Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Viêm lợi phì đại: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Viêm lợi phì đại là tình trạng các mô nướu tăng sinh quá mức, gây ảnh hưởng nhiều tới chức năng ăn nhai và cả sức khỏe. Nếu được phát hiện sớm, bệnh lý có thể dễ dàng điều trị khỏi. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh đã nghiêm trọng, bạn cần phẫu thuật cắt bỏ mô nướu để ngăn ngừa viêm nhiễm lây lan.

1. Viêm lợi phì đại là gì

Viêm lợi thể phì đại là một biến chứng của bệnh lý viêm lợi. Các mô nướu xung quanh răng phát triển một cách bất thường, bao phủ lên một phần hoặc toàn bộ thân răng.

Mặc dù nguồn khởi phát là từ viêm lợi nhưng không phải bất cứ ai mắc bệnh viêm lợi cũng sẽ bị phì đại nướu. Tình trạng trên chỉ xảy ra trong trường hợp viêm lợi đã tiến triển đến mức độ nặng, liên tục tái phát do không điều trị hoặc điều trị sai cách.

Viêm lợi thể phì đại

Viêm lợi thể phì đại

2. Nguyên nhân gây ra bệnh lý viêm lợi thể phì đại

Bệnh viêm nướu phì đại xảy ra do những nguyên nhân như vệ sinh răng miệng không cẩn thận, mang thai, u xơ nướu, chế độ ăn uống, tác dụng phụ của thuốc, bệnh lý toàn thân và không điều trị đúng cách bệnh răng miệng.

2.1. Vệ sinh răng miệng

Đa phần trường hợp viêm nướu phì đại đều xảy ra do răng miệng không được vệ sinh đúng cách dẫn đến vi khuẩn gây hại tiếp tục phát triển. Vi khuẩn sẽ nhanh chóng xâm nhập vào các bộ phận trong khoang miệng, đặc biệt là mô nướu bao quanh răng. Sự tấn công của vi khuẩn khiến cho tình trạng viêm lợi ngày càng nghiêm trọng và gây ra biến chứng phì đại.

2.2. Không điều trị đúng cách bệnh lý răng miệng

Như những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ, viêm nướu thể phì đại xảy ra khi bệnh lý viêm nướu không được điều trị đúng cách. Đây là tình trạng viêm nhiễm ở các mô nướu bao quanh chân răng. Nếu không được chữa trị theo phương pháp phù hợp, nướu sẽ càng ngày càng bị sưng viêm nặng hơn. Thậm chí, nướu còn có thể bao trùm cả thân răng, gây khó khăn khi ăn nhai.

2.3. Viêm lợi phì đại khi mang thai

Sở dĩ phụ nữ mang thai dễ mắc viêm nướu phì đại là do sự thay đổi của hormone trong cơ thể. Cụ thể, nồng độ estrogen và progesterone sẽ tăng cao lên rõ rệt để hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi.

Tuy nhiên, chính điều đó đã khiến cho lưu lượng máu đến khu vực nướu răng tăng cao hơn, dẫn tới tình trạng nướu nhạy cảm và dễ sưng đỏ. Nếu không được điều trị triệt để, bệnh viêm nướu sẽ rất dễ tái phát ở thể phì đại.

2.4. U xơ nướu

U xơ nướu còn được gọi với cái tên khác là tăng sản nướu di truyền. Cụ thể, các mô nướu sẽ bị phì đại khi răng sữa bắt đầu mọc. Đến giai đoạn thay răng vĩnh viễn, nướu vẫn sẽ tiếp tục tăng sinh cho đến khi bao phủ hết toàn bộ thân răng.

Trên thực tế, các khối u xơ nướu chỉ gây ra tình trạng đau nhức khi mô phì đại đã bao phủ một phần mặt nhai của răng. Chính vì vậy, rất nhiều người chủ quan, không điều trị sớm.

2.5. Chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống cũng là một trong những nguyên nhân điển hình gây ra viêm lợi phì đại. Khi đã mắc phải bệnh lý viêm nướu, nếu như bạn không ăn uống cẩn thận, thường xuyên sử dụng những thực phẩm cay, nóng, bia, rượu… thì nướu sẽ rất dễ bị kích ứng. Đây là điều kiện thuận lợi để viêm nhiễm tiếp tục tiến triển nặng và gây ra thể phì đại.

Đồ cay nóng không tốt cho răng, nướu

Đồ cay nóng không tốt cho răng, nướu

2.6. Tác dụng phụ của thuốc

Việc sử dụng một số loại thuốc trong khoảng thời gian dài cũng có thể gây ra tác dụng phụ là viêm nướu phì đại. Điển hình như thuốc ức chế miễn dịch, thuốc chống co giật, thuốc điều trị huyết áp… Khi sử dụng thuốc, nếu phát hiện có dấu hiệu lợi bị phì đại, bạn cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được đổi sang loại thuốc khác phù hợp hơn.

2.7. Bệnh lý toàn thân

Những người mắc bệnh lý toàn thân như huyết áp, tiểu đường, ung thư… cũng có nguy cơ cao bị viêm nướu thể phì đại. Nguyên nhân là do hệ miễn dịch đã bị suy yếu, không thể chống chọi được với các tác nhân gây bệnh.

Đặc biệt là với bệnh lý tiểu đường, nồng độ đường trong nước bọt tăng cao lên rõ rệt, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Khi đó, vi khuẩn sẽ tiếp tục tấn công vào những mô nướu đang bị viêm, khiến cho bệnh lý càng nghiêm trọng.

3. Các dấu hiệu của bệnh viêm lợi phì đại

Bệnh viêm lợi thể phì đại có những dấu hiệu điển hình như sau:

– Phần nướu bao phủ xung quanh răng bị sưng đỏ và ngày càng phát triển về kích thước.

– Các mô nướu quanh răng trở nên mềm hơn kèm theo cảm giác sưng đau và khó chịu, gây nhiều khó khăn khi ăn nhai.

– Răng dễ bị nhạy cảm với các thực phẩm nóng hoặc lạnh.

– Hơi thở có mùi hôi, tanh do vi khuẩn tích tụ nhiều trong khoang miệng.

– Nướu bao phủ một phần hoặc toàn bộ thân răng.

– Nướu răng dễ bị chảy máu, ngay cả khi không có yếu tố tác động.

– Mô nướu bị sưng, có tích tụ mủ.

– Sốt, cơ thể bị mệt mỏi, khó chịu.

– Sưng hạch bạch huyết.

4. Hình ảnh viêm lợi phì đại

Dưới đây là một số hình ảnh thực tế của bệnh viêm nướu ở thể phì đại.

Các mô lợi bị phì đại

Các mô lợi bị phì đại

Lợi bao phủ gần hết răng

Lợi bao phủ gần hết răng

Lợi phát triển bất thường

Lợi phát triển bất thường

5. Viêm lợi phì đại có gây nguy hiểm không

Viêm lợi thể phì đại là một dạng viêm lợi đã tiến triển nặng, rất nguy hiểm. Bệnh tiềm ẩn nguy cơ gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như suy giảm chức năng ăn nhai, nhiễm trùng, tăng nguy cơ sinh non ở phụ nữ mang thai và gây mất răng vĩnh viễn.

– Suy giảm chức năng ăn nhai: Khi bề mặt nhai của răng bị bao phủ, chức năng ăn nhai chắc chắn sẽ bị suy giảm đi rõ rệt. Thậm chí, trong quá trình ăn nhai, bạn còn bị đau nhức dữ dội. Điều đó sẽ dẫn tới tình trạng chán ăn, kéo theo hệ lụy là suy giảm hệ miễn dịch, thiếu chất dinh dưỡng…

– Nhiễm trùng: Nếu bệnh lý viêm nướu phì đại không được chữa trị sớm, vi khuẩn gây bệnh sẽ tiếp tục phát triển và khiến cho mô nướu bị nhiễm trùng. Thậm chí, vi khuẩn còn có thể xâm nhập vào máu, gây nhiễm trùng huyết và nguy hiểm tới tính mạng.

– Tăng nguy cơ sinh non ở phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai bị viêm nướu thể phì đại sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển của trẻ. Thậm chí, nếu không được điều trị dứt điểm, nguy cơ sinh non là rất cao.

– Mất răng vĩnh viễn: Khi các mô nướu quanh răng đã nhiễm khuẩn nặng, chân răng sẽ dần mất đi lực nâng đỡ và bị lung lay. Càng ngày mức độ lung lay răng sẽ càng trở nên nghiêm trọng và răng dần rụng ra khỏi cung hàm.

6. Cách chẩn đoán viêm lợi phì đại

Bệnh viêm nướu phì đại sẽ được các bác sĩ nha khoa chẩn đoán thông qua các triệu chứng lâm sàng của bệnh như nướu sưng tấy, bao phủ lên răng… Sau khi quan sát nướu răng, bác sĩ có thể dễ dàng đánh giá tình trạng và mức độ của bệnh lý.

Tuy nhiên, đối với những trường hợp nghiêm trọng, sau khi thăm khám răng tổng quát, bác sĩ sẽ tiến hành chụp CT răng để xác định chính xác mức độ tổn thương của mô nướu và đưa ra phương án điều trị tốt nhất.

Viêm nướu phì đại được chẩn đoán qua triệu chứng lâm sàng

Viêm nướu phì đại được chẩn đoán qua triệu chứng lâm sàng

7. Cách chữa viêm lợi phì đại an toàn và hiệu quả

Phương pháp chữa viêm lợi thể phì đại còn tùy thuộc vào mức độ của bệnh lý. Nếu như bệnh nhẹ, bạn chỉ cần lấy cao răng và uống thuốc. Còn trong trường hợp bệnh nặng, các bác sĩ sẽ cần phẫu thuật cắt nướu.

7.1. Trường hợp nhẹ

Nếu như mức độ phì đại của mô lợi nhẹ, các bác sĩ sẽ làm sạch cao răng bằng máy siêu âm để loại bỏ môi trường phát triển của vi khuẩn. Sau đó, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc giảm đau, kháng viêm và kháng sinh để cải thiện các triệu chứng của bệnh như Clindamycin, Amoxicillin và Ciprofloxacin.

– Thuốc Clindamycin:

Clindamycin là loại thuốc kháng sinh dùng để điều trị bệnh lý nhiễm khuẩn răng miệng ở mức độ nặng. Với các thành phần như Clindamycin Hydrochloride, Sodium Hydrate, Benzyl Alcohol… thuốc sẽ ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn, giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm nướu thể phì đại. Liều dùng của thuốc là 300 – 450mg/lần, ngày dùng 4 lần.

– Thuốc Amoxicillin:

Đây là một loại thuốc kháng sinh nằm trong nhóm Penicillin được sử dụng khá phổ biến. Cơ chế hoạt động của thuốc là ức chế quá trình tổng hợp Peptidoglycan ở thành tế bào, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh viêm nướu. Liều dùng là uống 250 – 500 mg, cách 8 giờ một lần.

– Thuốc Ciprofloxacin:

Ciprofloxacin là một loại thuốc kháng sinh bán tổng hợp, thuộc vào nhóm Quinolon. Thuốc sẽ ngăn chặn sao chép nhiễm sắc thể và kìm hãm sự phát triển của tế bào vi khuẩn. Liều dùng phổ biến là uống 1 – 2 viên 250mg, ngày uống 2 lần.

7.2. Trường hợp nặng

Nếu như bệnh lý viêm lợi thể phì đại phát hiện muộn, nướu răng đã phát triển lớn kèm theo nguy cơ bị viêm nhiễm nặng, nhiễm trùng… các bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ lợi. Phương pháp trên sẽ loại bỏ toàn bộ phần mô lợi đang bị tổn thương, giúp ngăn chặn viêm nhiễm lây lan.

Sau khi phần nướu viêm đã bị loại bỏ, các bác sĩ sẽ tiến hành ghép nướu để khôi phục mô nướu về hình dạng như lúc ban đầu.

8. Biện pháp phòng ngừa viêm lợi thể phì đại tái phát

Để phòng ngừa bệnh lý viêm nướu thể phì đại tái phát, bạn cần lưu ý một vài vấn đề dưới đây:

– Vệ sinh răng miệng 2 – 3 lần mỗi ngày để làm sạch cặn thức ăn thừa và mảng bám.

– Chải răng nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm để tránh tác động lực mạnh đến mô nướu.

– Sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước nhằm loại bỏ cặn thức ăn trong kẽ răng. Bạn không nên sử dụng tăm tre bởi sẽ làm tổn thương đến lợi.

– Dùng nước súc miệng 2 – 3 lần/ngày nhằm tiêu diệt vi khuẩn gây hại trong khoang miệng.

– Tới nha khoa lấy cao răng và thăm khám răng miệng định kỳ 6 tháng/lần.

– Ăn uống khoa học để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, giúp răng, nướu thêm khỏe mạnh.

– Hạn chế sử dụng những loại thực phẩm quá cay, nóng hoặc lạnh bởi có thể làm mô nướu bị kích ứng.

– Tăng cường thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng của cơ thể, giúp ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn gây hại.

Chỉ nha khoa làm sạch răng hiệu quả

Chỉ nha khoa làm sạch răng hiệu quả

Như vậy có thể thấy, viêm lợi phì đại là một bệnh lý về răng miệng rất nguy hiểm. Do đó, ngay khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh, bạn cần nhanh chóng tới nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám và có biện pháp xử lý sớm.

Hiển thị nguồn

Nhà Thuốc Long Châu: “Thế nào là viêm lợi phì đại và nguyên nhân gây bệnh là gì?”

Báo Sức khỏe và Đời sống: “Viêm lợi do đâu, có thuốc nào để chữa?”

Healthline: “Gingival Hyperplasia: Causes, Symptoms, and Treatment”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Bệnh viêm lợi
Viêm lợi ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm lợi ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm lợi ở trẻ em là nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh. Bệnh lý này không quá nguy hiểm nhưng gây bất tiện cho trẻ trong ăn uống và sinh

Ngày 01/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Đình Công
Bệnh Viêm Lợi (Nướu): Nguyên nhân, Dấu hiệu & Cách Điều Trị

Bệnh Viêm Lợi (Nướu): Nguyên nhân, Dấu hiệu & Cách Điều Trị

Mặc dù không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng viêm lợi chắc chắn gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày. Vậy bệnh viêm lợi

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Viêm lợi loét hoại tử cấp là gì? Nguyên nhân & cách nhận biết

Viêm lợi loét hoại tử cấp là gì? Nguyên nhân & cách nhận biết

Viêm lợi loét hoại tử cấp thường gây ra cảm giác đau nhức rất khó chịu cho người bệnh, kèm theo đó là nhiều triệu chứng khác như chảy

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
9 Cách chữa Viêm Lợi tại nhà Đơn Giản hiệu quả

9 Cách chữa Viêm Lợi tại nhà Đơn Giản hiệu quả

Có rất nhiều cách chữa viêm lợi tại nhà được lưu truyền nhiều đời nay. Tuy nhiên không phải cách nào cũng cho hiệu quả và thời gian như

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Vũ Thị Phương
Viêm chân răng uống thuốc gì – 17 Loại thuốc chữa viêm chân răng hiệu quả

Viêm chân răng uống thuốc gì – 17 Loại thuốc chữa viêm chân răng hiệu quả

Viêm chân răng là bệnh lý mà không ít người gặp phải. Bệnh gây ra tình trạng đau nhức dai dẳng, làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Những trường hợp nên cắt lợi để cải thiện sức khỏe răng miệng

Những trường hợp nên cắt lợi để cải thiện sức khỏe răng miệng

Cắt lợi là kỹ thuật loại bỏ một phần mô nướu ở khu vực xung quanh răng bằng các phương pháp khác nhau, trong đó sử dụng laser là phương

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga