Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Viêm lợi mọc hạch – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Viêm lợi là bệnh lý phổ biến mà bất kỳ ai đều có thể gặp phải. Khi bệnh tiến triển nặng hơn sẽ gây ra các biến chứng như nổi hạch, sốt,… Vậy viêm lợi mọc hạch là biểu hiện của bệnh gì? Có gây nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào? Tất cả sẽ thắc mắc được giải đáp qua bài viết sau.

1. Nguyên nhân tình trạng viêm lợi mọc hạch

Tình trạng sưng nướu răng và nổi hạch thường do các bệnh lý về răng miệng như viêm nướu, sâu răng, viêm nha chu, viêm tủy răng, mọc răng khôn.

1.1. Viêm nướu

Viêm lợi mọc hạch là triệu chứng phổ biến của bệnh viêm nướu. Răng miệng không vệ sinh sạch sẽ, thức ăn sẽ dễ giắt vào các kẽ răng. Từ đó, vi khuẩn có cơ hội để sinh sôi, gây viêm nướu.

Khi bị viêm nhiễm, hạch lympho ở vị trí xung quanh nổi lên để bảo vệ mô nướu làm sưng nướu răng và mọc hạch.

Các dấu hiệu nhận biết như:

– Vừng nướu viêm màu đỏ thẫm, khi chạm vào thấy mềm, đau nhức khó chịu

– Hôi miệng, có thể chảy máu chân răng

– Nướu dễ bị đau khi ăn thức ăn khô

– Sưng nóng hàm, sốt nhẹ, nổi hạch, mất ngủ, chán ăn

– Răng nhạy cảm, dễ lung lay

Viêm lợi nổi hạch là triệu chứng phổ biến của viêm nướu

Viêm lợi nổi hạch là triệu chứng phổ biến của viêm nướu

1.2. Sâu răng

Sâu răng đến giai đoạn nặng cũng là nguyên nhân dẫn đến sưng nướu răng và mọc hạch. Khi đó, vi khuẩn có thể xâm nhập vào tủy răng, gây đau đớn khó chịu, gây sưng nướu, sưng má, mưng mủ chân răng, nổi hạch.

Tình trạng này có thể gặp ở mọi đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất là ở trẻ nhỏ. Do trẻ chưa ý thức được tầm quan trọng của vệ sinh răng miệng, hơn nữa bố mẹ không kiểm tra răng miệng trẻ thường xuyên.

Những dấu hiệu nhận biết:

– Có đốm đen hoặc nâu trên răng, lâu dần sẽ vỡ ra, tạo thành lỗ sâu răng

– Nướu bị sưng đau, chảy máu chân răng, nhạy cảm với các ảnh hưởng từ bên ngoài

– Đau buốt răng khi ăn nhai, nổi hạch, tăng thân nhiệt

– Hôi miệng, cơn đau không giảm dù đã sử dụng thuốc,…

1.3. Viêm tủy răng

Viêm tủy có thể do răng bị chấn thương dẫn đến sứt mẻ, vi khuẩn xâm nhập, sâu răng nặng không điều trị kịp thời,…. Lúc này, vi khuẩn tấn công vào tủy răng dẫn đến viêm nhiễm, đau nhức, nướu răng sưng đỏ và nổi hạch. Nguy hiểm hơn có thể gây mất răng, nhiễm trùng máu,…

Dấu hiệu nhận biết viêm lợi nổi hạch do viêm tủy răng:

– Răng thường xuyên đau nhức, nhất là khi ăn đồ quá nóng, lạnh, chua, ngọt

– Ê buốt răng khi tiếp xúc với không khí lạnh hoặc vệ sinh răng miệng chạm phải răng

– Nướu răng bị sưng đỏ, kèm theo sốt nhẹ hoặc sốt cao, nổi hạch

– Hơi thở có mùi hôi

– Cơn đau lan rộng sang nhiều vị trí khác

Viêm lợi mọc hạch do viêm tủy răng

Viêm lợi mọc hạch do viêm tủy răng

1.4. Mọc răng khôn

Triệu chứng thường gặp khi mọc răng khôn là sưng đau lợi. Nếu tại vị trí mọc răng khôn bị viêm do vệ sinh không sạch, viêm lợi trùm răng khôn, thì có thể xuất hiện hạch bạch huyết. Mọc răng khôn gây sưng, viêm lợi và nổi hạch nếu không xử lý kịp thời, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt.

Dấu hiệu nhận biết:

– Sưng nướu răng, nhất là phần nướu ở vị trí mọc răng khôn sẽ bị sưng nghiêm trọng

– Sốt nhẹ, đau đầu, thân nhiệt nóng, có thể kèm theo nổi hạch

– Chán ăn, cử động hàm nặng nề, khó khăn khi nói, ăn nhai

– Sưng má, mùi hôi miệng khó chịu do khó vệ sinh răng nướu

Mọc răng khôn

Mọc răng khôn

1.5. Viêm nha chu

Bệnh nha chu xảy ra khi tình trạng viêm nướu răng ở mức độ nghiêm trọng. Viêm nha chu có thể gây ra các biến chứng xấu như răng lung lay, gãy rụng,…

Không chỉ bị sưng nướu răng và nổi hạch, người bệnh khi mắc viêm nha chu còn có một số biểu hiện khác như:

– Hôi miệng, tụt lợi, lộ chân răng

– Nước răng đau nhức, sưng đỏ, dễ bị chảy máu, lung lay

– Người uể oải, mệt mỏi, kèm theo sốt nhẹ, nổi hạch

– Lợi mưng mủ, có dịch tiết

2. Viêm lợi mọc hạch có nguy hiểm không?

Tình trạng viêm lợi nổi hạch do các bệnh lý răng miệng nghiêm trọng gây ra nếu không điều trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Những hệ lụy khó lường đối với răng miệng: hoại tử, gây mất răng, viêm nhiễm xương hàm, ảnh hưởng tới sức khỏe toàn thân.

2.1. Gây mất răng

Tình trạng viêm nha chu, viêm lợi, viêm tủy răng gây nổi hạch nghiêm trọng, răng sẽ bị hư hại và bắt buộc phải nhổ bỏ răng để tránh tổn thương đến các răng khác.

Đây là biến chứng rất nguy hiểm, mất răng không chỉ làm giảm chức năng ăn nhai, nếu không trồng răng sớm có thể gây tiêu xương hàm, hàm răng xô lệch, ảnh hưởng đến cả khuôn mặt.

Biến chứng mất răng nguy hiểm

Biến chứng mất răng nguy hiểm

2.2. Hoại tử

Tình trạng viêm nhiễm dai dẳng, không được can thiệp sớm sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi mạnh mẽ. Chúng lây lan sang các vùng xung quanh gây nhiễm trùng, hình thành ổ áp xe và gây hoại tử tới mô nướu và chân răng.

2.3. Ảnh hưởng sức khỏe toàn thân

Viêm nướu lâu ngày sẽ dẫn đến viêm nha chu, làm ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết và có nguy cơ cao gây các biến chứng của bệnh tiểu đường. Ngoài ra, vi khuẩn theo đường máu xâm nhập vào các bộ phận trong cơ thể gây thêm các bệnh về tim mạch, phổi,… nguy hiểm tới sức khỏe.

2.4. Viêm nhiễm xương hàm

Kéo dài thời gian điều trị sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn phá hủy nhanh các liên kết mô mềm, xương hàm bị viêm nhiễm, hoại tử nghiêm trọng làm nhiễm trùng lan rộng sang các răng kế cận. Chi phí để điều trị sẽ rất tốn kém và mất nhiều thời gian để hồi phục.

3. Cách điều trị viêm lợi mọc hạch

Để điều trị viêm nướu nổi hạch thì trước tiên bác sĩ sẽ thăm khám, kiểm tra tình trạng bệnh, qua đó sẽ đưa ra các phương pháp điều trị tốt nhất. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh sẽ có các phương án điều trị như: cạo vôi răng, điều trị viêm tủy, nhổ răng khôn, trám răng.

3.1. Lấy cao răng

Các mảng bám lâu ngày sẽ tạo nên vôi răng, đây là nơi trú ẩn của vi khuẩn gây hại. Chúng không ngừng phát triển, chờ cơ hội để tấn công, gây các bệnh lý răng miệng. Do đó, bác sĩ sẽ lấy cao răng để loại bỏ vi khuẩn, giảm kích thích vào mô nướu, bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Lấy cao răng để loại bỏ vi khuẩn

Lấy cao răng để loại bỏ vi khuẩn

3.2. Điều trị viêm tủy

Nếu nguyên nhân xuất phát từ sâu răng nặng làm viêm tủy, bác sĩ sẽ rạch ổ áp-xe nướu, loại bỏ phần tủy chết và ổ viêm. Sau đó sẽ điều trị tủy và phục hồi phần răng bị tổn thương bằng cách hàn răng hoặc bọc răng sứ.

3.3. Nhổ răng khôn

Trường hợp viêm lợi nổi hạch do răng khôn mọc ngầm, mọc lệch, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng để không làm ảnh hưởng đến các răng bên cạnh, điều trị triệt để sưng đau nướu răng.

Sau khi nhổ răng, bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau, kháng sinh phù hợp dùng trong 2 – 3 ngày.

4. Viêm lợi mọc hạch uống thuốc gì

Tình trạng viêm lợi nặng với biểu hiện sưng đỏ niêm mạc, đau rát, người bệnh có thể dùng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau theo chỉ định của bác sĩ, cụ thể:

– Nhóm thuốc kháng sinh như Azithromycin, Amoxicillin, Metrogyl denta có công dụng loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng, nướu răng để ngăn chặn viêm nhiễm. Từ đó, làm giảm các triệu chứng do viêm nướu gây ra

– Thuốc kháng viêm non-steroid như meloxicam, diclophenac, ibuprofen,… giúp làm giảm các triệu chứng viêm, sưng ở nướu

– Nhóm thuốc corticosteroid gồm prednisolon, dexamethason,… điều trị hiệu quả triệu chứng đau nhức, sưng, đỏ ở nướu răng bởi có tính kháng viêm mạnh

– Thuốc giảm đau Paracetamol, aspirin,… làm giảm triệu chứng đau nhức do viêm lợi.

– Dùng dung dịch súc miệng có khả năng giảm đau, chống viêm có chlorhexidine như Kin, Pedentex,…

Thuốc kháng sinh Amoxicillin

Thuốc kháng sinh Amoxicillin

5. Mẹo hỗ trợ điều trị viêm lợi mọc hạch tại nhà

Ngoài việc thăm khám tại nha khoa và sử dụng thuốc, bạn có thể áp dụng các biện pháp giúp cải thiện viêm lợi nổi hạch tại nhà như: uống trà gừng, dùng nước muối ấm, thoa gel nha đam, dùng mật ong.

5.1. Uống trà gừng

Trong gừng có chứa chất Zingibain, giúp giảm đau nhanh chóng, loại bỏ các vi khuẩn gây viêm lợi. Qua đó kiểm soát và ngăn ngừa viêm nhiễm lan rộng.

Vì vậy, gừng đem lại được xem là liệu pháp thiên nhiên để điều trị viêm lợi hiệu quả.

Cách pha trà gừng khá đơn giản như sau:

– Gừng làm sạch vỏ và cắt thành lát mỏng

– Hãm gừng với 1 ly nước sôi trong 5 – 10 phút

– Mỗi ngày uống trà gừng khoảng 2 – 3 lần để có hiệu quả tốt nhất

Uống trà gừng

Uống trà gừng

5.2. Dùng nước muối ấm

Muối biển chứa tinh chế có các khoáng chất vi lượng cần thiết để bảo vệ nướu răng. Đồng thời muối còn có công dụng sát khuẩn và chống viêm mạnh. Vì thế, sử dụng nước muối là cách hiệu quả để đẩy lùi các triệu chứng khi bị viêm nướu.

Cách thực hiện:

– Ngậm 10 – 20ml nước muối

– Súc miệng mỗi bên má trong 30 giây, súc miệng kỹ hơn tại vị trí nướu bị viêm rồi nhổ bỏ.

– Tiếp tục súc miệng lại lần 2 tương tự, thời gian thực hiện lần sau là 60 giây

– Súc miệng lại với nước sạch

– Thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần

5.3. Thoa gel nha đam

Nha đam có chứa các hoạt chất acid salicylic, saponin, anthraquinone, sterol,… giúp sát khuẩn, giảm đau, chống viêm, ức chế hoạt động của vi khuẩn có hại. Ngoài ra, các vitamin, enzyme và khoáng chất trong nha đam có công dụng phục hồi mô nướu bị tổn thương hiệu quả.

Do đó, nha đam có tác dụng làm giảm các triệu chứng của viêm nướu như sưng lợi, đau nhức lợi, hôi miệng,…

Cách thoa gel nha đam:

– Nha đam rửa sạch rồi bóc vỏ

– Lấy gel bên trong để bôi vào vị trí lợi viêm

– Sau 5 – 7 phút thì nhổ ra rồi súc miệng lại

– Thực hiện bôi mỗi ngày 2 – 3 lần

Thoa gel nha đam

Thoa gel nha đam

5.4. Sử dụng mật ong

Mật ong nguyên chất có chứa thành phần Albumin và acid Pantothenic nên có tính sát khuẩn rất cao. Sử dụng mật ong để bôi trực tiếp vào vùng lợi bị tổn thương là cách nhanh nhất và hiệu quả, không làm đau rát.

Thực hiện thoa mật ong nguyên chất như sau:

– Vệ sinh răng miệng và dùng khăn sạch thấm khô vùng lợi bị viêm

– Lấy tăm bông để nhúng vào mật ong, rồi thoa lên vùng viêm nướu, phần cổ và chân răng bị hở

– Sau 5 – 7 phút thì súc miệng lại với nước ấm

– Thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày hoặc có thể nhiều hơn nếu sưng đau gây khó chịu

6. Phòng ngừa tình trạng viêm lợi mọc hạch như thế nào

Bệnh viêm lợi mọc hạch có thể phòng ngừa được nếu bạn biết cách chăm sóc răng miệng khoa học. Các biện pháp phòng ngừa viêm lợi như sau:

– Chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, mỗi lần chải từ 3 – 5 phút để loại bỏ mảng bám trên thân răng

– Thay bàn chải 3 tháng một lần và dùng bàn chải lông mềm để tránh tổn thương cho mô nướu

– Sử dụng thêm nước súc miệng trị viêm nướu, chỉ nha khoa sau khi ăn để làm sạch sâu khoang miệng

– Uống nhiều nước, hạn chế thực phẩm dai, cay, nóng, lạnh, các thực phẩm khô cứng để không làm kích thích đến nướu

– Bỏ thói quen hút thuốc lá, cắn móng tay, nghiến răng, dùng răng để mở đồ vật cứng

– Không dùng nhiều đồ uống có cồn và thực phẩm chứa nhiều đường.

– Bổ sung thêm chất xơ, vitamin, probiotic để duy trì sức khỏe răng miệng, điều trị bệnh lý và giảm mùi hôi miệng

– Cần đến nha khoa thăm khám 6 tháng một lần để phát hiện sớm bệnh lý về răng và điều trị kịp thời

Trên đây là thông tin chi tiết về nguyên nhân và cách điều trị tình trạng viêm lợi mọc hạch. Đây là dấu hiệu của nhiều bệnh lý răng miệng, cần được can thiệp kịp thời. Hy vọng bạn đã hiểu hơn về ảnh hưởng của bệnh và có cách phòng tránh hiệu quả.

Hiển thị nguồn

Nhà thuốc Long Châu: “Tình trạng sưng nướu răng và nổi hạch cảnh báo bệnh gì?”

Kiến thức nha khoa: “Viêm nướu răng nổi hạch có nguy hiểm không”

Valley Oak Dental Group: “Tooth Problems Associated With Swollen Lymph Nodes”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Bệnh viêm lợi
Viêm lợi ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm lợi ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm lợi ở trẻ em là nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh. Bệnh lý này không quá nguy hiểm nhưng gây bất tiện cho trẻ trong ăn uống và sinh

Ngày 01/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Những trường hợp nên cắt lợi để cải thiện sức khỏe răng miệng

Những trường hợp nên cắt lợi để cải thiện sức khỏe răng miệng

Cắt lợi là kỹ thuật loại bỏ một phần mô nướu ở khu vực xung quanh răng bằng các phương pháp khác nhau, trong đó sử dụng laser là phương

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga
Viêm lợi chảy máu chân răng: Biểu hiện, cách điều trị hiệu quả

Viêm lợi chảy máu chân răng: Biểu hiện, cách điều trị hiệu quả

Viêm lợi chảy máu chân răng là một trong những tình trạng răng miệng phổ biến, có thể xảy ra ở bất kỳ ai với các biển hiện kèm theo như

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Bệnh nấm lưỡi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh nấm lưỡi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh nấm lưỡi là bệnh lý phổ biến, nhưng việc điều trị và phòng ngừa luôn là vấn đề quan trọng. Nấm lưỡi có thể tái phát lại nhiều lần

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Nổi cục cứng ở lợi: Các nguyên nhân và phương pháp điều trị

Nổi cục cứng ở lợi: Các nguyên nhân và phương pháp điều trị

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Sưng nướu răng trong cùng hàm dưới có tự hết không?

Sưng nướu răng trong cùng hàm dưới có tự hết không?

Sưng nướu răng trong cùng hàm dưới hay viêm nướu răng là bệnh lý về răng phổ biến nhiều người mắc phải. Sưng nướu răng có thể do nhiều

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phạm Thị Hạnh