18/06/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Bọc răng sứ là giải pháp giúp phục hình răng hiệu quả, đảm bảo thẩm mỹ lâu dài. Tuy nhiên, không phải ai cũng thực sự phù hợp với phương pháp này. Để tránh để lại hậu quả xấu khi bọc răng sứ không đúng cách, dưới đây là những trường hợp không nên bọc răng sứ được tiến sĩ, bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm (Giám đốc hệ thống Nha Khoa Paris) khuyến cáo.
Theo bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm, việc bọc răng sứ cần xem xét dựa trên sức khoẻ răng miệng hiện tại. Việc cố gắng bọc răng sứ lên những chiếc răng đang có bệnh khiến bệnh lý trở nên trầm trọng hơn, gây ra nhiễm trùng, viêm nướu (gingivitis), hỏng hoàn toàn răng thật. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần của khách hàng. Khiến họ tốn kém chi phí hơn do phải thực hiện lại nhiều lần.
Vì vậy, mỗi khách hàng khi có nhu cầu bọc răng sứ cần được khám tổng quát sức khỏe răng miệng. Qua đó, bác sĩ sẽ xem xét, đánh giá để đưa ra phương án phù hợp nhất.
Khi nói về các trường hợp không nên bọc răng sứ, bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm nhấn mạnh những chống chỉ định dưới đây:
Khi bị viêm nha chu nặng (Periodontitis), phần mô nướu và xương nâng đỡ răng bị cao răng tích tụ gây viêm nhiễm. Khi chưa được điều trị triệt để, vi khuẩn có thể xâm nhập vào bên trong, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng quanh chân răng sứ. Từ đó gây ra sưng tấy, đau nhức, nhiễm trùng diện rộng, tiêu xương ổ răng.
Hơn nữa, viêm nha chu có thể khiến nướu bị tụt, khiến phần chân răng sứ lộ ra ngoài gây mất thẩm mỹ, thậm chí là dễ sứt mẻ, nứt vỡ.
Khi răng bị mòn, nứt vỡ nhiều sẽ không đảm bảo bề mặt tiếp xúc tốt để răng bám chắc chắn, ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai. Chưa kể, trường hợp nếu răng bị mòn nặng, bọc răng sứ có thể khiến răng trở nên nhạy cảm hơn khi ăn đồ nóng/lạnh, đồ chua.
Bọc răng sứ chỉ có thể che đi khuyết điểm về mặt hình thể, chứ không thể điều chỉnh khớp cắn. Thậm chí, nếu vẫn cố bọc sứ có thể gây ra nguy cơ biến chứng như khiến khớp cắn sai lệch nhiều hơn, ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, phát âm hoặc nặng hơn là tiêu xương ổ răng, rối loạn khớp thái dương hàm, hỏng răng sứ…
Răng bị hô, móm nặng là do cấu trúc xương hàm và không thể khắc phục bằng phương pháp bọc răng sứ. Lúc này, bác sĩ sẽ tư vấn giải pháp niềng răng để chỉnh lại cung hàm hoặc phẫu thuật xương hàm để điều chỉnh sao cho cân đối (1).
Nếu khách hàng đang mắc phải các bệnh như sâu răng, viêm tuỷ, nhiễm trùng, chân răng lung lay thì không nên bọc răng sứ. Đặc biệt, với những răng bệnh lý nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khả năng liên kết < 0.5 – 0.75mm có thể gây ra các biến chứng như: tiêu xương hàm, viêm nướu kéo dài, tụt nướu. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ tư vấn khách hàng trồng răng Implant để khắc phục.
Trước khi bọc sứ, bác sĩ cần mài nhỏ răng để tạo không gian cho mão sứ, đồng thời tăng độ bám dính chắc chắn. Với răng khỏe mạnh, mài răng sẽ không đáng lo ngại. Nhưng với răng quá nhạy cảm thì không nên bọc răng sứ. Bởi thao tác mài răng thật sẽ càng khiến răng nhạy cảm hơn, gây ra cảm giác ê buốt, đau nhức nhiều cho khách hàng (2).
Khi răng lung lay cấp độ nặng (mức 3-4) khi bọc răng sứ có thể gặp tình trạng lực nhai không đều, khiến thức ăn bám dính vào kẽ răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Từ đó, để lại những hậu quả như bong tróc răng sứ, viêm nha chu, mất răng. Bác sĩ nha khoa có thể tư vấn khách hàng thực hiện các phương pháp khác như điều trị nha chu, cấy ghép implant thay vì bọc răng sứ.
Theo bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm, nếu khách hàng đang mắc một số bệnh dưới đây cần thông báo cho bác sĩ để cân nhắc về việc bọc răng sứ hay không:
– Tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao.
– Sốt, cảm cúm.
Việc bọc răng sứ có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ và kiêng khem trong thời gian đầu. Điều này ảnh hưởng đến khả năng hồi phục của cơ thể nếu bạn đang bị ốm sốt, cảm lạnh… Một số bệnh lý mãn tính có thể ảnh hưởng đến khả năng lành thương của cơ thể, do vậy cần được điều trị triệt để trước khi bọc răng sứ để tránh nguy cơ biến chứng.
Hàm răng của trẻ dưới 17 tuổi còn yếu, chưa phát triển hoàn toàn, việc mài răng có thể khiến răng yếu đi, để lại nhiều hệ luỵ. Trong trường hợp mắc các bệnh lý thì hãy xử lý bệnh trước rồi cân nhắc một số biện pháp như hàm trám răng. Nếu bị hô, móm thì niềng răng sẽ là giải pháp tối ưu hơn cả.
Việc cố gắng thực hiện bọc răng sứ với các trường hợp đã được khuyến cáo có thể gây ra một số hậu quả nghiêm trọng như:
– Răng sai khớp cắn nặng, ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, tăng nguy cơ tiêu xương ổ răng, đau nhức khớp thái dương hàm do lực nhai không đều.
– Nhiễm trùng, viêm nha chu do việc mài răng không đúng tạo kẽ hở cho mảng bám tích tụ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
– Viêm tủy răng, hoại tử tuỷ, gây áp xe (Abscess), mất răng vĩnh viễn.
Nghiên cứu của Đại học Y khoa Harvard cho thấy, tỷ lệ biến chứng sau khi bọc răng sứ cho bệnh nhân sai khớp cắn nặng cao hơn 3 lần so với bệnh nhân có khớp cắn bình thường (3).
Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của Đại học Nha khoa Quốc gia Nhật Bản cho thấy nguy cơ tiêu xương ổ răng sẽ tăng gấp 2 lần đối với người bệnh bị sai khớp cắn nặng (4)
Nghiên cứu của Đại học Nha khoa Gothenburg, Thụy Điển cho thấy, tỷ lệ nhiễm trùng sau khi mài cùi răng để bọc sứ là 2%, tỷ lệ viêm tủy răng là 3%.
Theo bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm: “Nếu rơi vào trường hợp không nên bọc răng sứ, bác sĩ sẽ tư vấn khách hàng những giải pháp khác vẫn giải quyết vấn đề họ đang gặp phải, đảm bảo an toàn và hiệu quả cao. Các giải pháp thay thế có thể là niềng răng, phẫu thuật chỉnh hàm, cấy ghép implant, hàn trám. Tuỳ vào tình trạng bệnh hiện tại của khách hàng để tư vấn phương pháp phù hợp nhất.”
– Răng bị sai khớp cắn, hô móm nặng: Niềng răng hoặc phẫu thuật chỉnh hàm là các phương pháp hiệu quả để điều chỉnh vị trí răng, giúp cải thiện khớp cắn và chức năng ăn nhai.
– Răng sâu, viêm nha chu, răng lung lay: Điều trị tuỷ, cạo vôi răng rồi tiến hành hàn trám. Trong trường hợp nặng, cần phải nhổ bỏ răng, trồng răng Implant là giải pháp hiệu quả để phục hồi chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.
Trước khi quyết định có nên bọc răng sứ hay không, khách hàng nên đến trực tiếp cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám và tư vấn từ bác sĩ. Dựa trên kết quả khám, bác sĩ sẽ tư vấn cho khách hàng giải pháp an toàn, hiệu quả nhất.
Trong quá trình khám, bác sĩ sẽ kiểm tra tổng thể sức khỏe răng miệng bao gồm tình trạng răng có sâu hay sứt mẻ gì không, khớp cắn có sai không, đánh giá độ dày của xương hàm. Từ đó, đánh giá các nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra khi bọc răng sứ.
Trong trường hợp không đủ điều kiện để bọc răng sứ, bác sĩ có thể tư vấn các giải pháp an toàn và hiệu quả hơn như hàn răng, tẩy trắng răng, niềng răng (braces), cấy ghép implant.
Nếu bạn đang băn khoăn không biết cơ thể và sức khoẻ có đáp ứng đủ điều kiện bọc răng sứ hay không, hãy đến Nha Khoa Paris để được thăm khám, chẩn đoán chính xác các bệnh lý về răng miệng.
Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và chuyên môn sẽ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp với từng tình trạng cụ thể. Áp dụng các phương pháp điều trị tiên tiến, hiệu quả đem đến cho khách hàng nụ cười rạng rỡ và tự tin nhất.
Đến với Nha Khoa Paris, khách hàng sẽ được thăm khám, kiểm tra dưới sự hỗ trợ của nhiều thiết bị, công nghệ hiện đại như máy Scan Trios 3D, phần mềm DSD… giúp đảm bảo an toàn và đạt được hiệu quả phục hình răng tốt nhất.
Trên đây là những trường hợp không nên bọc răng sứ được bác sĩ Đàm Ngọc Trâm – Giám đốc của hệ thống Nha Khoa Paris khuyến cáo. Nếu bạn đang có nhu cầu khám sức khỏe răng miệng và tìm hiểu về bọc răng sứ, hãy đến trực tiếp các chi nhánh của hệ thống để được bác sĩ tư vấn.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×