Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Đối phó với Đau răng ê buốt cả hàm: Cách chữa và cách phòng

Đau răng ê buốt cả hàm là một hiện tượng gây ra cảm giác rất khó chịu xung quanh bề mặt răng hoặc từ bên trong. Tình trạng trên xảy ra thường là do sâu răng nặng gây viêm tủy, viêm nha chu, áp xe răng… Bạn có thể khắc phục chứng đau nhức, ê buốt răng cả hàm bằng các cách đơn giản là chườm lạnh, súc miệng nước muối, uống thuốc…

1. Đau răng ê buốt cả hàm do đâu

Răng bị đau ê buốt cả hàm là tình trạng đau nhức, ê buốt không xác định rõ được vị trí răng đang bị ảnh hưởng mà cảm giác khó chịu đấy sẽ lan ra toàn hàm.

Bác sĩ Nguyễn Hải Nam (Nha Khoa Paris chi nhánh Hà Nội) chia sẻ, tình trạng trên thường xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau như sâu răng nặng gây viêm tủy, áp xe răng, viêm xoang…

1.1. Sâu răng nặng gây viêm tủy

Sâu răng khi đã tiến triển đến giai đoạn nặng sẽ phá hủy đến cả ngà răng và lan vào buồng tủy gây viêm nhiễm.

Lúc bấy giờ, bạn không chỉ bị đau nhức răng mà còn kèm theo cả hiện tượng ê buốt, khó chịu và nhất là mỗi khi ăn uống đồ lạnh, chua, cay, nóng. Như vậy, tình trạng trên sẽ là dấu hiệu nhận biết sâu răng đã chạm đến ngà răng, thậm chí là tủy răng của bạn.

Nếu như không điều trị sớm, tình trạng viêm nhiễm ở tủy răng sẽ tiến triển nhanh chóng gây ra những cơn đau nhức dữ dội ngay cả khi không có bất kỳ tác động nào.

Sâu răng nặng gây viêm tủy

Sâu răng nặng gây viêm tủy

1.2. Đau răng ê buốt cả hàm do viêm nha chu

Vừa bị đau nhức vừa bị ê buốt cả hàm có thể là triệu chứng của bệnh lý viêm nha chu thường gặp.

Đây chính là tình trạng nhiễm trùng nướu, làm tổn thương các mô trong nướu răng, đồng thời nếu không được điều trị đúng cách còn gây mòn xương răng.

Do mô nướu bị viêm nhiễm, nên phần nào sẽ làm mất đi lực nâng đỡ răng và khiến răng của bạn không thể chắc chắn cũng như bị đau nhức, ê buốt mỗi khi ăn nhai hay có tác động từ ngoại lực.

1.3. Đau răng ê buốt cả hàm do áp xe răng

Áp xe răng là bệnh lý xảy ra khi bạn bị nhiễm trùng răng do sâu, răng bị tổn thương hoặc biến chứng sau khi làm răng. Áp xe thường xuất hiện ở gần chân răng hoặc đường viền nướu, dưới dạng một túi mủ.

Bên cạnh đó, đây là bệnh lý răng miệng có thể xuất phát từ bên trong và sau đó lan sang chân răng cùng các vùng lân cận, gây đau nhức răng và ê buốt nghiêm trọng.

Nếu bị áp xe răng nặng, ngay cả khi bạn chỉ ăn nhai nhẹ cũng cảm thấy những cơn đau dữ dội ập đến ngay lập tức.

1.4. Viêm xoang

Viêm xoang cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau răng, ê buốt tới cả hàm.

Trong trường hợp xoang bị viêm cấp tính sẽ có nguy cơ lan đến vùng chân răng, khiến các răng của chúng ta bị lung lay, đau nhức, ê buốt, nhất là khi chạm vào chân răng.

Hơn thế, do vùng xoang bị viêm nhiễm nên gần như bạn rất khó xác định được chiếc răng nào đang bị đau, ê buốt. Cảm giác khó chịu đấy sẽ lan ra cả hàm và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng cũng như sinh hoạt thường ngày.

Chưa kể, phần mủ tích tụ trong xoang còn có nguy cơ dẫn tới biến chứng tiêu xương hàm.

Viêm xoang

Viêm xoang

1.5. Do thói quen nghiến răng

Nhiều người có thói quen nghiến răng trong vô thức, nhất là khi ngủ nhưng không hay biết và cũng không thể kiểm soát được.

Cũng bởi vì vậy, theo thời gian men răng bị mài mòn và làm lộ ra phần ngà răng bên trong. Hậu quả là răng của bạn sẽ dễ bị đau nhức, ê buốt mỗi khi có tác động từ ngoại lực.

1.6. Nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân trên, thì tình trạng cả hàm bị đau, ê buốt còn liên quan đến một số vấn đề như sau:

Thẩm mỹ, điều trị nha khoa sai kỹ thuật: Trong quá trình trám răng, bọc sứ, lấy cao răng… nếu như bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật thì sau khi làm xong bạn cũng dễ bị đau nhức, ê buốt răng cả hàm kéo dài.

Chưa biết cách chăm sóc răng miệng: Chải răng quá mạnh, sử dụng nước súc miệng có tính tẩy rửa cao trong khoảng thời gian dài, chải răng theo chiều ngang… cũng là nguyên nhân khiến cho răng của bạn vừa bị đau vừa bị ê buốt toàn hàm.

Chế độ ăn uống kém khoa học: Thường xuyên ăn đồ ăn chứa tính axit cao, nhiều đường… về lâu ngày sẽ khiến cho men răng bị mài mòn, tích tụ các mảng bám tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Do đó, một khi men răng bị phá hủy thì dễ bị đau nhức, ê buốt.

2. Cách trị răng ê buốt và đau nhức cả hàm tại nhà

Răng bị ê buốt, đau nhức cả hàm dù là vì nguyên nhân nào thì cũng đều gây ra những ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe răng miệng của chúng ta.

Chính vì vậy, để khắc phục tình trạng trên bạn có thể áp dụng một số cách rất đơn giản như chườm lạnh, súc miệng nước muối, dùng thuốc…

2.1. Chườm lạnh giúp giảm đau nhức, ê buốt răng

Bạn có thể dùng túi đá nhỏ hoặc một chiếc khăn lạnh chườm lên phần má bên ngoài để giảm đau, giảm ê buốt rất nhanh chóng.

Cách trên sẽ phát huy tác dụng cao nhất trong những trường hợp bị đau buốt, ê buốt răng cả hàm do chấn thương hoặc sưng nướu.

Sở dĩ, chườm lạnh có thể giảm đau buốt cả hàm là nhờ nhiệt độ thấp làm hạn chế hoạt động của máu và làm tê liệt tạm thời hệ thống dây thần kinh ở khu vực bị ảnh hưởng, nên từ đó các cảm giác khó chịu sẽ được xoa dịu.

Chườm lạnh giúp giảm đau nhức, ê buốt răng

Chườm lạnh giúp giảm đau nhức, ê buốt răng

2.2. Súc miệng nước muối để hạn chế tình trạng ê buốt, đau nhức

Nước muối là dung dịch có tính sát khuẩn, kháng viêm cao. Nên chúng ta có thể sử dụng chúng để giảm đau, giảm ê buốt răng vừa hiệu quả vừa an toàn.

Nhằm đảm bảo về tính hiệu quả cũng như hạn chế các ảnh hưởng không tốt, khi pha nước muối súc miệng bạn cần đảm bảo tỷ lệ  muối đạt 0,9%.

Cách đơn giản nhất, lấy 1 lít nước đun sôi để nguội pha với 9 gram muối, như vậy dung dịch súc miệng của bạn đã đạt tỷ lệ chuẩn theo đúng lời khuyên của bác sĩ nha khoa.

Bên cạnh đó, khi súc miệng hãy cố gắng ngậm nước muối ít nhất là trong 30 giây. Như vậy, các hoạt chất có lợi ở nước muối sẽ có đủ thời gian để phát huy tác dụng giúp giảm đau, giảm ê buốt răng.

2.3. Dùng thuốc giảm đau nhức răng

Trong trường hợp bạn bị đau buốt cả hàm dữ dội thì phương pháp giúp giảm đau, khó chịu tạm thời nhanh nhất vẫn là dùng thuốc.

Tuy nhiên, để không xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn thì trước khi dùng thuốc giảm đau nhức răng, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nha khoa cũng như các dược sĩ.

Tuyệt đối không được mua thuốc sử dụng theo ý của mình, ngay cả khi đấy là thuốc không kê đơn.

2.4. Dùng tỏi giảm ê buốt, đau răng

Allicin là hoạt chất được tìm thấy ở trong tỏi rất nhiều, chúng có tác dụng diệt khuẩn như một loại kháng sinh tự nhiên. Nhờ vậy, tỏi cũng có thể xoa dịu cơn đau nhức, ê buốt cả hàm của bạn.

Cách thực hiện cũng không hề phức tạp chút nào, bạn chỉ cần nghiền nát một vài tép tỏi tươi cùng chút muối.

Sau đó, bạn hãy đắp hỗn hợp trên lên vị trí răng đang bị đau, ê buốt nhất. Lưu ý nên dùng ít tỏi hoặc có thể pha thêm chút nước để tránh tình trạng kích ứng và bỏng nướu.

Dùng tỏi giảm ê buốt, đau răng

Dùng tỏi giảm ê buốt, đau răng

2.5. Thoa tinh dầu lá chanh để giảm ê buốt, đau răng

Các bác sĩ nha khoa cho biết, tinh dầu được chiết xuất từ lá chanh sẽ giúp chống viêm, tiêu diệt vi khuẩn gây hại và giảm đau, giảm ê buốt rất tốt.

Nên khi răng bị đau ê buốt cả hàm thì bạn hãy áp dụng ngay cách dưới đây:

Bước 1: Lấy vài lá chanh rửa sạch, mang đi đun sôi với 1 lít nước và 1 thìa muối. Khi nước bắt đầu sôi hãy để lửa nhỏ để đun tiếp từ 10 – 15 phút. Cuối cùng là tắt bếp và đợi cho nước chanh nguội.

Bước 2: Vệ sinh răng miệng.

Bước 3: Dùng tăm bông nhúng vào nước lá chanh rồi chấm nhẹ nhàng lên những răng đang bị ảnh hưởng. Lặp lại từ 3 – 4 lần để tinh chất lá chanh dễ dàng thấm sâu vào bên trong chân răng cũng như không bị trôi.

Bước 4: Giữ nguyên tinh chất là chanh trên răng từ 10 – 15 phút và sau đó súc miệng lại với nước sạch.

2.6. Ngậm mật ong giúp giảm ê buốt, đau răng

Trong Đông y, mật ong được biết đến là dược liệu có khả năng đẩy lùi tình trạng sưng tấy nướu, ê buốt và đau răng hiệu quả.

Lý do là vì hoạt chất Hydrogen Peroxide trong mật ong có tác dụng ức chế sự hoạt động cũng như phát triển của vi khuẩn, ngăn ngừa vi khuẩn lan rộng sang răng khác. Ngoài ra, mật ong còn giúp hơi thở của bạn trở nên thơm tho hơn.

Cách thực hiện như sau:

Bước 1: Vệ sinh răng miệng như thường lệ.

Bước 2: Lấy 1 thìa mật ong nguyên chất và ngậm trong miệng 5 phút.

Bước 3: Bạn có thể chải răng lại lần nữa hoặc dùng nước muối để súc miệng cho sạch.

2.7. Uống trà bạc hà giúp dịu cơn đau nhức, ê buốt

Trà bạc hà có đặc tính gây tê nên phần nào sẽ giúp xoa dịu các cơn đau, ê buốt răng của bạn một cách nhanh chóng.

Hơn thế, bạc hà còn có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn đặc hiệu. Nên khi sử dụng còn giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu…

Ngoài cách uống trà bạc hà mỗi ngày thì bạn cũng có thể dùng túi trà bạc hà đã qua sử dụng và còn ấm để chườm lên răng đang bị ảnh hưởng từ 3 – 5 phút, nhờ vậy cảm giác đau hay ê buốt đều tan biến.

Uống trà bạc hà giúp dịu cơn đau nhức, ê buốt

Uống trà bạc hà giúp dịu cơn đau nhức, ê buốt

2.8. Thoa gel nha đam giúp răng giảm ê buốt, đau nhức

Nha đam hay còn được gọi là lô hội, được biết đến là một trong những nguyên liệu rất “đa-zi-năng” về công dụng, nhất là trong việc làm đẹp.

Tuy nhiên, ngoài dùng để dưỡng da thì nha đam còn được sử dụng như một dược liệu khắc phục các tình trạng đau nhức, ê buốt răng do viêm nhiễm và chấn thương.

Nguyên nhân là vì, chúng có chứa không ít các hoạt chất kháng sinh hoạt động mạnh với khả năng kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn nhanh chóng và kiểm soát tốt các triệu chứng bệnh lý.

Hướng dẫn cách thực hiện:

Bước 1: Lá nha đam mang đi rửa sạch, bỏ đi phần vỏ xanh và chỉ cần lấy phần thịt bên trong.

Bước 2: Cắt phần thịt nha đam thành từng miếng nhỏ khoảng bằng đầu ngón tay cái.

Bước 3: Xoa trực tiếp nha đam lên vị trí răng bị sưng đau, ê buốt trong khoảng 2 – 3 phút để cho phần gel được thấm kỹ.

Bước 4: Lấy một miếng nha đam khác đặt vào vị trí đã thoa gel trước đó, giữ nguyên ít nhất 30 phút để các tinh chất thẩm thấu vào niêm mạc lợi.

Bước 5: Cuối cùng bạn cần súc miệng lại với nước để làm sạch răng miệng.

Lưu ý: Bạn hãy duy trì bôi gel nha đam tối thiểu từ 3 – 5 ngày liên tục khi bị ê buốt, đau răng để đạt được hiệu quả như mong muốn. Ngoài ra, cách trên còn giúp cải thiện tình trạng hơi thở có mùi hôi khó chịu.

3. Lưu ý khi điều trị đau răng ê buốt cả hàm tại nhà

Chúng ta có thể khắc phục tình trạng răng ê buốt, đau nhức cả hàm tại nhà với những cách vừa đơn giản, vừa tiết kiệm như trên. Tuy nhiên, để đảm bảo về mặt hiệu quả cũng như hạn chế các tác động không mong muốn thì bạn cần cân nhắc tới một số vấn đề như sau.

Thứ nhất: Các phương pháp tại nhà chỉ mang tính chất tạm thời, chứ không giúp bạn điều trị tận gốc chứng đau nhức ê buốt răng cả hàm. Vì vậy, bạn vẫn nên đi khám bác sĩ nha khoa để được tư vấn, chữa trị bằng các biện pháp y khoa chuyên sâu.

Thứ hai: Các phương pháp tại nhà sẽ không mang đến hiệu quả ngay lập tức, nên bạn cần kiên trì áp dụng trong một khoảng thời gian nhất định.

Thứ ba: Khi áp dụng các cách giảm đau, ê buốt răng như trên nếu thấy các phản ứng bất thường như rát, bỏng nướu/má/môi thì bạn cần dừng ngay lập tức, súc miệng bằng nước sạch và đi khám bác sĩ nha khoa.

Thứ tư: Các dụng cụ được sử dụng trong quá trình giảm đau, ê buốt răng như cốc, lọ, thìa… cần được vô trùng một cách kỹ lưỡng. Cách vô trùng đơn giản nhất là đun sôi.

Lưu ý khi điều trị đau răng ê buốt cả hàm tại nhà

Lưu ý khi điều trị đau răng ê buốt cả hàm tại nhà

Như vậy, đau răng ê buốt cả hàm là tình trạng xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu như chỉ thông qua các triệu chứng cơ bản, thì rất khó để biết được đối với trường hợp của bạn thì sẽ do nguyên nhân nào và nên điều trị ra sao. Dù có thể khắc phục tại nhà, nhưng chúng tôi vẫn đưa ra lời khuyên hữu ích dành cho bạn là nên đi thăm khám tại phòng khám nha khoa uy tín trước khi các triệu chứng nặng hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề Đau răng ê buốt cả hàm
Buốt răng khi trời lạnh: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục

Buốt răng khi trời lạnh: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục

Nhiệt độ lạnh khiến răng trở nên nhạy cảm và dễ bị ê buốt hơn. Răng ê buốt nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ngày càng nặng

Ngày 27/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ nha khoa Lê Quốc Huy
Mách bạn các cách giảm ê buốt răng tức thì hiệu quả tại nhà

Mách bạn các cách giảm ê buốt răng tức thì hiệu quả tại nhà

Tình trạng ê buốt răng sẽ khiến bạn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, nhất là khi ăn nhai. Nếu không điều trị kịp thời, vấn đề này sẽ

Ngày 01/02/2024 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh
Cách giảm ê buốt sau khi mài răng, những lưu ý cần biết

Cách giảm ê buốt sau khi mài răng, những lưu ý cần biết

Để có kết quả bọc răng sứ như mong muốn thì không thể thiếu thao tác mài chỉnh cùi răng thật. Tuy nhiên, mài răng xong có thể gây ê

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền
Răng ê buốt kéo dài: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Răng ê buốt kéo dài: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Không chỉ gây khó khăn trong ăn uống mà tình trạng răng ê buốt răng kéo dài còn có thể gây những hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe răng

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Phạm Thị Hạnh
10 Cách khắc phục răng ê buốt hiệu quả ngay tại nhà

10 Cách khắc phục răng ê buốt hiệu quả ngay tại nhà

Ê buốt răng thường diễn ra đột ngột trong khoảng thời gian ngắn và khiến bạn cảm thấy khó chịu khi ăn uống. Bạn có thể cảm thấy đau

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Hải Nam
Răng bị ê buốt khi uống nước: Nguyên nhân và cách điều trị

Răng bị ê buốt khi uống nước: Nguyên nhân và cách điều trị

Răng bị ê buốt khi uống nước là hiện tượng mà không ít người gặp phải, có thể xảy ra do bệnh lý răng miệng, nứt răng, nghiến răng… Nếu

Ngày 25/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Nguyễn Thị Thu Hằng
Whatspp Viber
Đăng ký
Messenger
<< Địa chỉ
map