19/03/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Nhổ răng sữa còn sót chân răng không phải hiện tượng hiếm gặp. Tình trạng này xảy ra phổ biến khi cha mẹ tự nhổ răng sữa cho bé tại nhà. Vậy nhổ răng sữa bị gãy chân có ảnh hưởng gì không? Cách xử lý như thế nào? Tìm hiểu chi tiết tại bài viết này
Tình trạng nhổ răng sữa còn sót chân răng xảy ra nhiều nhất khi cha mẹ tự nhổ răng cho bé tại nhà. Nguyên nhân chủ yếu là bởi cha mẹ nhổ sai cách, sử dụng lực không đúng hoặc nhổ răng sữa không đúng thời điểm.
Khi răng sữa vẫn còn chắc, chưa lung lay mạnh, nếu cha mẹ nhổ quá sớm rất dễ làm chân răng bị sót. Bởi thân răng sữa thường khá yếu, giòn nên khi gặp lực mạnh dễ bị gãy bung ra khỏi chân răng.
Còn trường hợp nếu nhổ tại nha khoa nhưng bị sót chân răng sữa thì nguyên nhân chủ yếu do bác sĩ. Có thể bác sĩ còn ít kinh nghiệm, căn lực không đúng hoặc hướng nhổ răng bị lệch nên khiến sót chân răng.
Thậm chí, ở vài nha khoa kém uy tín, bác sĩ sau khi nhổ còn không xem lại răng nhổ ra đã đủ chân chưa. Hoặc không chụp X-quang lại để kiểm tra cẩn thận. Cũng không loại trừ trường hợp bác sĩ biết bị sót chân răng nhưng không nói.
Để nhận biết có bị sót chân răng sữa sau khi nhổ không tương đối đơn giản. Tại nhà, cha mẹ chỉ cần đợi cho tới khi máu ngưng chảy, cho trẻ súc miệng lại với nước rồi quan sát xem trong ổ răng có vật thể màu trắng nào không.
Hoặc hãy đối chiếu xem răng sữa có mấy chân, từ đó kiểm tra thực tế chiếc răng nhổ của bé nhổ ra có đủ số chân không. Những chân đó có phần nào bị sứt, mẻ hay không.
Để đảm bảo chính xác nhất, bạn nên đưa bé tới phòng khám nha khoa để chụp X-quang, đảm bảo sẽ kiểm tra được chính xác chân răng sữa có bị sót hay không.
Nếu không may nhổ răng cho bé bị sót chân răng, cha mẹ không cần quá lo lắng. Bởi theo cơ chế thay răng, chồi răng vĩnh viễn sẽ dần đẩy chân răng sữa ra ngoài hoặc cơ thể tự tiêu hủy chân răng sữa.
Do vậy không nhất thiết phải xử lý triệt để chân răng sữa còn sót lại, thậm chí nếu xử lý không cẩn thận có thể ảnh hưởng tới khả năng mọc của mầm răng vĩnh viễn.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, chân răng của bé bị sót lại cũng là mối nguy hiểm tiềm tàng nếu không được chăm sóc và vệ sinh tốt.
Bởi khoang miệng chứa rất nhiều vi khuẩn, phần chân răng sữa bị sót lại thường sẽ bị lộ ra cùng ổ răng. Vi khuẩn sẽ đi theo tủy răng sữa, xâm nhập và cư ngụ ở sâu bên trong chân răng, từ đó gây ra viêm nhiễm và dễ ăn sâu vào xương hàm hơn.
Do vậy tốt nhất cha mẹ nên hạn chế tự nhổ răng cho bé tại nhà. Tốt nhất hãy để răng rụng tự nhiên, hoặc khi nào thấy răng sữa lung lay quá mức thì mới nhổ.
Nếu bé cảm thấy khó chịu, hãy đưa trẻ tới gặp bác sĩ nha khoa để được nhổ răng với kỹ thuật hiện đại, đảm bảo không bị sót chân răng sau khi nhổ.
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
Tùy theo việc chân răng còn sót ảnh hưởng như thế nào sẽ có cách xử lý phù hợp. Có thể chia thành 2 trường hợp như sau:
Nếu phát hiện chân răng sữa còn sót lại nhưng bé không có biểu hiện viêm nhiễm, quấy khóc hay đau nhức thì cha mẹ hoàn toàn có thể yên tâm.
Cơ thể sẽ tự điều chỉnh để tiêu hủy mầm răng sữa còn sót. Việc cha mẹ cần làm là nhắc nhở, hỗ trợ bé vệ sinh răng miệng một cách tốt nhất.
Nếu chân răng sữa còn sót lại bị viêm sẽ làm các bé đau nhức và quấy khóc. Trong trường hợp này phụ huynh không được tự ý xử lý tại nhà, có thể khiến tình trạng viêm bị nặng hơn và để lại hậu quả khôn lường.
Hãy đưa trẻ đến phòng khám nha khoa để bác sĩ thăm khám và tư vấn. Có thể các bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau, thuốc chống viêm để cải thiện tình hình.
Nếu tình trạng nặng hơn, bác sĩ sẽ can thiệp bằng các cuộc tiểu phẫu để có thể làm sạch ổ viêm, lấy phần chân răng sữa còn sót ra khỏi vùng xương hàm.
Việc nhổ răng sữa còn sót chân răng luôn tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm đến sức khỏe của bé. Vì vậy phụ huynh không nên chủ quan, lơ là hay tự ý nhổ răng sữa tại nhà
Tốt nhất nên đưa bé đến những phòng khám nha khoa chất lượng để được hỗ trợ nhổ răng sữa. Đây là phương pháp an toàn, không ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn của bé.
Hi vọng cha mẹ đã không còn quá lo lắng về vấn đề nhổ răng sữa còn sót chân răng. Nếu còn vấn đề hay câu hỏi thắc mắc, vui lòng gọi tới tổng đài 1900.6900 để được hỗ trợ nhanh nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×