31/05/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Mài kẽ răng có gây ảnh hưởng không, có khiến răng yếu đi hay không là vấn đề khiến nhiều người thắc mắc. Kỹ thuật này được chỉ định trong một số trường hợp cần tạo khoảng trống khi niềng răng và không làm ảnh hưởng tới răng miệng. Theo dõi bài viết sau đây có câu trả lời chi tiết nhất.
Mài kẽ răng không hề gây ảnh hưởng tới răng miệng cũng như sức khỏe. Mài kẽ răng thực chất chỉ mài đi một lượng men răng rất nhỏ ở hai bên rìa. Kỹ thuật này không xâm lấn đến phần ngà răng và tủy răng bên trong nên sẽ không gây ra ảnh hưởng gì tới sức khỏe.
Tuy nhiên, bất cứ kỹ thuật nào cũng có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không được thực hiện đúng cách. Việc mài răng sai kỹ thuật có thể dẫn đến những hậu quả như xâm lấn đến tủy, đau nhức, ảnh hưởng đến ăn nhai.
– Tổn thương răng:
Mài răng quá nhiều sẽ tổn thương, xâm lấn đến vùng tủy răng và gây ra nhiều biến chứng như viêm tủy, viêm lợi, đau nhức,…
– Đau nhức, khó chịu:
Mài răng quá sâu một khi tác động đến tủy răng sẽ khiến bạn cảm thấy đau nhức, ê buốt kéo dài kể cả khi không bị kích thích.
– Kích ứng niêm mạc miệng:
Mài kẽ răng không cẩn thận có thể gây chảy máu, kích ứng niêm mạc miệng, dẫn tới viêm nhiễm, đau rát.
– Ăn nhai không thoải mái:
Mài răng sai cách khiến răng đau nhức sẽ gây nhiều khó khăn trong việc ăn uống hàng ngày. Cảm giác ê buốt sẽ khiến bạn ăn uống không ngon miệng.
Mài kẽ răng là kỹ thuật thường được dùng trong quá trình chỉnh nha. Tuy nhiên, không phải ai niềng răng cũng cần phải mài kẽ. Kỹ thuật này chỉ được áp dụng với những trường hợp răng sai lệch nhẹ, kích thước răng không đều, răng cửa hình tam giác, răng hô nhẹ.
– Răng sai lệch, chen chúc nhẹ:
Thông thường đối với các trường hợp răng lệch lạc, mọc chen chúc, bác sĩ sẽ chỉnh định nhổ răng để tạo khoảng trống. Tuy nhiên nếu răng chỉ bị sai lệch nhẹ, bác sĩ sẽ mài kẽ răng để có khoảng trống cho răng xoay chuyển.
– Răng có kích thước không đều:
Mài kẽ sẽ giúp thu gọn phần nào kích thước của những chiếc răng quá to, giúp chúng trông cân đối, hài hòa với các răng còn lại hơn.
– Răng cửa hình tam giác:
Những trường hợp có răng cửa hình tam giác thường tạo ra ra những khe hở mất thẩm mỹ. Sau khi mài kẽ, răng sẽ có hình dáng đúng chuẩn và tăng cường tính thẩm mỹ.
– Răng hô nhẹ:
Việc mài răng sẽ giúp thu gọn bớt phần mặt răng nhô ra bên ngoài mà không tác động quá nhiều đến răng gốc, từ đó sẽ cải thiện cấu trúc răng miệng.
Để mài kẽ răng một cách an toàn, đúng cách và không gây ảnh hưởng đến răng miệng cũng như sức khỏe, quá trình mài răng cần được đảm bảo sử dụng đúng dụng cụ, đúng kỹ thuật và chuẩn tỉ lệ.
Bác sĩ sẽ sử dụng những dụng cụ như đĩa mài kẽ hình bánh xe, lá mài kẽ hoặc mũi khoan. Tùy vào thói quen và sự thoải mái, bác sĩ sẽ lựa chọn dụng cụ thích hợp.
Tỉ lệ mài kẽ răng sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng và phác đồ điều trị cụ thể của bác sĩ . Tỉ lệ mài kẽ răng mẫu như sau:
Răng cần mài là răng cửa, răng nanh:
– Phần cổ răng: Khoảng 0.6 – 0.8mm.
– Phần thân răng: Khoảng 1 – 1.3mm.
– Phần cạnh rìa cắn: Khoảng 1.2 – 1.6mm.
Răng cần mài là răng hàm:
– Phần cổ răng: Khoảng 0.6 – 0.8mm.
– Phần thân răng: Khoảng 1.3 – 1.6mm.
– Phần cạnh rìa cắn: Khoảng 1.4 – 1.8mm
Bên cạnh việc tuân thủ tỉ lệ mài kẽ, bác sĩ cần mài cẩn thận từng răng một để đảm bảo mài đúng vị trí và đúng hình dạng. Ngoài ra, bác sĩ cần kiểm soát lực mài để tránh tổn thương đến răng và niêm mạc miệng.
Quy trình mài kẽ răng bao gồm các bước như:
Bước 1: Thăm khám tổng quát.
Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám cụ thể để xác định chính xác tình răng miệng. Sau đó chụp phim X-quang để quan sát chi tiết cấu trúc răng miệng.
Bước 2: Lên phác đồ điều trị.
Dựa vào cấu trúc và tình trạng răng miệng thực tế, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị thích hợp nhất để xác định nên mài những răng nào, tỉ lệ mài răng là bao nhiêu.
Bước 3: Vệ sinh răng miệng.
Toàn bộ khoang miệng sẽ được làm sạch trước khi tiến hành mài kẽ để tránh nhiễm khuẩn trong quá trình thực hiện.
Bước 4: Tiêm thuốc tê.
Công đoạn này sẽ giúp hạn chế đau nhức và ê buốt khi mài kẽ răng.
Bước 5: Tiến hành mãi kẽ.
Bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ nha khoa thích hợp để mài kẽ răng theo đúng phác đồ đã lên trước đó.
Bước 6: Bôi Fluor.
Việc bôi Fluor lên vị trí vừa mài răng sẽ ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ và gây ra sâu răng.
Kỹ thuật mài kẽ răng không hề gây đau hoặc khó chịu, bởi tỉ lệ mài răng đã được tính toán kỹ lưỡng để không ảnh hưởng đến tủy hay các cấu trúc khác bên trong răng. Mặc dù kỹ thuật này tác động trực tiếp lên răng nhưng thực chất lại không gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Ngoài ra, trước khi mài kẽ răng, bạn sẽ được tiêm thuốc tê nên toàn bộ quá trình sẽ diễn ra thoải mái mà không có bất kỳ đau đớn gì.
Mài kẽ răng không làm răng yếu đi nếu được thực hiện bởi chuyên gia nha khoa có kinh nghiệm và theo đúng phương pháp. Trong thực tế, mài kẽ răng có thể giúp cải thiện sức khỏe răng và nướu bằng cách loại bỏ các vết rạn nứt, bám bẩn, và tái tạo hình dáng răng để giảm nguy cơ bị sâu răng và viêm nha chu. Tuy nhiên, quá trình này cần được thực hiện cẩn thận để không gây hại cho men răng và nướu.
Việc mài kẽ răng sẽ không gây ra sâu răng bởi bề mặt men răng có độ bóng nhất định, nhờ đó hạn chế vi khuẩn và mảng bám tích tụ. Bên cạnh đó, sau khi mài kẽ có bị sâu răng không phụ thuộc rất nhiều vào chế độ vệ sinh, chăm sóc răng miệng hàng ngày của bạn. Bạn nên lưu ý vệ sinh răng miệng đúng cách, đều đặn để ngăn ngừa hình thành sâu răng cũng như các bệnh lý răng miệng khác.
Sau khi mài kẽ răng, bạn có thể sẽ cảm thấy hơi ê nhức. Hãy thực hiện theo những hướng dẫn sau đây để khắc phục tình trạng này nhé.
– Chườm lạnh quanh miệng 5 – 10 phút/lần trong ngày đầu tiên để giảm thiểu ê nhức.
– Hạn chế các loại đồ ăn, đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh, thức ăn có vị chua để tránh khiến răng bị kích ứng.
– Không nhai cắn đồ ăn quá cứng, dai nhằm ngăn ngừa tình trạng ê buốt.
– 1 – 2 ngày đầu bạn nên ưu tiên các loại thực phẩm mềm như cháo, súp,… vừa dinh dưỡng lại dễ nhai nuốt.
– Đánh răng sạch sẽ ít nhất 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm để đảm bảo khoang miệng luôn sạch sẽ.
– Sử dụng các sản phẩm chăm sóc răng miệng dành cho răng nhạy cảm sau khi mài kẽ răng để hạn chế nguy cơ bị ê, buốt răng.
Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin xoay quanh câu hỏi “Mài kẽ răng có gây ảnh hưởng không”. Nhìn chung, kỹ thuật mài kẽ răng không ảnh hưởng gì đến răng miệng hay sức khỏe của bạn. Điều quan trọng nhất bạn cần cân nhắc chính là lựa chọn một đơn vị nha khoa uy tín, chất lượng để đảm bảo an toàn và đem lại hiệu quả cao nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×