18/03/2024
Tác giả: Nha khoa paris
Được giải đáp bởi Bác sĩ Nha khoa Triệu Thị Thùy Nga – Bác sĩ Răng Hàm Mặt – Chuyên gia Niềng răng, bọc răng sứ – Nha Khoa Paris Bà Triệu
Bé bị hôi miệng khi mọc răng do đâu? Vệ sinh răng miệng cho trẻ em là một việc rất quan trọng để giữ cho răng của trẻ sạch và khỏe mạnh. Nếu không làm vệ sinh sau khi trẻ ăn, các thức ăn có thể dính vào răng và gây mùi hôi. Đặc biệt, đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên khi đã có đủ số răng, nước bọt và đã tập ăn cơm, thì việc vệ sinh răng miệng trở nên càng quan trọng hơn. Hãy đảm bảo rằng trẻ được vệ sinh răng đúng cách để tránh các vấn đề về sức khỏe răng miệng trong tương lai
Bác sĩ nha khoa Triệu Thị Thùy Nga cho biết: Ngứa kèm khó chịu khi mọc răng và Vệ sinh răng miệng không đúng cách là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bé bị hôi miệng khi mọc răng.
Ngứa và khó chịu khi mọc răng: Khi mầm răng nhú lên khỏi lợi, bé cảm thấy ngứa và khó chịu. Điều này khiến bé cắn và nhai bất cứ thứ gì có thể chạm vào, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào miệng. Vi khuẩn này có thể gây hôi miệng và làm hơi thở của bé có mùi khó chịu.
Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Trong quá trình mọc răng, bé thường có cơn đau và khó chịu, đặc biệt khi vệ sinh răng miệng hàng ngày. Một số phụ huynh có thể không vệ sinh răng cho bé khi bé khó chịu và khóc. Việc này tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây hôi miệng.
Bệnh lý: Hôi miệng khi mọc răng cũng có thể là một dấu hiệu của các bệnh lý rối loạn đường ruột hoặc nhiễm trùng đường hô hấp. Ngoài hơi thở có mùi khó chịu, bé còn có thể có các triệu chứng khác như biếng ăn, quấy khóc, mệt mỏi, đau bụng, đau họng và chảy nước mũi.
Khi bị hôi miệng, hơi thở của bé sẽ có mùi rất khó chịu, đặc biệt là khi nói hoặc cười. Điều đó chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày của trẻ.
Ngoài ra, như những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ ở trong phần trên, hôi miệng cũng là triệu chứng của các bệnh lý toàn thân. Nếu như cha mẹ không có phương án xử lý kịp thời, sức khỏe của trẻ chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Để cải thiện tình trạng hôi miệng khi mọc răng ở trẻ, cha mẹ có thể áp dụng các mẹo sau: sử dụng chanh tươi, mật ong, rau húng quế và rau mùi tàu. Điểm chung của các cách trên là đều sử dụng các nguyên liệu tự nhiên nên cực kỳ lành tính và không gây ảnh hưởng xấu tới các bộ phận trong khoang miệng của trẻ.
Không chỉ được đánh giá cao bởi khả năng sát khuẩn tốt, chanh còn có mùi hương dịu mát nên hoàn toàn có thể khắc phục được tình trạng hơi thở có mùi của trẻ. Các mẹ hãy pha nước cốt chanh cùng mật ong với một tỉ lệ phù hợp để cho bé uống. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể cho trẻ súc miệng bằng nước cốt chanh và muối.
Sau một thời gian, hiện tượng hôi miệng sẽ có sự cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, các mẹ chỉ nên áp dụng theo những cách trên khoảng 2 – 3 lần/tuần để tránh làm tổn hại tới men răng của trẻ.
Mật ong cũng là một nguyên liệu có khả năng giảm bớt tình trạng hôi miệng ở trẻ. Bởi mật ong có đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ, giúp loại bỏ những vi khuẩn gây hại ở trong khoang miệng. Khi kết hợp mật ong với bột quế sẽ tạo nên một hỗn hợp có mùi hương đặc trưng, dễ chịu. Nhờ vậy, mùi hôi miệng cũng nhanh chóng biến mất.
Trước tiên, cha mẹ hãy cho mật ong và bột quế vào một cốc nước nhỏ theo tỉ lệ cân bằng. Sau đó, cha mẹ cho bé súc miệng 2 lần/ngày hoặc thoa lên miệng của trẻ. Tuy nhiên, trẻ vẫn cần súc miệng lại bằng nước để làm sạch khoang miệng.
Rau húng quế có chứa linalool và methyl chavicol. Đây là hai hợp chất có công dụng ngăn cản sự hình thành của sulphur – nguyên nhân hàng đầu gây nên mùi hôi miệng. Không chỉ vậy, rau húng quế còn có tính sát khuẩn khá tốt nên giúp ngăn chặn những bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu…
Cha mẹ chỉ cần lấy lá húng quế để sắc lấy nước cho trẻ ngậm hàng ngày vào buổi sáng và tối. Sau khoảng vài ngày kiên trì áp dụng, tình trạng hôi miệng sẽ dần dần biến mất. Tuy nhiên, các mẹ nên rửa sạch lá húng quế trước khi sắc để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào khoang miệng của trẻ.
Bên cạnh những nguyên liệu mà chúng tôi kể đến ở trong phần trên, các mẹ cũng hoàn toàn có thể tận dụng rau mùi tàu để chữa hôi miệng cho trẻ khi mọc răng. Bởi đây là một loại nguyên liệu tự nhiên có tính hàn và mùi thơm đặc biệt. Không chỉ vậy, mùi tàu còn có chứa rất nhiều loại vitamin bổ ích, giúp cải thiện sức khỏe răng miệng của trẻ.
Trước tiên, cha mẹ cần chuẩn bị một nắm rau mùi tàu, đem đi rửa sạch và thái thành từng khúc nhỏ. Sau đó, các mẹ đun sôi rau mùi tàu với một lượng nước vừa đủ cho đến khi thu được một bát nước đặc. Khi nước đã nguội, cha mẹ hãy cho thêm một ít muối trắng vào khuấy đều và cho trẻ súc miệng hàng ngày.
Nếu như các mẹ đã áp dụng phương pháp mà chúng tôi kể đến ở trên nhưng không thấy tình trạng hôi miệng của bé cải thiện thì có khả năng cao trẻ đã mắc phải bệnh lý liên quan đến hệ hô hấp và đường ruột. Khi đó, cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và có phương án xử lý kịp thời.
Các bệnh lý trên nếu không được xử lý kịp thời sẽ ngày một tiến triển nặng thêm và khiến cho sức khỏe của trẻ ngày một giảm sút.
Để hạn chế hôi miệng khi mọc răng ở trẻ em, cha mẹ nên lưu ý một vài vấn đề dưới đây:
Ngay khi trẻ mọc chiếc răng sữa đầu tiên, cha mẹ nên dùng gạc rơ thấm nước muối pha loãng để làm sạch răng, nướu và lưỡi của trẻ.
Trẻ 2 tuổi có thể bắt đầu chải răng bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng hàng ngày. Tuy nhiên, các mẹ nên lựa chọn những loại kem đánh răng dành riêng cho trẻ em để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Hạn chế cho trẻ ăn thực phẩm có chứa nhiều đường như bánh, kẹo ngọt… Bởi đường chính là tác nhân hàng đầu khiến cho vi khuẩn phát triển và gây nên những bệnh lý như sâu răng, viêm nướu…
Khử trùng sạch sẽ đồ chơi của trẻ để tránh vi khuẩn xâm nhập vào bên trong khoang miệng khi trẻ gặm, cắn.
Đưa trẻ tới nha khoa thăm khám khoảng 6 tháng 1 lần để bác sĩ kiểm tra răng miệng và theo dõi tiến độ mọc răng.
Bé bị hôi miệng khi mọc răng là một hiện tượng thường gặp. Cha mẹ hoàn toàn có thể áp dụng một số mẹo dân gian để giúp hơi thở của trẻ thơm tho trở lại. Tuy nhiên, đối với trường hợp hôi miệng kéo dài và không thuyên giảm thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang mắc phải các bệnh lý liên quan đến đường ruột, hệ hô hấp… Khi đó, cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ tới gặp bác sĩ để được kiểm tra và xử lý kịp thời.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị khoa. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ, nha sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể Xem thêm
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm
Đã kiểm duyệt nội dung
Tiến sĩ - Bác sĩ nha khoa Đàm Ngọc Trâm Phó trưởng Bộ môn Phục hình Răng Hàm Mặt tại Viện đào tạo răng hàm mặt – Đại học Y Hà Nội. Tiến sĩ, Bác sĩ Đàm Ngọc Trâm. Giám đốc Hệ thống chuỗi Nha khoa Paris. Bác sĩ nổi danh với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm nhiệm cả vai trò giảng dạy, quản lý và trực tiếp điều trị.
Nhập thông tin của bạn
×