12/07/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Bệnh viêm nha chu có chữa khỏi được không là một vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm. Về bản chất, đây là tình trạng các tổ chức xung quanh răng bị vi khuẩn gây hại tấn công và viêm nhiễm. Bệnh gây ra các triệu chứng như sưng nướu, chảy máu chân răng, đau nhức… Tuy nhiên, nếu như điều trị sớm và đúng cách, các triệu chứng trên sẽ nhanh chóng biến mất.
Bệnh viêm nha chu có thể chữa khỏi được nếu được điều trị và kiểm soát bằng các phương pháp phù hợp. Ngoài ra, tỷ lệ điều trị khỏi bệnh viêm nha chu còn tùy thuộc vào đơn vị nha khoa thực hiện, tay nghề bác sĩ và cách chăm sóc tại nhà của người bệnh.
Theo báo cáo của Viện Y học Nha khoa Hoa Kỳ (ADA), bài viết có tiêu đề “Viêm nha chu: Phòng ngừa, Chẩn đoán và Điều trị” có đề cập đến tỷ lệ chữa khỏi của bệnh viêm nha chu. Cụ thể, báo cáo nói rằng tỷ lệ chữa trị viêm nha chu thành công lên tới 90%, tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và tuân thủ điều trị của bệnh nhân (1).
Tỷ lệ chữa khỏi bệnh viêm nha chu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tình trạng bệnh hiện tại, tuổi tác, sức khỏe người bệnh, sự tuân thủ phác đồ điều trị, chăm sóc răng miệng tại nhà, yếu tố di truyền. Dưới đây là phân tích chi tiết:
Nếu bệnh ở giai đoạn nhẹ, việc kiểm soát bệnh cũng dễ dàng hơn cho khả năng phục hồi nhanh chóng và giảm tỷ lệ tái phát. Ngược lại, nếu viêm nha chu ở mức độ nặng, tổn thương nướu và xương đã trở nên nghiêm trọng khiến việc điều trị trở nên phức tạp và khả năng phục hồi hạn chế hơn.
Người trẻ thường có hệ miễn dịch khỏe, đáp ứng tốt với các phác đồ điều trị và tỷ lệ tái phát thấp. Ngược lại, người lớn tuổi có hệ miễn dịch suy yếu, khả năng phục hồi chậm do sự ảnh hưởng của các bệnh nền.
Cần tuân thủ đầy đủ hướng dẫn của nha sĩ về vệ sinh răng miệng tại nhà, sử dụng thuốc, tái khám định kỳ… Việc bỏ sót lịch hẹn, tự ý ngưng sử dụng thuốc có thể khiến bệnh tiến triển và ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
Cách chăm sóc răng miệng tại nhà ảnh hưởng rất lớn tới tỷ lệ chữa khỏi bệnh viêm nha chu. Sau khi điều trị nha khoa, khách hàng trở về nhà cần có chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách để ngăn ngừa tích tụ mảng bám hình thành cao răng gây ra viêm nha chu.
Chú ý chải răng đều đặn 2 lần/ngày, sau đó, sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng và súc miệng bằng dung dịch chuyên dụng để loại bỏ vi khuẩn.
Ngoài ra, cần có chế độ ăn uống cân bằng, giàu vitamin, hạn chế đồ ngọt và đồ ăn nhiều tinh bột để tránh tích tụ mảng bám và nâng cao hệ miễn dịch.
Yếu tố di truyền cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng chữa khỏi bệnh viêm nha chu. Một số người có cơ địa dễ mắc bệnh viêm nha chu và khó chữa hơn do trong gia đình có người từng mắc bệnh này.
Tại các đơn vị nha khoa lớn đang triển khai 3 phương pháp chẩn đoán bệnh viêm nha chu cho kết quả chính xác, hỗ trợ điều trị nhanh, hiệu quả bao gồm: Khám lâm sàng, chụp X-quang, xét nghiệm vi sinh.
Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng miệng bằng mắt thường để phát hiện khách hàng có đang mắc bệnh viêm nha chu, viêm nướu hay không. Sau đó, sử dụng đầu dò nha chu để đo chính xác các vị trí khác nhau ở 2 hàm, khoảng cách giữa viền nướu và đáy của túi nha chu. Nếu độ sâu hơn 4mm thì có nghĩa là khách hàng đang mắc viêm nha chu.
Sau khi khám lâm sàng, khách hàng được đưa đi chụp X-quang để đánh giá mật độ xương hàm và mức độ nghiêm trọng của tình trạng mất xương do viêm nha chu gây ra.
Xét nghiệm xác định liệu có vi khuẩn trong mảng bám răng hay không. Các vi khuẩn được xác định cho bệnh lý viêm nha chu bao gồm Prevotella trung gian, Porphyromonas nướu, Aggregatibacter xạ khuẩn, Treponema denticola.
Các phương pháp điều trị viêm nha chu phổ biến tại các nha khoa uy tín như làm sạch chuyên sâu, sử dụng kháng sinh, kháng viêm, phẫu thuật và chăm sóc tại nhà.
Lấy cao răng và xử lý chân răng là một thủ thuật làm sạch chuyên sâu được chỉ định cho phần lớn quá trình điều trị bệnh viêm nha chu. Các bác sĩ sẽ sử dụng máy siêu âm chuyên dụng loại bỏ mảng bám, cao răng ở cả thân răng và dưới nướu để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Khi các tác nhân gây bệnh đã bị loại bỏ, tình trạng viêm nhiễm sẽ được cải thiện.
Đối với trường hợp viêm nha chu ở mức độ nhẹ, sau khi làm sạch chuyên sâu, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc kháng sinh, kháng viêm để diệt sạch vi khuẩn và giảm triệu chứng đau nhức (2)
Những loại thuốc chữa viêm nha chu được sử dụng phổ biến là:
– Thuốc bôi PerioKin: Thuốc có thành phần chính là Chlorhexidine 0.2% với công dụng khử khuẩn và ức chế hoạt động của vi khuẩn vô cùng hiệu quả. Nhờ vậy, PerioKin kiểm soát tình trạng viêm nhiễm ở các mô nha chu. Mỗi ngày, bạn cần bôi thuốc 2 – 3 lần sau bữa ăn.
– Thuốc Metronidazol Stada: Thuốc kháng sinh Metronidazol Stada chứa Metronidazol, Lactose monohydrate, Magnesi stearat… cũng có công dụng kháng viêm và giảm đau rất tốt. Liều dùng là 30 – 40 mg/kg, chia thành 4 lần/ngày.
– Thuốc Ciprofloxacin: Đây là một loại thuốc thuộc nhóm kháng sinh Quinolon. Với thành phần chính là Ciprofloxacin hydrochloride, thuốc sẽ tiêu diệt được nhiều loại vi khuẩn và dần đẩy lùi tình trạng viêm nhiễm. Liều dùng là uống 250 – 750 mg, cách 12 giờ/lần.
Đối với trường hợp viêm nha chu ở mức độ nặng, đã uống thuốc nhưng không cải thiện, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật:
– Phẫu thuật loại bỏ túi nha chu: Nếu như có túi nha chu xuất hiện ở xung quanh răng, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để làm giảm độ sâu của túi, giúp quá trình loại bỏ vi khuẩn gây hại.
– Phẫu thuật tái tạo: Phương pháp phẫu thuật trên được áp dụng để tái tạo các mô và xương đã bị tổn thương do bệnh viêm nha chu. Các mô nướu và xương có thể được tái tạo bằng cách sử dụng vật liệu nhân tạo hoặc mô từ bộ phận khác của cơ thể.
– Phẫu thuật ghép mô mềm: Trong trường hợp viêm nha chu gây tụt lợi, các bác sĩ sẽ lấy mô từ vòm miệng để lấp vào phần nướu đã bị mất đi. Phương pháp trên không chỉ giúp đem lại sự hài hòa cho đường viền nướu răng mà còn giảm bớt tình trạng ê buốt răng trong quá trình ăn nhai.
Bên cạnh việc điều trị tại nhà khoa, bạn cần kết hợp với chăm sóc cẩn thận tại nhà để các triệu chứng của bệnh nhanh chóng biến mất. Cụ thể như sau:
– Chải răng đều đặn hàng ngày và sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng để làm sạch răng miệng.
– Ưu tiên ăn những thực phẩm ở dạng mềm nhằm tránh tác động mạnh tới răng, nướu khi ăn nhai.
– Không uống rượu, bia hay sử dụng những đồ có chứa chất kích thích như thuốc lá, nước ngọt có ga…
– Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để giữ khoang miệng đủ ẩm, ngăn chặn vi khuẩn tiếp tục phát triển.
Bạn cần lưu ý một vài điều dưới đây sau khi chữa trị viêm nha chu để ngăn ngừa bệnh lý tái phát:
– Vệ sinh răng miệng 2 – 3 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng chuyên dụng.
– Súc miệng hàng ngày bằng nước muối loãng hoặc dung dịch súc miệng chuyên dụng để loại bỏ vi khuẩn ra khỏi khoang miệng.
– Sử dụng tăm nước hoặc chỉ nha khoa để làm sạch cặn thức ăn. Bạn không nên dùng tăm tre bởi có thể làm tổn thương tới nướu, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại xâm nhập.
– Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế đồ ngọt, nhiều tinh bột, nước uống có ga bởi chúng sẽ gây mòn men răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và xâm nhập.
– Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C, canxi để tăng cường sức đề kháng cho nướu và củng cố men răng.
– Tới nha khoa khám định kỳ 6 tháng/lần để bác sĩ làm sạch cao răng và kiểm tra răng miệng tổng quát.
Dưới đây là một số câu hỏi liên quan đến cách điều trị bệnh viêm nha chu và giải đáp chi tiết bởi Nha Khoa Paris:
Thời gian điều trị khỏi viêm nha chu còn tùy thuộc vào mức độ bệnh lý hiện tại. Nếu viêm nha chu ở giai đoạn nhẹ, có thể lấy cao răng và sử dụng thuốc thì sau khoảng 5 – 7 ngày tình trạng viêm nhiễm sẽ thuyên giảm.
Trường hợp bệnh nha chu tiến triển nặng, xuất hiện túi mủ ở nha chu, triệu chứng tiêu xương thì thời gian có thể dao động từ 3 – 6 tuần. Hơn nữa, bệnh này vẫn có thể tái phát nên cần khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện và điều trị kịp thời.
Có 3 giai đoạn tiến triển của bệnh viêm nha chu bao gồm:
Bệnh viêm nha chu có thể lây truyền qua đường nước bọt khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh như hôn môi, dùng chung các vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, cốc uống nước, khăn mặt, tiếp xúc với nước bọt của người bệnh khi họ ho, hắt hơi, nói chuyện (3).
Tuy nhiên, tỷ lệ lây bệnh còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, hệ miễn dịch của người tiếp xúc.
Hoá chất trong khói thuốc lá có ảnh hưởng đến kết quả điều trị viêm nha chu. Chúng gây cản trở quá trình tái tạo mô mới và khả năng phục hồi mô khiến vết thương lâu lành hơn, giảm hiệu quả điều trị.
Ngoài ra, hút thuốc lá còn làm suy yếu miễn dịch, khiến cơ thể khó chống lại các vi khuẩn gây bệnh và kéo dài quá trình phục hồi vết thương. Thậm chí, thuốc lá còn làm tăng nguy cơ biến chứng từ viêm nha chu như nhiễm trùng, áp xe, mất răng vĩnh viễn… (4)
Bài viết trên đây là toàn bộ những thông tin về vấn đề bệnh viêm nha chu có chữa khỏi được không. Tóm lại, bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi.Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan, để các triệu chứng quá nặng mới đi điều trị bởi khi đó, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×