
Trẻ 17 tuổi có thể bọc răng sứ nếu như cả răng vĩnh viễn và cấu trúc xương hàm đều đã phát triển hoàn thiện. Đây là phương pháp có thể khắc phục được các trường hợp như sâu răng, răng thưa, mẻ răng, răng nhiễm màu nặng… Tuy nhiên, 17 tuổi bọc răng sứ được không để đảm bảo hiệu quả cao nhất, trẻ 17 tuổi nên bọc sứ ở những đơn vị uy tín và có chế độ chăm sóc răng miệng khoa học.
Theo bác sĩ Vũ Đình Công – Phó Giám Đốc chuyên môn phụ trách dịch vụ niềng răng và răng sứ khu vực miền Bắc của Nha Khoa Paris, các bạn trẻ 17 tuổi hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp bọc răng sứ để phục hồi tính thẩm mỹ và chức năng của răng. Nhưng điều kiện tiên quyết là răng vĩnh viễn đã mọc đầy đủ và xương hàm cũng phát triển hoàn thiện.
Chỉ có như vậy, tình trạng cộm cấn và sai lệch khớp cắn về sau mới không xảy ra. Bên cạnh đó, khi răng đã phát triển cứng chắc, việc mài cùi răng sẽ không gây ảnh hưởng tới buồng tủy và tác động xấu tới sức khỏe răng miệng.
Tuy nhiên, trong thực tế có không ít trẻ 17 tuổi nhưng vẫn tiếp tục phát triển xương hàm. Đối với trường hợp trên, các bác sĩ sẽ chỉ định không bọc răng sứ để tránh tình trạng cộm cấn và đau nhức về sau. Nguy hiểm hơn, trẻ còn có nguy cơ bị sai lệch khớp cắn và mất chức năng ăn nhai cơ bản.
Do đó, để biết chính xác 17 tuổi bọc răng sứ có được không, bạn nên đưa trẻ tới nha khoa. Các bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng, cấu trúc xương hàm và đưa ra giải pháp hoàn hảo nhất.
17 tuổi có thể bọc răng sứ khi răng vĩnh viễn và xương hàm đã phát triển ổn định
Nếu răng vĩnh viễn và xương hàm đã phát triển hoàn thiện, trẻ 17 tuổi có thể bọc răng sứ trong những trường hợp sau: sâu răng, răng thưa, mẻ răng, răng nhiễm màu nặng…
Nếu như răng chỉ bị sâu ở mức độ nhẹ, các bác sĩ có thể tiến hành trám răng để ngăn chặn vi khuẩn gây hại tấn công vào sâu bên trong răng và gây tổn hại tới tủy. Tuy nhiên, trong trường hợp răng sâu lỗ lớn, đã can thiệp chữa tủy thì trám răng gần như không tác dụng. Thậm chí, miếng trám còn nhanh chóng bị bung ra ngoài dưới tác động ăn nhai hàng ngày.
Khi đó, các bác sĩ sẽ tư vấn bọc răng sứ thẩm mỹ để bảo vệ cùi răng thật bên trong một cách tối ưu và khôi phục chức năng ăn nhai hiệu quả. Tuy nhiên, bọc sứ chỉ phù hợp với trường hợp chân răng vẫn còn cứng chắc.
Răng thưa sẽ khiến cho cặn thức ăn dễ dàng mắc lại khi ăn nhai và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại phát triển. Đối với trường hợp răng thưa nhẹ và chỉ xuất hiện ở một vài điểm trên cung hàm thì bác sĩ thường tư vấn phương pháp bọc răng sứ.
Chỉ sau một thời gian ngắn, hàm răng đã trở nên đều và đẹp như mong muốn. Bên cạnh đó, với phương pháp bọc sứ, hình dáng và màu sắc của răng còn có thể dễ dàng được điều chỉnh tùy theo nhu cầu của mỗi người.
Bọc sứ phù hợp với trường hợp răng thưa nhẹ
Trẻ 17 tuổi cũng có thể áp dụng kỹ thuật bọc răng sứ cho răng mẻ, vỡ để phục hồi tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của hàm răng. Tuy nhiên, phần răng bị vỡ, mẻ không được quá ⅔ thân răng thì mới có thể đảm bảo được độ cứng chắc của răng sứ.
Sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài có thể khiến cho răng bị nhiễm màu từ sâu bên trong. Đối với trường hợp trên, các phương pháp tẩy trắng răng thông thường gần như không có tác dụng. Khi đó, bọc răng sứ thẩm mỹ sẽ là giải pháp hoàn hảo giúp đem lại một hàm răng trắng sáng và đều màu đúng như mong muốn.
Với những trường hợp răng bị khấp khểnh hoặc hô, móm do răng ở mức độ nhẹ thì kỹ thuật bọc răng sứ cũng hoàn toàn có thể khắc phục được. Các bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành mài bớt đi cùi răng thật và bọc răng sứ bên ngoài sao cho đảm bảo khớp cắn của hai hàm đúng chuẩn.
Phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ không phù hợp với những trường hợp sau: sai lệch khớp cắn nghiêm trọng, răng quá nhạy cảm, răng bị lung lay, nhiễm trùng nặng, gãy vỡ chỉ còn chân răng…
Kỹ thuật bọc răng sứ chỉ có hiệu quả đối với trường hợp răng mọc lệch lạc ở mức độ nhẹ. Nếu như bị sai lệch khớp cắn nghiêm trọng, trẻ 17 tuổi nên áp dụng phương pháp niềng răng để nắn chỉnh răng về đúng vị trí trên cung hàm.
Đặc biệt đối với trường hợp răng bị hô, móm do cấu trúc xương hàm, trẻ cần đợi đến năm 18 tuổi để tiến hành phẫu thuật nắn chỉnh hàm. Đây là phương pháp duy nhất có thể khắc phục triệt để tình trạng trên.
Khớp cắn sai lệch nghiêm trọng không thể bọc sứ
Như những thông tin mà chúng tôi đã đề cập đến ở trong phần trên, trước khi gắn răng sứ, các bác sĩ sẽ cần mài bớt men răng để điều chỉnh hình thể của răng và tăng sự kết nối giữa mão sứ và răng thật. Do đó, đối với trường hợp răng quá nhạy cảm, các bác sĩ sẽ không tiến hành bọc răng sứ bởi có thể làm cho răng thật bị yếu đi và dễ bị kích ứng trong quá trình ăn nhai hàng ngày.
Khi chân răng đã không còn chắc chắn, bị lung lay thì việc mài cùi răng sẽ làm cho răng bị yếu đi đáng kể. Không chỉ vậy, nếu như răng đã bị lung lay nhưng vẫn bọc răng sứ thì mão sứ sẽ nhanh chóng bị lỏng lẻo và tuột ra khỏi cùi răng thật.
Đối với trường hợp răng lung lay nặng, không thể bảo tồn răng gốc, các bác sĩ thường chỉ định nhổ răng và trồng răng mới để đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai.
Trường hợp răng bị sâu, viêm nha chu, nhiễm trùng nặng… cũng không được bọc răng sứ. Khi đó, các bác sĩ sẽ tư vấn nhổ bỏ răng gốc để tránh viêm nhiễm lây lan và ảnh hưởng xấu tới các bộ phận khác trong khoang miệng. Sau khi nhổ răng, trẻ 17 tuổi cần trồng lại răng mới để khôi phục chức năng của hàm răng.
Răng bị sâu nặng cần nhổ bỏ
Kỹ thuật bọc sứ cũng không phải là giải pháp tối ưu đối với trường hợp răng bị gãy, vỡ lớn, gần như chỉ còn chân răng do tai nạn, bệnh lý răng miệng…. Bởi phần răng còn lại quá ít, răng sứ không thể cố định được chắc chắn và đảm bảo chức năng ăn nhai hiệu quả. Với trường hợp trên, các bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành nhổ bỏ phần chân răng còn lại và trồng răng mới.
Trẻ 17 tuổi áp dụng phương pháp bọc răng sứ cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để đạt được hiệu quả tốt nhất:
Chỉ nha khoa giúp nâng cao hiệu quả làm sạch răng miệng
Như vậy, ở trong bài viết trên, chúng tôi đã cung cấp những thông tin chi tiết liên quan đến vấn đề “17 tuổi bọc răng sứ được không”. Nhìn chung, độ tuổi phù hợp để bọc răng sứ còn phụ thuộc vào quá trình phát triển của răng vĩnh viễn và xương hàm. Trẻ 17 tuổi nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn giải pháp phù hợp..
Mọi thông tin của bạn đều được bảo mật
Tư vấn trực tiếp 24/7: 1900.6900
Nhập thông tin của bạn
×