Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp đầu tiên tại việt nam
Hệ thống chuỗi nha khoa tiêu chuẩn pháp
  • Mở cửa từ 8h - 18h
  • Từ T2 - CN
Nha Khoa Paris

Bài thuốc chữa viêm tuyến nước bọt an toàn & hiệu quả

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Implant, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Đà Nẵng.

Viêm tuyến nước bọt là bệnh lý phổ biến có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, thường xảy ra do những nguyên nhân như vi khuẩn, virus, nấm hoặc dị ứng gây nhiễm trùng tuyến nước bọt. Ở giai đoạn đầu, viêm tuyến nước bọt sẽ gây đau nhức khó chịu khi ăn. Nếu không được điều trị kịp thời, mủ sẽ tích tụ và hình thành các ổ áp-xe trong tuyến nước bọt. Vậy làm sao để giải quyết được vấn đề trên? Hãy cùng tìm hiểu những bài thuốc chữa viêm tuyến nước bọt ngay sau đây.

1. Bài thuốc điều trị viêm tuyến nước bọt trong dân gian

1.1. Dùng củ khoai tây

Khoai tây là thực phẩm ít calo, nhiều chất xơ và giàu Canxi, Kẽm, Vitamin C, B1, B2,… có khả năng tiêu viêm, chữa đau dạ dày và nhuận tràng. Từ lâu, sử dụng củ khoai tây tươi để bôi lên chỗ sưng đau được xem như là biện pháp giảm triệu chứng viêm tuyến nước bọt. Cách dùng khoai tây chữa bệnh đơn giản như sau:

– Củ khoai tây tươi rửa sạch.

– Mài khoai tây thành bột mịn.

– Trộn bột khoai tây với một lượng nhỏ giấm để tạo thành một hỗn hợp.

– Bôi hỗn hợp này lên vùng viêm tuyến nước bọt.

– Đợi khoảng 15 – 20 phút.

– Sau đó, rửa sạch lại bằng nước ấm.

bài thuốc chữa viêm tuyến nước bọt

Dùng khoai tây chữa viêm tuyến nước bọt

1.2. Nước gừng

Theo Bác sĩ Nha khoa Hồ Nhật Anh, trong gừng có chứa Oleoresin, Tecpen, chất men Zingibain. Đây là các hoạt chất có tính kháng khuẩn cao giúp cải thiện tình trạng viêm tuyến nước bọt.

Cách thực hiện như sau:

– Nạo bỏ vỏ gừng tươi, rửa sạch rồi cắt thành từng lát mỏng.

– Ngậm lát gừng tươi vào khoang miệng, gần với vùng họng.

– Thực hiện đều đặn nhiều lần trong ngày cho đến khi tình trạng viêm nhiễm giảm hẳn.

1.3. Lá cây cỏ ngọt

Cỏ ngọt được xem là chất phụ gia phổ biến trong kem đánh răngnước súc miệng nhờ khả năng giảm sự hình thành vi khuẩn trong miệng.

Đồng thời, nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng cỏ ngọt có thể giúp ngăn ngừa sâu răng, viêm lợi và viêm tuyến nước bọt.

Để sử dụng cỏ ngọt, bạn có thể thực hiện như sau:

– Rửa sạch và phơi khô lá cỏ ngọt.

– Mỗi lần dùng 2,5g lá cỏ ngọt đã phơi khô.

– Sắc với 200ml nước.

– Uống mỗi ngày 2 lần.

1.4. Mật ong

Mật ong nguyên chất chứa acid Pantothenic và Albumin, giúp tăng tính sát khuẩn, làm giảm viêm. Sử dụng mật ong hàng ngày là phương pháp nhanh chóng và hiệu quả để làm giảm tình trạng viêm tuyến nước bọt.

Cách thực hiện:

– Trước tiên, vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ.

– Nhúng 1 chiếc tăm bông vào mật ong nguyên chất.

– Bôi mật ong vào quanh khoang miệng.

– Để trong khoảng 5 – 10 phút rồi súc miệng bằng nước ấm.

– Thực hiện mỗi ngày từ 2 – 3 lần cho đến khi tình trạng viêm tuyến nước bọt được cải thiện.

bài thuốc chữa viêm tuyến nước bọt

Mật ong làm giảm tình trạng viêm tuyến nước bọt

2. Bài thuốc nam chữa viêm tuyến nước bọt

2.1. Bạch truật

Bạch truật là một loại dược liệu quý được sử dụng trong các bài thuốc dân gian với nhiều công dụng khác nhau. Theo Y Học Cổ Truyền, bạch truật rất lành tính, có tính ấm và vị ngọt dịu. Bạch truật còn có tính chống viêm, giúp giảm sưng đau và cải thiện triệu chứng viêm tuyến nước bọt.

Nguyên liệu:

– 150g xa tiền tử, 150g vỏ cây táo, 200g mạch môn, 200g bạch truật, 200g sơn dược

Cách thực hiện:

– Cho các thành phần trên tán thành bột mịn.

– Đun sôi với nước.

– Dùng ngày 2 – 3 lần cho đến khi giảm triệu chứng viêm tuyến nước bọt.

bài thuốc chữa viêm tuyến nước bọt

Bạch truật là dược liệu quý với nhiều công dụng

2.2. Nấm linh chi

Nấm linh chi được biết đến với tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp cải thiện sức khỏe. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho thấy nấm linh chi có khả năng ức chế sự phát triển của nhiều loại virus và vi khuẩn khác nhau.

Cách dùng nấm linh chi để giảm viêm tuyến nước bọt:

– Nấm linh chi nguyên chất, loại bỏ phần cuống, rồi phơi khô.

– Thái nấm linh chi thành thái mỏng hoặc tán thành bột và hãm nước sôi để lấy nước uống.

– Mỗi ngày dùng 2g – 5g nấm linh chi.

– Nấm linh chi khi nấu có mùi thơm, vị hơi đắng và chua nhẹ. Bạn có thể thêm mật ong hoặc đường vào để dễ uống hơn.

2.3. Hà thủ ô đỏ

Hà thủ ô là vị vị thảo dược quý trong Đông y, nước khi sắc lên giúp ức chế các vi khuẩn. Ngoài ra, hoạt chất resveratrol có trong hà thủ ô cũng có tác dụng kháng nấm, kháng khuẩn.

Hà thủ ô có tác dụng hiệu quả trong việc chữa viêm tuyến nước bọt, cách thực hiện rất đơn giản:

– Lấy 30g hà thủ ô đã chế biến sắc với khoảng 300ml nước.

– Đun sôi đến khi còn một nửa là được.

– Mỗi ngày uống 2 lần.

2.4. Cam thảo

Theo các nghiên cứu, rễ cam thảo chứa glycyrizin có tác dụng kháng viêm, chống lại vi khuẩn và chống oxy hóa hiệu quả. Vì vậy, chúng cũng là một trong những mẹo dân gian chữa viêm tuyến nước bọt được áp dụng rộng rãi.

Cách dùng:

– Bạn có thể dùng cam thảo bằng cách sắc thuốc uống, dùng cao lỏng, nhai trực tiếp hay sử dụng các sản phẩm như trà cam thảo, kẹo cam thảo.

– Chỉ nên dùng 4 – 80g cam thảo trong ngày.

– Dùng liên tục hàng ngày cho đến khi hết tình trạng viêm nhiễm.

bài thuốc chữa viêm tuyến nước bọt

Cam thảo giúp kháng viêm, chống lại vi khuẩn và chống oxy hóa

3. Dùng thuốc tây điều trị viêm tuyến nước bọt

Theo Bác sĩ Hồ Nhật Anh, nguyên nhân gây viêm tuyến nước bọt phổ biến là do sinh vật Staphylococcus aureus và những vi sinh vật khác bao gồm dạng trực khuẩn ruột, liên cầu và các vi khuẩn kỵ khí.

Để điều trị triệt để viêm tuyến nước bọt cần sử dụng kháng sinh có hoạt tính chống lại Staphylococcus aureus như dicloxacillin (250mg, uống 4 lần/ngày), clindamycin hoặc cephalosporin thế hệ 1. Nếu Staphylococcus aureus kháng methicillin (MRSA) gia tăng, nhất là với những người cao tuổi thì cần sử dụng vancomycin.

Ngoài ra, để giảm vi khuẩn trong khoang miệng và vệ sinh răng miệng, sử dụng chlorhexidine 0,12% để súc miệng ba lần/ngày.

Trên đây là những bài thuốc chữa viêm tuyến nước bọt hiệu quả từ Nha khoa Paris. Hy vọng rằng bạn đã có cho mình được những biện pháp điều trị hiệu quả.

Hiển thị nguồn

Suckhoedoisong: “Viêm tuyến nước bọt mang tai có nguy hiểm không?”

Alobacsi: “Viêm tuyến nước bọt có nguy hiểm?”

Pennmedicine: “Salivary Gland Infection – Symptoms and Causes”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chủ đề nước bọt có mùi hôi
Vì sao nước bọt có mùi hôi? Bác sĩ nha khoa trả lời

Vì sao nước bọt có mùi hôi? Bác sĩ nha khoa trả lời

Bỗng một ngày, bạn phát hiện ra nước bọt của mình có mùi khó chịu và “tá hoả” đi tìm nguyên nhân và cách giải quyết mà vẫn chưa tìm ra.

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Tại sao kẽ răng có mùi hôi? Biện pháp khắc phục nhanh chóng

Tại sao kẽ răng có mùi hôi? Biện pháp khắc phục nhanh chóng

Kẽ răng có mùi hôi là nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng mà nhiều người mắc phải hiện nay. Mặc dù đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nha khoa Hoàng Thị Thu Hiền
Viêm tuyến nước bọt: Triệu chứng và phương pháp chữa trị hiệu quả

Viêm tuyến nước bọt: Triệu chứng và phương pháp chữa trị hiệu quả

Viêm tuyến nước bọt là một bệnh lý rất phổ biến, thường xảy ra vào mùa lạnh. Khi đó, lượng dịch tiết sẽ giảm, gây khô miệng kèm theo

Ngày 18/12/2023 - Tham vấn y khoa: Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm