệt độ thấp cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng hạt. Điều này làm cho hệ miễn dịch nhạy cảm của bé không còn đủ sức chống lại các dị nguyên trong môi trường. Sức đề kháng bị suy giảm khiến các bé dễ bị nhiễm bệnh.

viêm họng hạt ở trẻ em

Thay đổi thời tiết khiến trẻ bị viêm họng hạt

1.3. Do bệnh lý

Trẻ em mắc một số bệnh lý liên quan sẽ dễ mắc viêm họng hạt hơn. Các bệnh thường gặp là:

– Viêm xoang, viêm mũi: Dịch tiết từ đường hô hấp chứa vi khuẩn ở đường xoang và hốc mũi chảy xuống thành họng. Điều này khiến thành niêm mạc mất đi lớp nhầy bao quanh và mất khả năng làm sạch. Đây là điều kiện để virus và vi khuẩn tấn công gây bệnh

– Trào ngược dạ dày: Trẻ bị trào ngược dạ dày thường bị đẩy thức ăn lên họng khiến cho vùng họng bị tắc. Hơn nữa dịch bị đẩy lên có acid gây tổn thương niêm mạc họng. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển mạnh mẽ, gây viêm họng hạt ở trẻ

– Bệnh đường hô hấp: Viêm phế quản, viêm amidan mãn tính, viêm phổi,… cũng là những nguyên nhân gây viêm họng hạt

Các bệnh đường hô hấp cũng gây viêm họng h

Các bệnh đường hô hấp cũng gây viêm họng hạt ở trẻ em

1.4. Môi trường sống

Yếu tố môi trường sống là nguyên nhân gián tiếp khiến trẻ mắc viêm họng hạt. Nếu trẻ sinh sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, khói thuốc lá, hóa chất độc lại,… sẽ làm suy giảm sức đề kháng, khiến trẻ bị mắc bệnh.

1.5. Vệ sinh cá nhân

Trẻ vệ sinh cá nhân răng miệng không sạch sẽ hoặc dùng bàn chải không thích hợp, đánh răng sai cách cũng khiến cho niêm mạc họng bị tổn thương. Đây là môi trường thuận lợi để các tác nhân có hại tấn công vào.

1.6. Cơ địa của trẻ

Những trẻ có hệ miễn dịch kém như sinh non, suy dinh dưỡng, thiếu cân cũng dễ mắc viêm họng hạt hơn.

Ngoài ra, trẻ bị dị ứng với phấn hoa, một số loại hóa chất hoặc thực phẩm, tiếp xúc với người bệnh cũng là nguyên nhân gây viêm họng.

2. Dấu hiệu viêm họng hạt ở trẻ

Viêm họng hạt ở trẻ có triệu chứng tương tự như ở người lớn. Do đó, bố mẹ có thể sớm phát hiện được bệnh qua các dấu hiệu cơ bản sau:

– Có các hạt li ti trong họng: Viêm họng hạt có biểu hiện đặc trưng nhất là trong vòm họng xuất hiện những hạt li ti có nhiều kích thước khác nhau

– Ngứa cổ họng: Các hạt trong vùng họng gây kích thích niêm mạc, gây ngứa cổ họng. Trẻ cảm thấy rát, khô cổ và thường xuyên khát nước

– Nuốt vướng: Do các hạt gây cản trở quá trình nuốt nên trẻ cảm thấy nuốt vướng, thậm chí bị đau cổ họng khi nuốt. Do khó ăn nhai, nhiều trẻ bị sụt cân và suy nhược cơ thể

– Phù nề ở niêm mạc họng: Cổ họng bị phù nề và sưng đỏ, thậm chí có các mạch máu nhỏ ở vòm họng

– Ho có đờm hoặc ho khan: Ngứa rát khó chịu bên trong họng khiến cho trẻ ho khan hoặc ho có đờm, song song đó là bị thay đổi giọng nói

– Sốt: Sốt nhẹ hoặc sốt cao, người ớn lạnh, trẻ có thể gặp tình trạng sốt cao co giật, chóng mặt,…

– Amidan sưng to: Một số trường hợp hạch amidan bị sưng to, có mủ quanh amidan hoặc chấm xuất huyết quanh thành họng

– Các dấu hiệu khác: Sưng hạch góc hàm, ho ra máu, đau từ miệng lên mang tai hoặc hắt hơi sổ mũi,… cũng có thể xuất hiện khi bị viêm họng hạt

Dấu hiệu viêm họng hạt ở trẻ

Dấu hiệu viêm họng hạt ở trẻ em

3. Viêm họng hạt ở trẻ nhỏ lây lan như thế nào

Viêm họng hạt ở trẻ là bệnh lý đường hô hấp rất dễ lây lan qua các giọt bắn trong không khí. Vi khuẩn có thể lây lan bằng qua đường sau:

– Khi người bị bệnh hắt hơi hoặc ho, các giọt li ti sẽ bám trên đồ chơi, tay nắm cửa hoặc những vật dùng chung khác

– Trẻ tiếp xúc gần với người bị bệnh, hoặc dùng chung đồ bị vi khuẩn bám lên. Sau khi tiếp xúc từ 2 – 5 ngày, các triệu chứng mới xuất hiện

4. Viêm họng hạt ở trẻ có gây nguy hiểm không

Viêm họng hạt ở trẻ là bệnh lý khá nguy hiểm, gây đau và khó chịu ở họng, có thể sốt cao và phát ban. Bệnh nếu không được điều trị đúng cách có thể gây biến chứng, thậm chí gây ung thư vòm họng.

Hơn nữa, trẻ cũng có nguy cơ đối mặt với bệnh viêm tai giữa, viêm mũi, viêm xoang. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và các cơ quan hô hấp còn gây viêm thanh quản, viêm phổi, viêm khớp. Nếu để lâu, các tổn thương còn lan rộng ra các cơ quan khác dẫn đến viêm màng tim hoặc viêm cầu thận ở trẻ.

Chính vì mức độ nguy hiểm này của bệnh mà bố mẹ không nên chủ quan trong việc điều trị cho trẻ. Bệnh cần sớm được phát hiện và có phương án can thiệp kịp thời.

5. Khi trẻ bị viêm họng hạt phải làm sao

Không giống như viêm họng thông thường có thể tự khỏi, bệnh viêm họng hạt sẽ khó điều trị hơn. Bởi đây là tình trạng viêm họng mãn tính quá phát. Trẻ bị viêm họng hạt có thể điều trị bằng 3 cách sau: dùng thuốc tây, bài thuốc dân gian hoặc thủ thuật xâm lấn.

5.1. Dùng thuốc Tây

Thuốc Tây y tập trung kiểm soát và cải thiện triệu chứng của bệnh viêm họng hạt ở trẻ. Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định điều trị gồm:

– Thuốc kháng sinh: Penicillin, Amoxicillin, Erythromycin, Cefixim,… chỉ định điều trị viêm họng hạt do vi khuẩn

– Thuốc giảm đau, hạ sốt: Paracetamol dùng với liều 10 – 15mg/kg cân nặng, không quá 60 mg/kg trong 24 giờ. Với trẻ em trên 6 tuổi có thể dùng Ibuprofen. Tuyệt đối không sử dụng Aspirin để giảm đau, hạ sốt cho trẻ dưới 18 tuổi

– Thuốc giảm ho: trẻ bị ho nhiều dẫn đến kiệt sức thường dùng Dextromethorphan

– Thuốc long đờm: các thuốc thường được dùng như Bisolvon, N-acetylcystein,…

– Thuốc chống viêm: các loại phổ biến như Methylprednisolon, Prednisolon, Dexamethason, Alphachymotrypsin,…

– Thuốc trị viêm loét, trào ngược dạ dày: phổ biến là Lansoprazole, Esomeprazole, Rabeprazole, Misoprostol,…

5.2. Bài thuốc dân gian

Một số phương pháp dân gian với thành phần thiên nhiên, an toàn có thể mang lại hiệu quả trong điều trị viêm họng hạt ở trẻ như:

– Sử dụng bột nghệ:

Bột nghệ có tác dụng giảm đau, tiêu sưng và làm lành tổn thương niêm mạc, an toàn khi dùng để điều trị viêm họng hạt ở trẻ. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ lấy một thìa bột nghệ hòa với 50ml nước ấm rồi cho trẻ uống 2 – 3 lần/tuần.

– Nước vo gạo và rau diếp cá:

Bài thuốc kết hợp giữa nước vo gạo và rau diếp cá gạo mang lại hiệu quả tích cực trong việc trị viêm họng hạt ở trẻ. Bạn cần xay nhuyễn lá rau diếp cá, lọc lấy nước rồi đun sôi với nước vo gạo và cho trẻ uống 2 lần mỗi ngày. Duy trì trong 1 – 2 tuần các triệu chứng sẽ nhanh chóng tiêu biến.

– Dùng nước chanh mật ong:

Mật ong và chanh và mật ong đều là những nguyên liệu quen thuộc có công dụng tiêu viêm và kháng khuẩn rất hiệu quả. Cho trẻ em uống nước chanh với mật ong không chỉ giúp mát họng, thông mũi, tiêu đờm mà còn tăng cường sức đề kháng, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa.

– Lá tía tô:

Chữa viêm họng hạt cho trẻ bằng lá tía tô là phương pháp đơn giản, hiệu quả và an toàn. Bố mẹ cần lấy khoảng 10 lá tía tô rửa sạch, nghiền lấy nước cốt thêm rồi 1 thìa đường phèn, khuấy đều, cho trẻ uống từ từ.

Chữa viêm họng hạt cho trẻ bằng lá tía tô

Chữa viêm họng hạt cho trẻ bằng lá tía tô

5.3. Thủ thuật xâm lấn

Thủ thuật xâm lấn sẽ được thực hiện khi các phương pháp điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả. Một số thủ thuật có thể được cân nhắc khi điều trị bệnh cho trẻ gồm:

– Đốt hạt họng bằng nitơ lỏng

– Đốt bằng laser

– Đốt điện

– Cắt amidan và VA

– Nội soi cắt bỏ hạt

Thủ thuật xâm lấn điều trị viêm họng hạt tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro đến sức khỏe của trẻ. Do đó, bố mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện. Sau khi thực hiện các thủ thuật, cần chăm sóc trẻ đúng cách để nhanh chóng phục hồi, tránh những di chứng về sau.

6. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị viêm họng hạt

Tình trạng viêm họng cũng sẽ được cải thiện khi có chế độ ăn uống phù hợp để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Trẻ bị viêm họng hạt nên dùng các loại thức ăn mềm, ấm, dễ nuốt. Dưới đây là một số loại thực phẩm mà bố mẹ có thể tham khảo:

– Thực phẩm chứa Vitamin C, A, E: Các thực phẩm giàu vitamin A, E và C sẽ giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể

– Thực phẩm chứa Protein: thực phẩm như trứng, sữa, cá hồi,… đều có nguồn dinh dưỡng dồi dào giúp cải thiện hệ miễn dịch cho trẻ và loại bỏ những tác nhân gây hại

– Thức ăn giàu kẽm: các thực phẩm như ngao, củ cải trắng, sò, nấm, súp lơ, rau chân vịt,… góp phần quan trọng trong việc phát triển của tế bào miễn dịch

– Thực phẩm kháng viêm: bạc hà, tỏi, mật ong, hành, gừng, hẹ,… giúp cải thiện tình trạng viêm họng và ức chế vi khuẩn

Ngoài ra để giúp cải thiện tình trạng bệnh, trẻ cần tránh xa các loại thực phẩm sau:

– Thức ăn khô cứng như bánh mì, các loại hạt, lương khô,… có thể gây ho và khó chịu cho cổ họng

– Thức ăn nóng, cay hoặc chua không chỉ ảnh hưởng đến niêm mạc họng mà còn gây hại cho đường tiêu hóa

– Đồ ăn có nhiều dầu mỡ sẽ khiến viêm họng nghiêm trọng hơn

– Các loại thực phẩm có arginine như lúa mì, hạnh nhân, socola, bơ đậu phộng,… sẽ khiến virus và vi khuẩn phát triển mạnh mẽ hơn

– Các loại nước uống có ga, các chất kích thích không chỉ làm tăng thân nhiệt, mất nước mà còn kích thích niêm mạc cổ họng

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị viêm họng hạt

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị viêm họng hạt

7. Cách phòng ngừa bệnh viêm họng hạt ở trẻ nhỏ

Dựa vào những nguyên nhân gây viêm họng hạt, bố mẹ có thể giảm nguy cơ trẻ bị viêm họng hạt bằng cách:

– Giữ ấm cho trẻ nhất là vào thời điểm giao mùa, thời tiết lạnh với đầy đủ áo, mũ, tất, khăn,… và lưu ý phần tai – mũi – họng

– Khi trẻ có dấu hiệu ban đầu của viêm họng, bố mẹ cần phải đưa trẻ đi khám và điều trị ngay, tránh chuyển sang viêm họng mãn tính

– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng thường xuyên 2 lần/ngày và cho trẻ súc miệng với nước muối

– Hạn chế cho trẻ tiếp xúc khói thuốc lá, ổ dịch viêm họng hay môi trường ô nhiễm, khói bụi

– Rửa tay bằng xà phòng, hoặc dung dịch rửa tay chuyên dụng thường xuyên và đúng cách

– Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài đặc biệt là khi tiếp xúc gần người bị sốt, ho, sổ mũi, hắt hơi

– Tránh dùng chung cốc, khăn, bát, đĩa, thìa,… với người khác

Bài viết trên đã chia sẻ đến bạn những triệu chứng, nguyên nhân và biện pháp điều trị viêm họng hạt ở trẻ em. Hy vọng các bậc phụ huynh đã có thêm thông tin hữu ích để bảo vệ con mình mỗi ngày. Bạn đừng quên kiểm tra tình hình phát triển và cho trẻ đi khám định kỳ hằng năm.

Hiển thị nguồn

Sở Y tế Thái Nguyên: “Viêm Họng Hạt Ở Trẻ Em: Triệu Chứng Nhận Biết và Điều Trị”

YouMed: “Viêm họng hạt ở trẻ em: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị”

Nhà thuốc Long Châu: “Một số thông tin về viêm họng hạt ở trẻ em cha mẹ cần biết”

National Institutes of Health: “Diagnosis and Treatment of Pharyngitis in Children”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề bệnh về họng
Viêm họng hạt có lây không? Con đường nào lây bệnh

Viêm họng hạt có lây không? Con đường nào lây bệnh

Bệnh viêm họng hạt là bệnh lý thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ, nhất là khi thay đổi thời tiết hoặc chuyển lạnh. Viêm họng cần được

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền
Bệnh viêm amidan mãn tính có gây ung thư không

Bệnh viêm amidan mãn tính có gây ung thư không

Viêm amidan mãn tính có gây ung thư không là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm. Đây là tình trạng amidan bị viêm nhiễm kéo dài. Bệnh

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thanh Huyền
Trẻ bị viêm họng nhưng không ho: Nguyên nhân và cách chữa trị

Trẻ bị viêm họng nhưng không ho: Nguyên nhân và cách chữa trị

Trẻ bị viêm họng nhưng không ho là tình trạng rất phổ biến, có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, rất nhiều cha mẹ

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Những triệu chứng viêm họng mãn tính bạn không nên xem thường

Những triệu chứng viêm họng mãn tính bạn không nên xem thường

Viêm họng mạn tính là bệnh lý dai dẳng, gây khó chịu, mệt mỏi và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Việc nhận biết sớm các triệu chứng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Viêm họng hạt có mủ: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Viêm họng hạt có mủ: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Viêm họng hạt có mủ là dạng viêm họng ở cấp độ nặng. Khi bị viêm họng có mủ thường xuất hiện một số triệu chứng như đau họng âm ỉ, ho

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Viêm họng cấp ở trẻ em do đâu, Xem ngay cách điều trị

Viêm họng cấp ở trẻ em do đâu, Xem ngay cách điều trị

Viêm họng cấp là bệnh lý đường hô hấp phổ biến ở trẻ, bệnh nếu để lâu ngày và không điều trị dứt điểm có thể dẫn đến nhiều biến chứng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh