Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Bị nứt răng hàm: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Hiện tượng bị nứt răng hàm thường xảy ra do ăn thực phẩm cứng, chấn thương, thay đổi nhiệt độ đột ngột trong khoang miệng, lão hóa hoặc thói quen xấu. Để khắc phục, bạn có thể áp dụng phương pháp hàn trám hoặc bọc sứ tại nha khoa. Tuy nhiên, nếu như răng bị nứt nghiêm trọng, nứt chân răng thì các bác sĩ nha khoa thường đề xuất phương án nhổ bỏ răng vĩnh viễn.

1. Các trường hợp bị nứt răng hàm

Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Huyền tại Nha Khoa Paris Nghệ An cho biết, nứt răng được chia ra thành nhiều trường hợp khác nhau. Cụ thể như sau:

Răng hàm bị nứt dọc: Có một đường nứt xuất hiện trên bề mặt của răng kéo dài xuống đến đường viền nướu hoặc bên trong chân răng. Trong đó, trường hợp các vết nứt chưa vượt qua đường viền lợi có thể dễ dàng được phục hồi. Tuy nhiên, nếu như không xử lý sớm, vết nứt sẽ ngày một nghiêm trọng và khiến cho răng hàm bị tách đôi.

Răng hàm bị nứt ngang: Đây là trường hợp có một đường nứt ngang qua răng. Vết nứt trên răng chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong và gây đau nhức dữ dội.

Răng có vết nứt nhẹ: Các vết nứt trên bề mặt răng không sâu, chỉ tạo thành đường xước nhỏ. Chúng thường không gây đau nhức cũng không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe răng miệng.

Chân răng bị nứt ngang: Chân răng xuất hiện vết nứt ngang hoặc dọc. Đây là tình trạng khá nghiêm trọng, không thể thấy được bằng mắt thường mà phải tiến hành chụp X-quang răng.

Hiện tượng bị nứt răng hàm

Hiện tượng bị nứt răng hàm

2. Dấu hiệu nhận biết răng bị nứt

Bạn có thể nhận biết tình trạng nứt răng hàm, bạn có thể dựa trên những dấu hiệu sau:

Chỉ có thể ăn nhai ở một bên do đau nhức và khó chịu khi nhai ở bên hàm có răng bị nứt.

Răng nhạy cảm, ê buốt nếu ăn những thực phẩm nóng, lạnh, ngọt hoặc chua.

Hiện tượng đau nhức xảy ra theo cơn chứ không xuất hiện liên tục.

Trên thân răng có những vết nứt ngang hoặc dọc.

Một phần mô nướu ở xung quanh chân răng bị sưng tấy và đau.

Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp nứt răng hàm đều có những triệu chứng trên. Giải pháp tốt nhất là bạn nên tới nha khoa. Các bác sĩ sẽ kiểm tra, chụp X-quang và xác định chính xác tình trạng của răng.

3. Bị nứt răng hàm do đâu

Nứt răng hàm có thể xảy ra do như thói quen ăn những thực phẩm cứng, rắn như đá lạnh, các loại hạt, kẹo cứng… Ngoài ra, chấn thương, thay đổi nhiệt độ đột ngột trong khoang miệng, lão hóa hoặc thói quen xấu cũng là nguyên nhân gây nên hiện tượng trên.

3.1. Ăn nhai đồ cứng

Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Y khoa Quốc tế của Nhật Bản vào năm 2016 đã thực hiện khảo sát trên 2749 người. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, gần 30% trường hợp bị nứt răng là do thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm cứng.

Trong quá trình ăn nhai các loại thực phẩm cứng, rắn, răng và hàm đều phải sử dụng lực nhai mạnh để nghiền nát thức ăn trước khi đi xuống hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, chính những áp lực khi nhai khiến cho răng trở nên yếu và nhạy cảm hơn. Thậm chí, sau một khoảng thời gian, trên bề mặt thân răng còn có thể xuất hiện những vết nứt kèm theo hiện tượng đau nhức dai dẳng.

Nhai đồ cứng có thể khiến cho răng bị nứt

Nhai đồ cứng có thể khiến cho răng bị nứt

3.2. Chấn thương

Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Y học vào năm 2018 đã thực hiện trên 120 người. Kết quả cho thấy, có đến 63% trường hợp nứt răng liên quan đến chấn thương.

Chính vì vậy, chấn thương cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến cho nhiều người bị nứt răng hàm. Điển hình như những va chạm do tai nạn giao thông, chơi thể thao, ngã, tai nạn nghề nghiệp…

3.3. Thay đổi nhiệt độ đột ngột trong miệng

Nứt răng cũng có thể xảy ra do sự thay đổi nhiệt độ đột ngột trong khoang miệng. Ví dụ như bạn đang ăn một thực phẩm rất nóng rồi lại uống ngay nước lạnh để hạ nhiệt. Nhiệt độ thay đổi trong khoảng thời gian ngắn sẽ khiến cho các tế bào ở trong răng bị co lại hoặc mở rộng nhanh chóng. Đây chính là nguyên nhân gây ra những vết nứt ở thân răng hoặc dưới chân răng.

3.4. Tuổi tác

Trên thực tế, tuổi càng cao thì sức khỏe răng miệng càng suy yếu. Lớp men cứng ở bề mặt răng cũng bị mài mòn đi đáng kể. Đây chính là điều kiện thuận lợi để phát triển các vấn đề về răng miệng, trong đó có nứt răng hàm. Những lực tác động trong quá trình ăn nhai có thể dễ dàng khiến cho răng bị nứt, thậm chí lung lay.

3.5. Thói quen xấu

Thói quen nghiến răng khi ngủ cũng có thể là một nguyên nhân gây nên tình trạng nứt răng. Đây là hội chứng rối loạn vận động trong giấc ngủ, khiến cho hai hàm răng siết chặt vào nhau và phát ra âm thanh. Hiện tượng trên diễn ra trong khoảng thời gian dài sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới cấu trúc răng, điển hình là nứt, gãy thân răng.

Ngoài ra, một số thói quen xấu khác cũng có thể gây tổn thương cấu trúc răng như dùng răng mở nắp chai, nhai đầu bút… Chúng sẽ tạo áp lực lên răng và khiến cho bề mặt răng xuất hiện các vết nứt nhỏ.

Thói quen dùng răng cậy nắp chai có thể làm tổn thương cấu trúc răng

Thói quen dùng răng cậy nắp chai có thể làm tổn thương cấu trúc răng

4. Bị nứt răng hàm có nguy hiểm không

Khi các vết nứt ở răng hàm không được điều trị sớm thì chúng sẽ ngày càng lớn hơn và kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Những vết nứt trên răng sẽ giúp vi khuẩn gây hại trong khoang miệng dễ dàng xâm nhập vào sâu bên trong ngà răng, tủy răng…

Chúng có thể gây nên những bệnh lý như sâu răng, viêm tủy hay viêm cuống răng. Thậm chí, vi khuẩn còn tiếp tục tấn công vào dây thần kinh dưới chân răng. Khi đó, bạn sẽ phải chịu những cơn đau nhức dữ dội và kéo dài nhiều ngày.

Nếu như tình trạng nứt răng quá nghiêm trọng hoặc nứt ở dưới chân răng, bạn có thể còn phải nhổ bỏ răng vĩnh viễn để tránh gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe răng miệng.

5. Răng bị nứt có tự lành hay không

Theo chia sẻ của các bác sĩ trong lĩnh vực răng hàm mặt, răng là một bộ phận duy nhất  trên cơ thể con người không thể tự hồi phục sau khi đã bị tổn thương. Do đó, răng bị nứt sẽ không thể tự lành lại như lúc ban đầu mà cần có sự can thiệp của các biện pháp nha khoa.

Do đó, nếu như phát hiện răng có dấu hiệu bị nứt, bạn cần nhanh chóng tới cơ sở nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám và xử lý theo giải pháp tốt nhất.

6. Bị nứt răng hàm phải làm sao

Nứt răng có thể được khắc phục bằng phương pháp trám răng hoặc bọc răng sứ thẩm mỹ, tùy vào mức độ của vết nứt. Riêng đối với trường hợp nứt răng nghiêm trọng hoặc nứt chân răng phía dưới, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ.

6.1. Hàn trám răng

Nếu như vết nứt răng chỉ nhỏ, không sâu thì bác sĩ sẽ tiến hành hàn trám để khôi phục hình dáng của răng và ngăn chặn vi khuẩn gây hại tấn công vào sâu bên trong.

Những vật liệu nha khoa nhân tạo thường được bác sĩ sử dụng để lấp đầy mô răng bị khuyết thiếu là Composite, GIC… Chúng đã được kiểm định về mức độ lành tính nên hoàn toàn không gây kích ứng hay ảnh hưởng xấu tới sức khỏe răng, nướu trong suốt thời gian sử dụng.

Quá trình trám răng sẽ kéo dài từ 20 – 30 phút. Thông thường, miếng trám chỉ có tuổi thọ dao động trong khoảng 3 – 5 năm, tùy thuộc vào cách chăm sóc răng miệng của mỗi người.

Trám răng hàm

Trám răng hàm

6.2. Bọc răng sứ

Đây cũng là một phương pháp được nhiều người lựa chọn để khắc phục hiện tượng nứt răng. Các bác sĩ nha khoa sẽ mài bớt đi một phần thân răng với tỉ lệ phù hợp và bọc mão sứ ở bên ngoài.

So với phương pháp hàn trám răng, bọc răng sứ được đánh giá cao hơn hẳn về tính thẩm mỹ. Răng sứ có hình dáng, màu sắc và đường vân răng giống với răng thật tới 99%. Vì vậy, mọi người xung quanh rất khó có thể phát hiện bạn đã làm răng giả ngay cả khi quan sát ở khoảng cách gần.

Hầu hết các dòng răng sứ trên thị trường đều có khả năng chịu lực tương đối tốt. Do đó, sau khi bọc sứ, bạn không cần phải kiêng khem quá nhiều.

Đặc biệt, răng sứ có tuổi thọ khá cao. Nếu như bạn lựa chọn những dòng răng toàn sứ cao cấp và chăm sóc răng miệng cẩn thận thì hoàn toàn có thể sử dụng răng tới 15 – 20 năm.

6.3. Nhổ răng vĩnh viễn

Nếu như răng sứ đã bị nứt quá nghiêm trọng, gây đau nhức dữ dội hoặc nứt chân răng, không thể khắc phục bằng các phương pháp nha khoa thông thường thì bác sĩ thường chỉ định nhổ bỏ răng vĩnh viễn. Điều đó sẽ tránh ảnh hưởng xấu tới những chiếc răng khác ở vị trí lân cận.

Sau khi nhổ bỏ răng, bạn cần trồng răng giả thay thế bằng một trong ba phương pháp hàm giả tháo lắp, bắc cầu răng sứ và cấy ghép răng Implant. Trong đó, trồng răng Implant là giải pháp duy nhất có thể ngăn chặn tiêu xương.

7. Biện pháp phòng tránh nứt răng hàm

Để phòng tránh tình trạng nứt răng hàm, bạn nên lưu ý một vài vấn đề dưới đây:

Bỏ những thói quen xấu như dùng răng mở nắp chai, thường xuyên ăn nhai đồ cứng…

Đeo máng chống nghiến nếu như có thói quen nghiến răng khi ngủ.

Tránh ăn những thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh bởi chúng có thể làm tổn thương men răng.

Không nên chỉ nhai ở một bên hàm vì sẽ khiến cho răng yếu đi nhanh chóng và dễ bị nứt, vỡ hơn.

Vệ sinh răng miệng 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa fluoride. Khi đánh răng, bạn chỉ nên sử dụng một lực nhẹ nhàng để tránh gây ảnh hưởng xấu tới men răng.

Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng chuyên dụng để loại bỏ vi khuẩn gây hại và giữ cho răng, nướu luôn chắc khỏe.

Tới cơ sở nha khoa thăm khám định kỳ khoảng 6 tháng 1 lần để bác sĩ kiểm tra sức khỏe răng miệng.

Bạn nên sử dụng máng chống nghiến nếu như có thói quen nghiến răng khi ngủ

Bạn nên sử dụng máng chống nghiến nếu như có thói quen nghiến răng khi ngủ

Nhìn chung, bị nứt răng hàm không phải là hiện tượng hiếm gặp. Nếu như được phát hiện sớm, răng nứt hoàn toàn có thể được khắc phục bằng phương pháp trám răng hoặc bọc sứ. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn những đơn vị nha khoa uy tín để đạt được hiệu quả đúng như mong muốn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Bị nứt răng hàm
Gãy răng hàm có sao không, 3 biện pháp khắc phục

Gãy răng hàm có sao không, 3 biện pháp khắc phục

Răng hàm có thể bị gãy do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được rõ gãy răng hàm có sao không cũng

Ngày 15/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Nứt răng có đau không? Những hậu quả khi bị nứt răng

Nứt răng có đau không? Những hậu quả khi bị nứt răng

Răng bị nứt lớn sẽ gây ra những cơn đau dữ dội, kéo dài và cản trở đến sinh hoạt thường nhật. Còn nếu như răng chỉ bị nứt nhẹ thì vẫn

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Bị nứt răng khi mang thai: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Bị nứt răng khi mang thai: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Bị nứt răng khi mang thai thường là do sự thay đổi về hormone, sâu răng, chế độ ăn uống nhiều đường, thiếu canxi… Tình trạng trên sẽ

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map